Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 CTST Ôn tập chủ đề 11

Câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm Ôn tập chủ đề 11 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Những biến đổi trong cấu trúc của gene, thường liên quan đến một hoặc một vài cặp nucleotide được gọi là

  • A. đột biến gene.                                            
  • B. đột biến nhiễm sắc thể.
  • C. Đột biến nucleotide.                                   
  • D. đột biến điểm.

Câu 2: Đặc điểm di truyền ở những sinh vật sinh sản vô tính là

  • A. cá thể con là những bản sao y hệt mẹ của chúng.
  • B. cá thể con kế thừa gene từ cả bố và mẹ.
  • C. cá thể con có một phần gene từ bố và một phần từ mẹ.
  • D. cá thể con được tạo ra thông qua sự tổ hợp lại các gene của bố, mẹ.

Câu 3: Phân tử nào sau đây biểu hiện thành tính trạng của cơ thể?

  • A. mRNA.
  • B. DNA.
  • C. Protein.
  • D. Ribosome.

Câu 4: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là

  • A. A liên kết với T, G liên kết với C.               
  • B. A liên kết với U, G liên kết với C.
  • C. A liên kết với G, T liên kết với C.               
  • D. A liên kết với C, G liên kết với T.

Câu 5: NST được cấu tạo gồm những thành phần nào?

  • A. Protein histone.                                         
  • B. Phân tử DNA.
  • C. Phân tử DNA và protein histone.                
  • D. Amino acid và protein histone.

Câu 6: Sự truyền đạt các đặc điểm từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là

  • A. sinh sản.
  • B. di truyền.
  • C. biến dị.
  • C. phát triển.

Câu 7: Ở người, động vật có vú, ruồi giấm, cây me chua,... có cặp nhiễm sắc thể giới tính là

  • A. giới đực XY, giới cái XX.                          
  • B. giới đực XX, giới cái XY.
  • C. giới đực XY, giới cái XO.                          
  • D. giới đực XO, giới cái XX.

Câu 8: Những bất thường bẩm sinh có thể biểu hiện trong quá trình phát triển phôi thai, ngay từ khi mới sinh hoặc ở giai đoạn muộn hơn được gọi là

  • A. bệnh di truyền.                                          
  • B. tật di truyền.
  • C. rối loạn di truyền.                                      
  • D. rối loạn bẩm sinh.

Câu 9: Trên thế giới, đối với sinh sản tự nhiên tỉ lệ nam : nữ ở giai đoạn sơ sinh là bao nhiêu?

  • A. 1 : 1.
  • B. 2 : 1.
  • C. 1,12 : 1.
  • D. 1,05 : 1.

Câu 10: Nguyên phân là

  • A. một hình thức phân chia của tế bào ở sinh vật nhân sơ.
  • B. một hình thức phân chia của tế bào ở sinh vật nhân thực.
  • C. một hình thức phân chia của tế bào ở tất cả các sinh vật.
  • D. một hình thức phân chia của tế bào ở nguyên sinh vật.

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Những sinh vật nào sau đây có khả năng sinh sản vô tính tạo ra các cá thể con là bản sao y hệt mẹ của chúng?

1. Vi khuẩn; 

2. Thủy tức; 

3. Amip;

4. Ba ba;

5. San hô;

6. Hải cẩu;

7. Chim sẻ;

8. Rêu;

  • A. 1, 3, 4, 6, 7.                                               
  • B. 1, 2, 3, 5, 6.
  • C. 1, 4, 6, 7, 8.                                                
  • D. 1, 2, 3, 5, 8.

Câu 2: Việc lựa chọn giới tính ở thai nhi dẫn đến những hậu quả gì?

(1) Mất cân bằng giới tính.

(2) Gia tăng tỉ lệ nạo phá thai.

(3) Giảm tỉ lệ li hôn ở các cặp vợ chồng.

(4) Nam giới gặp khó khăn trong việc kết hôn.

(5) Nữ giới gặp khó khăn trong việc kết hôn.

(6) Gia tăng các tệ nạn xã hội.

Những đáp án đúng là

  • A. (1), (2), (3), (4).                                         
  • B. (2), (4), (5), (6).
  • C. (2), (3), (5), (6).                                         
  • D. (1), (2), (4), (6). 

Câu 3: Mạch khuôn của gene có trình tự nucleotide là …–TGCAAGTACT–...

Dựa trên nguyên tắc bổ sung, trình tự các nucleotide của mạch còn lại là

  • A. …– ACGTTCATGA–...                            
  • B. …– AGCTTCATGA–...
  • C. …– ACGTTCTAGA–...                            
  • D. …– ACGTTCATCT–...

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây được gọi là biến dị?

  • A. Bố và mẹ tóc đen, sinh ra con tóc đen.
  • B. Bố và mẹ thuận tay phải, sinh ra con thuận tay trái.
  • C. Bố và mẹ da nhóm máu O, sinh ra con nhóm máu O.
  • D. Bố và mẹ có chiều cao thấp, sinh ra con thấp.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng về đột biến gene?

  • A. Đột biến gene luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gene.
  • B. Đột biến gene là nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa.
  • C. Đột biến gene có thể có lợi, có hại hoặc vô hại.
  • D. Đột biến gene có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.

3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Bệnh nào dưới đây có khả năng di truyền cho thế hệ sau?

  • A. Tiểu đường.
  • B. Cảm lạnh.
  • C. Viêm họng.
  • D. Gãy xương.

Câu 2: Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng trong hình ảnh dưới, hãy cho biết tỉ lệ kiểu hình đời F2 là gì?

IMG_256

  • A. 9 hạt vàng, trơn: 3 hạt vàng, nhăn: 2 hạt xanh trơn: 1 hạt xanh nhăn. 
  • B. 6 hạt vàng, trơn: 3 hạt vàng, nhăn: 3 hạt xanh trơn: 1 hạt xanh nhăn. 
  • C. 9 hạt vàng, trơn: 3 hạt vàng, nhăn: 3 hạt xanh trơn: 1 hạt xanh nhăn. 
  • D. 6 hạt vàng, trơn: 3 hạt vàng, nhăn: 2 hạt xanh trơn: 1 hạt xanh nhăn.

Câu 3: Một đoạn phân tử DNA gồm 5 gene dài bằng nhau, mỗi gene có 20% nucleotide loại A và 30% nucleotide loại G thì tỉ lệ T/C của đoạn DNA này là

  • A. 2/3.
  • B. 1/1.
  • C. 1/5.
  • D. 2/5.

4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Một gene có 60 vòng xoắn và có chứa 1450 liên kết hydrogen. Trên mạch thứ nhất có 15% adenine và 25% cytosine. Số lượng từng loại nucleotide của gene trên mỗi mạch là

  • A. A1 = T2 = 100; C1 = G2 = 100; T1 = A2 = 90; G1 = C2 = 150.
  • B. A1 = T2 = 90; C1 = G2 = 150; T1 = A2 = 260; G1 = C2 = 100.
  • C. A1 = T2 = 150; C1 = G2 = 90; T1 = A2 =100; G1 = C2 = 260.
  • D. A1 = T2 = 260; C1 = G2 = 100; T1 = A2 = 150; G1 = C2 = 90.

Câu 2: Một gen bình thường dài 0,4080 μm, có 3120 liên kết hydrogen, bị đột biến thay thế một cặp nucleotide nhưng không làm thay đổi số liên kết hydrogen của gene. 

Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?

(1) Số nucleotide từng loại của gene đột biến là A = T = 479, G = C = 721 hoặc A = T = 481, G = C = 710.

(2) Dạng đột biến xảy ra là thay thế một cặp A – T bằng cặp G – C.

(3) Số nucleotide của từng loại gene đột biến là A = T = 480, G = C = 720.

(4) Dạng đột biến xảy ra là thay thế một cặp G – C bằng cặp A – T.

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 CTST Ôn tập chủ đề 11, trắc nghiệm khoa học tự nhiên 9 chân trời, trắc nghiệm Ôn tập chủ đề 11 KHTN 9 chân trời sáng tạo

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net