[toc:ul]
Dàn bài
1. Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận:
2. Thân bài:
3. Kết bài:
Bài văn
Học tập vốn là một quá trình lâu dài và nhiều gian nan, vất vả. Bên cạnh sự chăm chỉ, cần cù, có một phương pháp học tập đúng đắn cũng là yếu tố giúp chúng ta đi đến thành công. Bàn về phương pháp học, mỗi người lại có một phương pháp khác nhau, phương pháp nào cũng đúc kết những kinh nghiệm quý báu hỗ trợ chúng ta trên con đường chiếm lĩnh tri thức. Trong số đó, học đi đôi với hành là phương pháp đã có từ lâu nhưng lúc nào cũng đem lại kết quả cao.
Trước hết chúng ta cần hiểu: học và hành có nghĩa là gì? Học là hoạt động tiếp thu tri thức đã có từ sớm của con người. Lúc nhỏ ta học đi, học nói. Lớn hơn, ta dần dần tiếp cận với biển tri thức mênh mông của nhân loại. Chúng ta có thể học qua sự chỉ dạy của thầy cô giáo, học từ sách vở, bạn bè, học từ thực tế. Học bao giờ cũng là công việc khó khăn, vất vả để làm giàu tri thức, nâng cao hiểu biết, làm chủ bản thân và làm chủ cuộc sống. Còn hành là việc áp dụng những kiến thức học được vào thực tế, vào công việc cụ thể.
Học và hành có mối quan hệ mật thiết trong cuộc sống, luôn đi đôi với nhau. Chúng ta không thể có học mà không có hành hay ngược lại. Học là quá trình tích lũy tri thức, là nền tảng của mọi công việc, vấn đề trong cuộc sống. Có thể coi việc học như gốc rễ của một cái cây, rễ có vững chắc thì cây mới phát triển tốt, đâm cành đẻ nhánh, mạnh mẽ, cứng cáp trước sóng gió cuộc đời. Học sẽ là ngọn đèn soi sáng cho thực hành. Nhưng chỉ học thôi mà không áp dụng vào thực tế thì những kiến thức ấy sẽ trở thành vô ích, tốn công sức, tiền bạc, thời gian. Có câu nói: “Mọi lí thuyết đều là màu xám, còn cây đời thì mãi mãi xanh tươi”. Thực hành sẽ góp phần bổ sung, hoàn thiện cho kiến thức. Nhất là trong thời đại khoa học công nghệ ngày nay, thực hành tốt là một yêu cầu quan trọng đối với người lao động.
Bác Hồ đã từng khẳng định: Lí luận phải đi đôi thực tiễn, lí luận mà không có thực tiễn chỉ là lí thuyết suông. Bác đã áp dụng sáng tạo và hiệu quả chủ nghĩa lí luận Mác- Lê- nin vào thực tế đấu tranh của dân tộc ta, dẫn dắt nhân dân ta ra khỏi vũng bùn nô lệ, thoát khỏi xiềng xích của áp bức bóc lột, giành lại độc lập tự do cho dân tộc. UNESCO cũng đã đề xướng phương pháp: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Vì thế, chúng ta cần phối hợp hiệu quả, nhịp nhàng giữa học và hành để đem lại hiệu quả cao nhất trong công việc, chứng minh được năng lực của bản thân và góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Một thực tế đáng buồn hiện nay là nền giáo dục nước ta còn coi trọng lí thuyết mà kém tính thực hành. Điều này làm cho nền giáo dục chưa phát triển, chưa đáp được nhu cầu của xã hội. Nguyên nhân của hiện trạng này là do học sinh chưa ý thức được cặn kẽ vai trò giữa học và hành. Mặt khác, nước ta còn nghèo nàn, chưa thể đầu tư nhiều dụng cụ, phòng thí nghiệm chất lượng cho các môn học.
Để thực hiện được phương pháp học đi đôi với hành, mỗi người học sinh cần xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn. Có một mục đích học tập, học sinh sẽ chăm chỉ học hành, say mê tìm tòi kiến thức mới. Từ cơ sở kiến thức có sẵn, chúng ta cũng cần linh hoạt, khéo léo để áp dụng những kiến thức ấy vào thực tế, trong công việc.
Học và hành là hai phần không thể tách rời trong học tập cũng như trong bất cứ công việc nào của cuộc sống. Là người học sinh, chúng ta nên áp dụng học đi đôi với hành ngay trên ghế nhà trường, bao gồm cả kiến thức, văn hóa lẫn những kinh nghiệm từ thực tế đời sống.
Dàn bài
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: phương châm học đi đôi với hành
2. Thân bài:
3. Kết bài:
Bài văn
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ngày nay, xã hội ngày một phát triển. Sự hiểu biết, trình độ khả năng chuyên môn là đòi hỏi không thể thiếu của mỗi người. Tuy nhiên nhiều bạn trẻ hiện nay quá chú trọng vào việc học lý thuyết ở trường mà đôi khi quên mất phải thực hành - một điều hết sức quan trọng. Mối quan hệ giữa học và hành một lần nữa được nhấn mạnh qua câu: "Học đi đôi với hành".
Học là sự hiểu biết, là vốn kiến thức của mỗi con người. Con người có học là con người biết suy nghĩ, có nhận thức, có sự hiểu biết. Hành là thực hành, thực hiện, vận dụng những lý thuyết đã học bằng việc làm thực tế. Học kết hợp với hành không phải là vừa học vừa làm. Cho giả dụ, nếu bạn vừa ngồi ăn cơm hay rửa chén, vừa học bài thì thử hỏi bạn có thuộc nổi không? Sự kết hợp ta nói đến ở đây là việc thực hiện những lý thuyết đã học nhằm hiểu rõ, nắm vững những vấn đề mà phần lý thuyết đó đề cặp đến để có thể vận dụng chúng một nhanh chóng, chính xác trong thực tế sau này. Như khi ta học lý thuyết môn toán Lượng giác ở trường, ta thực hành những lý thuyết đó bằng cách làm thật nhiều bài tập để có thể nắm vững những lý thuyết ấy.
Nói chung phương châm "học đi đôi với hành" là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, quan tâm hàng đầu là sản phẩm, thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lý thuyết, một khi không đạt được chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trở thành một kẻ thất bại đáng thương hại. Một kiến trúc sư đã tốt nghiệp ở trường đại học danh tiếng với thành tích học tập rất xuất sắc, vậy mà căn nhà do anh ta thiết kế ra lại không có chút thẩm mĩ, chất lượng ngôi nhà thì chỉ thuộc loại soàng soàng mà thôi. Một học sinh học tập rất tốt, điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trong thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ coi thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì còn bù đắp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì còn có thể tạm sử dụng hoặc xây dựng lại, còn một con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã nấu thành cơm, dù có chỉnh sửa nữa thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được, chỉ có nước đầu thai kiếp khác mới có thể sống tốt được, nếu không thì chỉ có thể làm hại người, xấu hổ đất nước mà thôi. Những ví dụ trên đã cho ta thấy phần nào tác hại của việc học không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhiều thành tựu.
Không phải chỉ trong thời đại ngày nay mới cần phải kết hợp học với hành. Từ ngàn xưa, phương châm học kết hợp với hành đã được áp dụng không ít. Tuy nhiên, kiến thức của nhân loại vô cùng phong phú, khoa học kĩ thuật ngày càng cao, nếu không học tập sẽ bị lạc hậu, không phù hợp với những cái mới lạ của thế giới. Mà muốn đạt kết quả cao nhất trong việc học, sự kết giữa hợp học với hành là điều không thể thiếu. Trong thời đại ngày nay, xã hội ngày một phát triển, đất nước ngày một hội nhập với thế giới, phương châm kết hợp học với hành trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Là người học sinh, trong thời gian học tập ở nhà trường, chúng ta cần phải chăm chỉ học tập kết hợp đi đôi với hành. Học bao gồm cả văn hoá, chữ nghĩa và kinh nghiệm của cuộc sống để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu công khoa học và công nghệ hiện đại, nâng cao về nhận thức, về chính trị xã hội. Tích cực lao động cần cù sáng tạo. Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Và sau này, khi bước vào đời thì phải tiếp tục nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn.
Tóm lại, câu phương châm trên nêu rõ tầm quan trọng của sự kết hợp giữa học và hành. Thực hiện phương châm này đúng cách ta sẽ đạt hiệu quả cao trong học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp sau này, đồng thời góp phần tích cực vào việc xây dựng một đất nước phồn vinh tiến bộ.
Dàn bài
1. Mở bài:
Nói về việc học tập xưa có rất nhiều ý kiến khác nhau. Mỗi một ý kiến được đúc kết từ những kinh nghiệm vô cùng quý báu. Tuy nhiên quan niệm học đi đôi với hành luôn được đề cao và đúng với mọi người.
2. Thân bài:
3. Kết bài:
Bài văn
Trong cuộc sống, mỗi con người chúng ta đều phải học tập để phát triển, hoàn thiện bản thân. Bàn về vấn đề học tập này, từ xa xưa, ông cha ta có câu: Học đi đôi với hành. Đây là một câu tục ngữ răn dạy con người ta bài học trong cuộc sống.
Trước hết, ta phải có những hiểu biết về câu nói. Vậy học là gì? Hành là gì?. Học là hoạt động tiếp thu tri thức bằng việc lắng nghe sự truyền thụ của người có kinh nghiệm hơn. Đó là quá trình con người ta học hỏi những điều mới mẻ và có ích như các kiến thức về khoa học kĩ thuật, đời sống xã hội và các lĩnh vực khác tùy vào định hướng và nhu cầu phát triển của mỗi người. Hành là thực hành, là vận dụng những tri thức, kiến thức ta đã học vào một tình huống thực tế trong cuộc sống. Như việc ta học về các loài cây để áp dụng vào việc trồng trọt trong cuộc sống, học về công nghệ để có thể thông thạo sử dụng máy tính,..
Vậy vì sao người ta nói rằng:" học đi đôi với hành". Vì mục đích của việc học là chiếm lĩnh tri thức, nâng cao nhận thức, làm chủ cuộc đời của chính mình để thành công trong cuộc sống. Còn "hành" là việc vận dụng tri thức ấy trong cuộc sống thực tế, để giải quyết những vấn đề nan giải. Bên cạnh đó hành còn khiến chúng ta không quên đi những kiến thức đã học trong một quá trình dài. Việc học và hành luôn "đi đôi" với nhau, bồi đắp cho nhau tức mỗi người chúng ta phải học để làm việc cho thật tốt. Nếu chúng ta chỉ học mà không làm thì những kiến thức ấy chỉ có ý nghĩa là lý thuyết, sáo rỗng. Việc học tập suốt một thời gian dài sẽ trở nên uổng phí công sức, tốn kém tiền bạc. Ta không thể có được nhận thức tốt về xã hội , còn người và ứng xử. Còn nếu chúng ta thực hành mà không có học, thì trong quá trình làm việc rất khó khăn, nan giải khó có thể thành công nếu không có sự hiểu biết và sự chuẩn bị về mặt kiến thức. Tuy nhiên trong cuộc sống , không phải ai cũng có điều kiện đi học, họ thường làm những công việc chân tay, đơn giản không cần đến những lí thuyết hay kiến thức nhưng sẽ có những hạn chế nhất định. Khi xã hội phát triển, đời sống nâng cao thì những công việc trở nên lạc hậu, không theo kịp thời đại và hao tổn quá nhiều sức lực của người làm việc. Nếu muốn thành công và đạt được thành quả tốt như mình mong muốn thì ta phải kết hợp giữa học và hành, giữa lí thuyết và bài tập thực hành rèn luyện kĩ năng. Chính vì vậy học và hành luôn đi đôi với nhau, chúng có một mối quan hệ gắn kết chặt chẽ được đúc kết từ ngàn đời nay.
Học và hành quả thật là hai chuyện không hề đơn giản như nói suông. Nó đòi hỏi sự nỗ lực nhất định của con người. Cố gắng học hỏi những điều mới mẻ, những kiến thức được truyền thụ từ những thế hệ đi trước không bao giờ là thừa thãi. Nói vậy nhưng không có nghĩa là ta mãi đi theo bước chân của tiền bối, sao chép những kiến thức của họ mà trong học tập luôn phải có sự sáng tạo. Chính điều đó khiến ta hoàn thiện nhận thức, chuyên sâu hơn trong những lĩnh vực mà ta đang tiếp cận. Ngoài việc học hỏi thì con người ta phải sử dụng những kiến thức ấy để áp dụng trong những tình huống thực tế. Ta có thể sử dụng những kĩ năng giao tiếp học được để đối thoại với những người xung quanh, thấu hiểu và sẻ chia với họ. Và khi những học sinh vừa được nghe giảng về tác phẩm trung đại, hãy áp dụng nó để làm các bài tập liên quan có lẽ điều đó sẽ giúp học sinh thành thạo hơn về kĩ năng viết văn và nhớ được các kiến thức đã học. Trong thực tế ta có thể kết hợp học và hành để tiến hành dưới nhiều hình thức, trong nhiều lĩnh vực sao cho phương châm ấy mang lại hiểu quả tốt nhất.
Bên cạnh những người đã thành thạo phương châm sống này thì vẫn còn nhiều người mắc phải những sai lầm trong quá trình tích lũy tri thức. Có thể họ học cho có, học để cầu danh lợi chứ không thực sự học đúng nghĩa. Còn có người họ không học mà luôn nghĩ thực tế sẽ dạy họ những bài học tốt hơn khi ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng có lẽ, bạn sẽ phải trả giá đắt, vấp phải những vấn đề nan giải khó có thể giải quyết nếu thiếu hiểu biết.
Như vậy Học đi đôi với hành là châm ngôn sống , là kim chỉ nam định hướng cho chúng ta trong biển đời mênh mông đầy sóng gió bão bùng.