1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT
Câu 1: Trong các vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)?
A. Chiếc bàn đứng yên trên sàn nhà.
- B. Chiếc lá đang rơi.
- C. Một người đứng trên tầng ba của tòa nhà.
- D. Quả bóng đang bay trên cao.
Câu 2: Trong các vật sau, vật nào không có động năng?
- A. Ô tô chuyển động trên đường
- B. Hòn bi lăn trên sàn nhà
C. Chai nước nằm yên trên mặt bàn
- D. Viên bi chuyển động từ đỉnh máng nghiêng xuống.
Câu 3: Năng lượng mà vật có được do vị trí của nó so với các vật khác được gọi là
- A. động năng.
- B. cơ năng.
C. thế năng.
- D. hóa năng.
Câu 4: Trong quá trình dao động của con lắc
- A. Động năng của con lắc không đổi
- B. Thế năng của con lắc không đổi
C. Có sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng
- D. Con lắc chỉ có động năng
Câu 5: Trong quá trình rơi tự do của một vật thì
- A. Động năng tăng, thế năng tăng
B. Động năng tăng, thế năng giảm
- C. Động năng giảm, thế năng giảm
- D. Động năng giảm, thế năng tăng
Câu 6: Đơn vị đo của thế năng là gì?
- A. Niuton (N).
B. Jun (J).
- C. Kilôgam (kg).
- D. Mét trên giây bình phương (m/s).
2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU
Câu 1: Một xe tải có khối lượng gấp đôi khối lượng ô tô, đang chạy với tốc độ bằng một nửa tốc độ của ô tô. Động năng của xe tải bằng bao nhiêu lần động năng của ô tô?
- A. Gấp bốn lần.
- B. Gấp đôi.
- C. Bằng nhau.
D. Bằng một nửa.
Câu 2: Nếu khối lượng của một vật tăng gấp đôi nhưng tốc độ giữ nguyên thì động năng của vật sẽ thay đổi như thế nào?
A. Tăng gấp đôi.
- B. Không thay đổi.
- C. Giảm đi một nửa.
- D. Tăng gấp bốn.
Câu 3: Nếu khối lượng vật tăng gấp 2 lần, vận tốc vật giảm đi một nửa thì
- A. động lượng và động năng của vật không đổi.
B. động lượng không đổi, động năng giảm 2 lần.
- C. động lượng tăng 2 lần, động năng giảm 2 lần.
- D. động lượng tăng 2 lần, động năng không đổi.
Câu 4: Hai vật đặc cùng làm bằng nhôm, vật A có khối lượng lớn hơn vật B. Cả hai vật cùng rơi xuống từ một độ cao như nhau. Thế năng của vật nào lớn hơn?
A. Vật A.
- B. Vật B.
- C. Thế năng trọng trường của hai vật bằng nhau.
- D. Không so sánh được.
Câu 5: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng? Hãy chọn câu đúng nhất.
- A. Mũi tên được bắn đi từ cung; viên phấn đang đặt trên bàn
- B. Ô tô đang chạy trên đường; nước trên đập cao chảy xuống
C. Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới; máy bay đang hạ cánh
- D. Viên phấn đang đặt trên bàn; hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới
3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Câu 2: Ở tháp điện gió, cơ năng của dòng không khí chuyển động (gió) đã biến đổi thành:
- A. Điện năng của cánh quạt và tua bin của máy phát điện
B. Cơ năng của cánh quạt và tuabin của máy phát điện
- C. Nhiệt năng của cánh quạt và tuabin của máy phát điện
- D. Hóa năng của cánh quạt và tuabin của máy phát điện
Câu 2: Một vật có khối lượng 3 kg ở độ cao 4 m so với mặt đất. Hỏi thế năng trọng trường của vật là bao nhiêu?
A. 120 J.
- B. 30 J.
- C. 60 J.
- D. 12 J.
Câu 3: Một ô tô khối lượng 4 tấn chuyển động với vận tốc không đổi 54 km/h. Động năng của ô tô tải bằng
A. 450 kJ.
- B. 69 kJ.
- C. 900 kJ.
- D. 120 kJ.
Câu 4: Nếu một vật có động năng là 200 J và khối lượng là 10kg thì tốc độ của vật là bao nhiêu?
- A. 2m/s
B. 4 m/s
- C. 20 m/s
- D. 10 m/s
Câu 5: Động cơ xăng trong xe máy, ô tô đã có sự chuyển hóa năng lượng từ:
A. Hóa năng thành cơ năng
- B. Nhiệt năng thành cơ năng
- C. Cơ năng thành điện năng
- D. Nhiệt năng thành điện năng
4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Một vật trượt không ma sát từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng. Khi đi được 2/3 quãng đường theo mặt phẳng nghiêng tìm tỉ số động năng và thế năng của vật bằng
- A. 2/3
- B. 3/2
C. 2
- D. 1/2
Câu 2: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao h so với mặt đất. Khi động năng bằng 1/2 lần thế năng thì vật ở độ cao nào so với mặt đất
- A. h/2.
B. 2h/3.
- C. h/3.
- D. 3h/4.
Câu 3: Một máy bay vận tải đang bay với vận tốc 180 km/h thì ném ra phía sau một thùng hàng khối lượng 10 kg với vận tốc 5 m/s đối với máy bay. Động năng của thùng hàng ngay khi ném đối với người đứng trên mặt đất là
- A. 20250 J.
- B. 15125 J.
C. 10125 J.
- D. 30250 J.