Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 lịch sử địa lí 4 kết nối ( đề tham khảo số 1)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 lịch sử địa lí 4 kết nối (đề tham khảo số 1). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,5 điểm). Phát biểu nào không phải là đặc điểm thiên nhiên của vùng Đồng bằng Bắc Bộ?

A. Vùng đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác và vẫn tiếp tục mở rộng về phía biển. 

B. Vùng đồng bằng Bắc Bộ có khí hiệu nhiệt đới gió mùa. 

C. Vùng đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là đất mặn ít màu mỡ. 

D. Vùng đồng bằng Bắc Bộ có hệ thống sông cung cấp phù sa và lượng nước.  

Câu 2 (0,5 điểm). Làng nghề nào của vùng Đồng bằng Bắc bộ chuyên làm gốm? 

A. Làng nghề Bát Tràng (Hà Nội).  

B. Làng nghề Đại Bái (Bắc Ninh).  

C. Làng nghề Văn Lâm (Ninh Bình).

D. Làng nghề Đồng Xâm (Thái Bình). 

Câu 3 (0,5 điểm). Hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là: 

A. Hoạt động trồng cây ăn quả. 

B. Hoạt động nuôi trồng thủy sản.  

C. Hoạt động chăn nuôi gia súc.  

D. Hoạt động trồng lúa nước.   

Câu 4 (0,5 điểm). Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có dân cư tập trung đông đúc nhất do nguyên nhân nào? 

A. Đồng bằng rộng lớn, có nhiều thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng.   

B. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sinh sống, giao thông và sản xuất.  

C. Đồng bằng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, giáp biển nên thủy sản nhiều.  

D. Nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng rộng lớn.

Câu 5 (0,5 điểm). Một số lễ hội nổi tiếng ở vùng Đồng bằng sông Hồng là: 

A. hội Lim, hội Gióng, hội Xuống đồng. 

B. hội Gióng, hội Phủ Dầy, lễ hội Cồng chiêng. 

C. hội chùa Hương, hội Đền Hùng, hội đền Trần.  

D. hội Lim, ội Gióng, hội chùa Hương, hội Phủ Dầy. 

Câu 6 (0,5 điểm). Nhà ở truyền thống của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ có nét chính nào dưới đây? 

A. Nhà ở của người dân vùng Đồng đồng Bắc Bộ chủ yếu được xây dựng ở ven sông, kênh rạch.  

B. Nhà của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ tương đối thô sơ và lụp rụp. 

C. Nhà của người dân cùng Đồng bằng Bắc Bộ thường được xây dựng bằng đất hoặc bằng gạch, có mái lợp lá hoặc ngói. 

D. Nhà của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ thường lập ấp. 

Câu 7 (0,5 điểm). Hình ảnh dưới đây mô tả nội dung gì?

A. Lễ hội Cổ Loa (Thành phố Hà Nội). 

B. Hát Quan họ trong hội Lim (tỉnh Bắc Ninh). 

C. Lễ hội Lim (tỉnh Bắc Ninh).  

D. Lễ hội Phủ Giầy (tỉnh Nam Định). 

Câu 8 (0,5 điểm). Các tên gọi khác của sông Hồng là: 

A. sông Cái, sông Thao, sông Mã. 

B. Hồng Hà, Bạch Hạc, Nhị Hà. 

C. sông Cái, sông Thao, Hoàng Hà.  

D. Hồng Hà, Hoàng Hà, Nhị Hà. 

Câu 9 (0,5 điểm). Trống đồng Đông Sơn được phát hiện đầu tiên tại: 

A. huyện Bình Lục (tỉnh Hà Nam).   

B. huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội). 

C. huyện Đông Sơn (tỉnh Thành Hóa).  

D. huyện Thủy Nguyên (thành phố Hải Phòng).  

Câu 10 (0,5 điểm). Cho đoạn trích: 

“Vào vườn hái quả cau xanh

Bổ ra làm sáu mời anh xơi trầu

Trầu này têm những vôi Tàu

Giữa đệm cát cánh, hai đầu quế cay”

Đoạn trích đã nhắc đến tục lệ nào của vùng Đồng bằng Bắc Bộ?

A. Tục lệ cúng thờ tổ tiên.   

B. Tục lệ ăn trầu. 

C. Tục lệ nhuộm răng đen. 

D. Tục lệ gói bánh Chưng, bánh Tét.  

Câu 11 (0,5 điểm). Hà Nội còn có tên gọi khác nào dưới đây? 

A. Hoa Lư. 

B. Đại La. 

C. Sài Gòn.  

D. Tây Đô.  

Câu 12 (0,5 điểm).  Ngôi đền nào dưới đây không phải là một trong bốn ngôi đền thờ bốn vị thần trấn giữ bốn phía đông, tây, nam, bắc của Hà Nội?

A. Đền Kim Liên. 

B. Đền Bạch Mã. 

C. Đền Quán Thánh. 

D. Đền Ngọc Sơn. 

Câu 13 (0,5 điểm). Dưới thời Lý, Quốc Tử Giám là nơi học tập của: 

A. con nhà thường dân. 

B. học sinh khắp cả nước. 

C. con quan lại trung ương và địa phương. 

D. các hoàng tử và con gia đình quý tộc, quan lại. 

Câu 14 (0,5 điểm). Việc dựng bia ghi danh những người đỗ đạt tại Văn Miếu nhằm: 

A. khuyến kích tinh thần hiếu học trong nhân dân.  

B. ghi chép lại lịch sử.  

C. khen thường những người đỗ đạt. 

D. khẳng định hiền tài là nguyên khí quốc gia.  

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

 Câu 1 (2,0 điểm). Nêu những thuận lợi và khó khăn của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. 

 Câu 2 (1,0 điểm). Vì sao nói Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của đất nước.  

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Đáp án

C

A

D

B

D

C

B

Câu hỏi

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Đáp án

B

C

B

B

D

D

A

       B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm



Câu 1

(2,0 điểm)

Nêu những thuận lợi và khó khăn của vùng Đông bằng Bắc Bộ: 

- Thuận lợi: 

+ Vị trí thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hóa với các vùng khác. Địa hình bằng phẳng thuận lợi cho giao thông, sinh hoạt và sản xuất của người dân. 

+ Hệ thống sông ngòi dày đặc cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, phát triển giao thông đường thủy. 





0,5 điểm 



0,5 điểm 

- Khó khăn: 

+ Mùa đông nhiệt độ của vùng xuống thấp, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi và sức khỏe con người. 

+ Mùa hạ, mưa nhiều, nước sông dâng cao, thường gây ra ngập lụt. 



0,5 điểm 


0,5 điểm 

Câu 2 

(1,0 điểm)

Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của đất nước, vì: 

- Thủ đô Hà Nội là nơi đặt trụ sở làm việc của cơ quan Trung ương, đồng thời là trung tâm kinh tế với nhiều nhà máy, khu công nghệ cao, hệ thống ngân hàng…

- Thủ đô Hà Nội là nơi tập trung nhiều trường đại học, viên nghiên cứu…. Ngoài ra là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử - văn hóa, những giá trị truyền thống của dân tộc. 




0,5 điểm 



0,5 điểm 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 KẾT NỐI TRI THỨC 

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHỦ ĐỀ 3: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

Bài 8. Thiên nhiên vùng Đông bằng Bắc Bộ

 

1

1

   

1

1

2,5

Bài 9. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ

2

 

1

   

3

0

1,5

Bài 10. Một số nét văn hóa ở vùng Đồng bằng Bắc 

2

   

1

 

3

0

1,5

Bài 11. Sông Hồng và văn minh sông Hồng. 

2

   

1

 

3

0

1,5

Bài 12. Thăng Long – Hà Nội

1

 

1

1

  

2

1

2,0

Bài 13. Văn Miếu – Quốc Tử Giám 

1

 

1

   

2

0

1.,0

Tổng số câu TN/TL

8

1

4

1

1

0

14

2

10,0

Điểm số

4,0

2,0

2,0

1,0

1,0

0

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

6,0 

60%

3,0

30%

1,0

10%

10,0

100%

10,0

100%

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 KẾT NỐI TRI THỨC



Nội dung



Mức độ



Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

TL

CHỦ ĐỀ 3: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

    

1. Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Nhận biết

Nêu những thuận lợi và khó khăn của vùng Đông bằng Bặc Bộ. 

 

1

 

C1

(TL)

Kết nối

Tìm ý không đúng khi nói về đặc điểm thiên nhiên của vùng đồng bằng Bắc Bộ. 

1

 

C1

 

Vận dụng

     

2. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đông bằng Bắc Bộ 

Nhận biết

- Nhận biết được làng nghề chuyên làm gốm của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. 

- Nhận biết hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. 

1



1

 

C2



C3

 

Kết nối

Tìm ý chỉ nguyên nhân vùng Đồng bằng Bắc Bộ tập trung dân cư đông đúc nhất cả nước. 

1

 

C4

 

Vận dụng

     

3. Một số nét văn hóa ở vùng Đông bằng Bắc Bộ

Nhận biết

- Nhận biết một số lễ hội nổi tiếng ở vùng Đồng bằng sông Hồng. 

- Nhận biết được đặc điểm nhà của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ. 

1



1

 

C5



C6

 

Kết nối

     

Vận dụng

Mô tả nội dung hình ảnh được nhắc đến. 

1

 

C7

 

4. Sông Hồng và văn minh sông Hồng 

Nhận biết 

- Nhận biết các tên gọi khác của sông Hồng. 

- Nhận biết nơi đầu tiên phát hiện trống đồng Đông Sơn. 

1



1

 

C8



C9

 

Kết nối

     

Vận dụng

Đọc đoạn thơ và nhận biết tục lệ của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ được nhắc đến trong đoạn thơ. 

1

 

C10

 

5. Thăng Long – Hà Nội

Nhận biết

Nhận biết tên gọi khác của Hà Nội. 

1

 

C11

 

Kết nối

Tìm ngôi đền không thuộc bốn ngôi đền thờ bốn vị thần trấn giữ bốn phía đông, tây, nam, bắc. 

1

 

C12

 

Vận dụng

     

6. Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Nhận biết

- Nhận biết được vai trò của Quốc Tử Giám dưới thời Lý. 

1

 

C13

 

Kết nối

- Lí giải vì sao lại nói Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của đất nước. 

- Tìm hiểu ý nghĩa của việc dựng bia ghi danh những người đỗ đạt ở Văn Miếu. 




1

1




C14

C2

(TL)

Vận dụng

     

 

Tìm kiếm google: Đề thi lịch sử địa lí 4 kết nối, bộ đề thi ôn tập theo kì lịch sử địa lí 4 kết nối tri thức, đề kiểm tra cuối học kì 1 lịch sử địa lí 4 kết nối

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm lịch sử địa lí 4 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net