Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 CTST bài 4: Khúc xạ ánh sáng

Câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 4: Khúc xạ ánh sáng Khoa học tự nhiên 9 Chân trời. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ r là góc tạo bởi:

  • A. tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới.      
  • B. tia khúc xạ và tia tới.
  • C. tia khúc xạ và mặt phân cách.                              
  • D. tia khúc xạ và điểm tới.

Câu 2: Chiết suất n của một môi trường trong suốt được xác định bằng 

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Câu 3: Hoàn thành câu phát biểu sau: “Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng bị …… tại mặt phân cách giữa hai môi trường”

  • A. khúc xạ.
  • B. uốn cong.
  • C. dừng lại.
  • D. quay trở lại.

Câu 4: Nước và thuỷ tinh có chiết suất lần lượt là n1 và n2. Chiết suất tỉ đối giữa thuỷ tinh và nước là

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Câu 5: Một tia sáng đèn pin được rọi từ không khí vào một xô nước trong. Tại đâu sẽ xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng?

  • A. Trên đường truyền trong không khí.
  • B. Tại mặt phân cách giữa không khí và nước.
  • C. Trên đường truyền trong nước.
  • D. Tại đáy xô nước.

2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ và môi trường tới

  • A. luôn luôn lớn hơn 1.                                                 
  • B. luôn luôn nhỏ hơn 1.
  • C. tuỳ thuộc tốc độ của ánh sáng trong hai môi trường.           
  • D. tuỳ thuộc góc tới của tia sáng.

Câu 2: Nhận định nào sau đây về hiện tượng khúc xạ là không đúng?

  • A. Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới.
  • B. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến.
  • C. Khi góc tới bằng 0, góc khúc xạ cũng bằng 0.
  • D. Góc khúc xạ luôn bằng góc tới.

Câu 3: Trong trường hợp nào dưới đây tia sáng truyền tới mắt là tia khúc xạ?

  • A. Khi ta ngắm một bông hoa trước mắt.
  • B. Khi ta soi gương.
  • C. Khi ta quan sát một con cá vàng đang bơi trong bể cá cảnh.
  • D. Khi ta xem chiếu bóng.

Câu 4: Một cái cọc cắm thẳng đứng trên sông, nửa bên trong nửa bên ngoài nước. Một cái cọc khác cùng chiều dài được cắm thẳng đứng trên bờ. Bóng của cọc cắm thẳng đứng dưới sông sẽ

  • A. dài hơn bóng của cọc cắm trên bờ.
  • B. bằng với bóng của cọc cắm trên bờ.
  • C. ngắn hơn bóng của cọc cắm trên bờ.
  • D. ngắn hơn bóng của cọc cắm trên bờ nếu Mặt Trời lên cao và dài hơn bóng của cọc cắm trên bờ nếu Mặt Trời xuống thấp.

Câu 5: Khi nhìn một hòn sỏi trong chậu nước, ta thấy hòn sỏi như được “nâng lên”. Hiện tượng này liên quan đến

  • A. sự truyền thẳng của ánh sáng.
  • B. sự khúc xạ của ánh sáng.
  • C. sự phản xạ của ánh sáng.
  • D. khả năng quan sát của mắt người.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Một tia sáng truyền từ môi trường A vào môi trường B dưới góc tới 6° thì góc khúc xạ là 8°. Tính tốc độ ánh sáng trong môi trường A. Biết tốc độ ánh sáng trong môi trường B là 2.105 km/s.

  • A. 2,25.105 km/s
  • B. 2,3.105 km/s
  • C. l,5.105km/s
  • D. 2,5.105 km/s

Câu 2: Tính tốc độ của ánh sáng trong thủy tinh. Biết thủy tinh có chiết suất n = 1,6 và tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s.

  • A. 2,23.108 m/s
  • B. 1,875.108 m/s
  • C. 2,75.108 m/s
  • D. 1,5.108 m/s

Câu 3: Một tia sáng truyền từ môi trường A vào môi trường B dưới góc tới 6° thì góc khúc xạ là 10°. Tính tốc độ ánh sáng trong môi trường B. Biết tốc độ ánh sáng trong môi trường A là 4.105 km/s.

  • A. 2,2.105 km/s
  • B. 4,3.105 km/s
  • C. l,5.105km/s
  • D. 6,6.105 km/s

Câu 4: Tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. Kim cương có chiết suất 2,42. Tốc độ truyền ánh sáng trong kim cương là

  • A. 242000km/s
  • B. 124000km/s
  • C. 72600km/s
  • D. 62700 km/s

Câu 5: Chiếu ánh sáng từ không khí vào nước có chiết suất n = 4/3. Nếu góc khúc xạ r là 30o thì góc tới i (lấy tròn) là

  • A. 20o.
  • B. 36o.
  • C. 42o.
  • D. 45o.

4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Ba môi trường trong suốt (1), (2), (3) có thể đặt tiếp giáp nhau. Với cùng góc tới 60o; nếu ánh sáng truyền từ (1) vào (2) thì góc khúc xạ là 45o; nếu ánh sáng truyền từ (1) vào (3) thì góc khúc xạ là 30o. Nếu ánh sáng truyền từ (2) vào (3) vẫn với góc tới 60o thì góc khúc xạ là?

A diagram of a line with arrows and a red circle

Description automatically generated

  • A. 38o.
  • B. 34o
  • C. 43o
  • D. 28o
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 CTST bài 4: Khúc xạ ánh sáng, trắc nghiệm khoa học tự nhiên 9 chân trời, trắc nghiệm bài 4: Khúc xạ ánh sáng KHTN 9 chân trời sáng tạo

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net