Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử địa lí 4 kết nối ( đề tham khảo số 1)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 2 lịch sử địa lí 4 kết nối (đề tham khảo số 1). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,5 điểm). Lễ hội Cồng chiêng tái hiện những nghi lễ truyền thống của dân tộc nào?

A. Các dân tộc Miền Trung.

B. Các dân tộc Tây Nguyên.

C. Các dân tộc Miền Bắc.

D. Các dân tộc Miền Nam.

Câu 2 (0,5 điểm). Trong hầm địa đạo Củ Chi được sử dụng với mục đích gì?

A. Nghỉ ngơi.

B. Cứu thương.

C. Dự trữ lương thực, thực phẩm.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3 (0,5 điểm). Đặc điểm nào của thiên nhiên Nam Bộ thuận lợi cho phát triển ngành thuỷ sản?

A. Địa hình đồi lượn sóng.

B. Khí hậu nóng ẩm.

C. Đất đai màu mỡ.

D. Mạng lưới sông ngòi.

Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao Nam bộ có điều kiện thuận lợi để trồng lúa nước?

A. Địa hình trải dài.

B. Địa hình khấp khểnh.

C. Địa hình bằng phẳng, nhiều sông ngòi.

D. Địa hình cao.

Câu 5 (0,5 điểm). Vùng Nam bộ có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế nào?

A. Phát triển nông nghiệp.

B. Khai thác khoáng sản.

C. Khai thác thủy điện.

D. Xuất khẩu – nhập khẩu.

Câu 6 (0,5 điểm). Vùng nào tiếp giáp với Nam Bộ?

A. Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung.

B. Đông Bắc và Tây Bắc.

C. Tây Bắc và Đông Nam Bộ.

D. Đông Nam Bộ và Đông Trung Bộ.

Câu 7 (0,5 điểm). Nhà Rông là nơi được người dân sử dụng với mục đích nào?

A. Là nơi học tập của học sinh.

B. Là nơi trao đổi, tụ họp, thảo luận.

C. Là nơi nghỉ trưa của những người nông dân.

D. Là nhà bếp nấu cơm cho buôn làng.

Câu 8 (0,5 điểm). Tại sao người dân ở Nam Bộ lại có hoạt động chợ nổi?

A. Vì diễn ra dưới sông.

B. Vì diễn ra trên sông.

C. Vì chợ phải bơi trên sông.

D. Vì chợ để hàng hóa nổi.

Câu 9 (0,5 điểm). Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá như thế nào?

A. Trung tâm kinh tế hàng đầu của đất nước.

B. Khu vui chơi giải trí hàng đầu.

C. Du lịch hàng đầu.

D. Văn hóa hàng đầu.

Câu 10 (0,5 điểm). So với các khu vực khác, dân số Nam Bộ có số lượng như thế nào?

A. Ít dân.

B. Dân cư thưa thớt.

C. Thưa dân.

D. Đông dân.

Câu 11 (0,5 điểm). Địa đạo Củ Chi nằm ở khu vực nào?

A. Huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.

B. Huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.

C. Huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.

D. Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 12 (0,5 điểm). Cồng chiêng có vai trò gì trong đời sống tinh thần của người dân Tây Nguyên?

A. Kết nối cộng đồng và thể hiện bản sắc văn hoá.

B. Đánh dấu sự kiện lịch sử quan trọng.

C. Là phương tiện giao tiếp hàng ngày.

D. Tạo không gian giải trí cho trẻ em.

Câu 13 (0,5 điểm). Thành phố Hồ Chí Minh còn có tên gọi khác là?

A. Nam bộ.

B. Hà Nội.

C. Sài Gòn.

D. Chợ Nổi.

Câu 14 (0,5 điểm). Ở vùng sông nước Nam Bộ, người dân sống chủ yếu ở khu vực nào?

A. Nhà chung cư.

B. Nhà nổi.

C. Nhà Sàn.

D. Nhà Rông.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

 Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy nêu ảnh hưởng (thuận lợi và khó khăn) của thiên nhiên Nam bộ đến sản xuất và sinh hoạt.

 Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy kể tên một số con sông lớn ở vùng Nam bộ và nêu ý nghĩa của những con sông đó đối với đời sống của người dân?

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Đáp án

B

D

D

C

A

A

B

Câu hỏi

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Đáp án

B

A

D

B

A

C

B

       B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm


Câu 1

(2,0 điểm)

-  Thuận lợi:

+ Địa hình khá bằng phẳng, khí hậu nóng ẩm và đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

+ Mạng lưới sông ngòi, kinh rạch dày đặc và đường bờ biển dài tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản và giao thông đường thủy.

- Khó khăn:

+ Ở vùng Nam bộ thường xảy ra tình trạng thiếu nước ngọt và đất nhiễm mặn.

+ Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển gây ra nhiều thiệt hại cho người dân.

1,0 điểm






1,0 điểm

Câu 2 

(1,0 điểm)

- Xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đồng đội.

- Sửa chữa nhà gia đình liệt sĩ, thương binh xuống cấp. 

- Cấp học bổng cho con em gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn. 

1,0 điểm



III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 KẾT NỐI TRI THỨC 

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 22. Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Tây Nguyên

1

     

1

0

0,5

Bài 23. Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên

1

 

1

   

2

0

1,0

Bài 24. Thiên nhiên vùng Nam Bộ

1

1

1

   

2

1

3,0

Bài 25. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ

2

   

1

 

3

0

1,5

Bài 26. Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam Bộ

1

 

1

1

  

2

1

2,0

Bài 27. Thành phố Hồ Chí Minh

1

   

1

 

2

0

1,0

Bài 28. Địa đạo Củ Chi

1

 

1

   

2

0

1,0

Tổng số câu TN/TL

8

1

4

1

2

0

14

2

10,0

Điểm số

4,0

2,0

2,0

1,0

1,0

0

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

6,0

60%

3,0

30%

1,0

10%

10,0

100%

10,0

100%

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 KẾT NỐI TRI THỨC



Nội dung



Mức độ



Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

TL

Bài 22. Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Tây Nguyên

Nhận biết

- Nhận biết mục đích sử dụng của nhà Rông 

1



 

C7

 

Bài 23. Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên

Nhận biết

- Nhận biết được lễ hội Cồng chiêng là lễ hội truyền thống của dân tộc Tây Nguyên

1









C1









Kết nối

- Nắm được vai trò của Cồng chiêng đối với đời sống tinh thần của người dân

1





C12





Bài 24. Thiên nhiên vùng Nam Bộ

Nhận biết

- Nhận biết được các vùng tiếp giáp với Nam Bộ.

- Nêu những điểm thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên Nam Bộ đến sản xuất và sinh hoạt. 

1



1

C6



C1

(TL)

Kết nối

- Nắm được các đặc điểm của thiên nhiên Nam Bộ đối với sự phát triển ngành thuỷ sản.

1

 

C3

 

Bài 25. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ

Nhận biết 

- Nhận biết được dân số Nam Bộ so với cả nước.

- Nhận biết được ngành kinh tế ở Nam Bộ

2

 

C10

C5

 

Vận dụng

- Nắm được điều kiện tự nhiên thuận lợi để trồng lúa ở vùng Nam Bộ.

1

 

C4

 

Bài 26. Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam Bộ

Nhận biết 

- Nhận biết được kiểu nhà đặc trưng của người Nam Bộ ở vùng sông nước.

1

 

C14

 

Kết nối

- Nắm được hoạt động ở chợ nổi của người Nam Bộ.

- Đề xuất được một số hoạt động thiết thực có ý nghĩa nhầm tri ân những anh hùng có công với đất nước.

1




1

C8




C2

(TL)

Bài 20. Thành phố Hồ Chí Minh

Nhận biết

- Nhận biết được các tên gọi khác nhau của thành phố Hồ Chí Minh. 

1

 

C12

 

Vận dụng

- Nắm được hoạt động kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh.

1




C9

 

Bài 21. Địa đạo Củ Chi

Nhận biết

- Nhận biết vị trí của địa đạo Củ Chi.

1

 

C11

 

Kết nối

- Nắm được mục đích sử dụng của công trình địa đạo Củ Chi

1

 

C9

 

 

Tìm kiếm google: Đề thi lịch sử địa lí 4 kết nối, bộ đề thi ôn tập theo kì lịch sử địa lí 4 kết nối tri thức, đề kiểm tra cuối học kì 2 lịch sử địa lí 4 kết nối

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm lịch sử địa lí 4 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com