Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Vật lí 8 kết nối ( đề tham khảo số 3)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 Vật lí 8 kết nối (đề tham khảo số 3). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Thả một viên bi sắt vào một cốc nước. Viên bi càng xuống sâu thì.

A. lực đẩy Archimedes tác dụng lên nó càng tăng, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng.

B. lực đẩy Archimedes tác dụng lên nó càng giảm, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng.

C. lực đẩy Archimedes tác dụng lên nó không đổi, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng.

D. lực đẩy Archimedes tác dụng lên nó không đổi, áp suất nước tác dụng lên nó không đổi.

Câu 2. Một vật đặt trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực đẩy hướng thẳng đứng từ dưới lên trên có độ lớn tính bằng công thức

A. FA = d.V.B. FA = d/V.C. FA = V/d.D. V = FA.d.

Câu 3. Đơn vị của moment lực là:

A. m/s.B. N.m.C. kg.m.D. N.kg.

Câu 4. Moment lực là đại lượng đặc trưng cho

A. tác dụng chuyển động tròn của vật.

B. tác dụng làm quay của lực lên vật.

C. tác dụng chuyển động thẳng của vật.

D. tác dụng chuyển động biến đổi đều của vật.

Câu 5. Điền vào chỗ trống: “Khi lực càng lớn thì moment lực càng lớn, tác dụng làm quay …”.

A. càng nhỏ.B. càng lớn.C. không thay đổi.D. thay đổi.

Câu 6. Lấy tay tác dụng vào cánh cửa các lực khác nhau theo chiều mũi tên biểu diễn như hình vẽ dưới. Trường hợp nào lực có thể làm quay cánh cửa?

A. Trường hợp a.B. Trường hợp b).C. Trường hợp b) và c).D. Trường hợp c).

Câu 7. Vật nào sau đây là ứng dụng của đòn bẩy ?

A. Cầu trượt.B. Đẩy xe lên nhà bằng tấm ván.

C. Bánh xe ở đỉnh cột cờ.D. Mái chèo.

Câu 8. Đòn bẩy là một công cụ có thể thay đổi hướng tác dụng của lực và có thể cung cấp lợi thế về?

A. Khối lượng.B. Trọng lực.C. Lực.D. Vận tốc.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Một khối nước đá hình lập phương cạnh 5cm, khối lượng riêng 0,9g/cm3. Viên đá nổi trên mặt nước. 

a) Tính lực đẩy Archimedes tác dụng lên khối nước đá.

b) Tính tỉ số giữa thể tích phần nổi và phần chìm của viên đá từ đó suy ra chiều cao của phần nổi.

Câu 2. (1,5 điểm) Hình bên mô tả cân đòn ở trong phòng thí nghiệm, đây là loại cân có trục quay ở giữa. Đòn cân được cân bằng ở trục quay. Cái cân được dùng để cản khối lượng của một vật.

a) Dựa vào điều gì trên Hình 18.2 mà em có thể kết luận rằng vật ở đĩa A nặng hơn vật ở đĩa B?

b) Hãy vẽ hình biểu diễn các lực do các vật đặt ở hai bên đĩa cân tác dụng lên đĩa cân.

Câu 3. (1 điểm) Sử dụng đòn bẩy như hình vẽ có thể làm đổi hướng tác dụng lực như thế nào?

Câu 4. (1,5 điểm) Một thanh nhẹ AB có thể quay tự do quanh một điểm O cố định với OA=2OB. Đầu A treo một vật có khối lượng 8 kg. Để hệ thống cân bằng người ta treo vào đầu B một vật có khối lượng m (kg).

a) Tính khối lượng m.

b) Vẽ hình minh họa các lực tác dụng vào thanh AB. 

 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

A

B

B

B

C

D

C

        B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

a) - Thể tích của khối nước đá là:

53 = 125 (cm3)

- Khối lượng của khối nước đá là :

m = d.V = 0,9.125 = 112,5 (g) = 0,1125 (kg)

- Trong lượng khối nước đá là:

P = mg = 0,1125.10 = 1,125 (N)

Do viên đá nổi trên mặt nước nên FA = P = 1,125 N.



1 điểm

b) Thể tích phần nước đá chìm trong nước là:

FA = d.V => V=$\frac{F_{A}}{d}$=$\frac{1,125}{10000}$=1,125.10-4 (m3

= 112,5 (cm3)

- Tỉ số giữa thể tích phần nổi và phần chìm của viên đá là: 

(125 – 112,5) : 112,5 = 1/9

- Chiều cao của phần nổi là:

5-5.$\frac{1}{9}$=$\frac{40}{9}$(cm)≈4,4 (cm)



0,5 điểm





0,5 điểm

Câu 2

(1,5 điểm)

a) Dựa vào hình vẽ ta thấy rằng vật đặt trên đĩa cân A nặng hơn vật đặt trên đĩa cân B khiến cho cân nghiêng về phía bên trái.


1 điểm

b) Lực do các vật đặt ở hai bên đĩa cân tác dụng lên đĩa cân.


0,5 điểm

Câu 3

(1 điểm)

Khi nhổ đinh khỏi tường, sẽ tác dụng lực vào đinh theo phương ngang, dùng búa nhổ đinh thì tay ta chỉ cần tác dụng lực vào cán búa theo phương thẳng đứng, từ trên xuống.


1 điểm

Câu 4

(1,5 điểm)

a) Vì thanh nhẹ có thể quay quanh điểm O nên ta coi O là điểm tựa của đòn bẩy.

- Để hệ thống cân bằng ta có điều kiện cân bằng đòn bẩy như sau:

$\frac{P_{1}}{P_{2}}$=$\frac{OB}{OA}$=$\frac{1}{2}$

=> P2 = 2P1 = 160 N.

- Khối lượng vật treo vào đầu B là:

m = P/10 = 16 (kg)




0,5 điểm




0,5 điểm

b) Biểu diễn hình vẽ


0,5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC


CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu


Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT

1. Lực đẩy Archimedes

2

1

 

1

    

2

2

3

điểm

TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC. MOMENT LỰC

2. Tác dụng làm quay của lực. Moment lực

2



2

  

1

 

1

4

2

3,5 điểm

3. Đòn bẩy và ứng dụng

2

  

1

 

1

 

1

2

3

3,5 điểm

Tổng số câu TN/TL

6

1

2

2

0

2

0

2

8

7

15

Điểm số

3

1

1

2

0

2

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC



Nội dung



Mức độ



Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

Khối lượng riêng và áp suất 

7

8

  

1. Lực đẩy Archimedes 

Nhận biết

- Lấy được ví dụ về sự tồn tại của lực đẩy Archimedes.

1

2

C1a

C1,2

Thông hiểu

- Nêu được điều kiện vật nổi (hoặc vật chìm) là do khối lượng riêng của chúng nhỏ hơn hoặc lớn hơn lực đẩy Archimedes.

1

 

C1b

 

Vận dụng

- Giải thích được tại sao con người chỉ lặn xuống nước ở một độ sâu nhất định.

    

Vận dụng cao

- Thiết kế được phương án chứng minh được áp suất chất lỏng phụ thuộc vào độ cao của cột chất lỏng

    

Tác dụng làm quay của lực

    

2. Tác dụng làm quay của lực. Moment lực  

Nhận biết

- Lấy được ví dụ về chuyển động quay của một vật rắn quanh một trục cố định.

 

2

 

C3,4

Thông hiểu

- Nêu được đặc điểm của ngẫu lực.

- Giải thích được cách vặn ốc.

1

2

 

C5,6

Vận dụng

- Vận dụng được tác dụng làm quay của lực để giải thích một số ứng dụng trong đời sống lao động (cách uốn, nắn một thanh kim loại để chúng thẳng hoặc tạo thành hình dạng khác nhau).

1

 

C2a

 

Vận dụng cao

- Thiết kế phương án để uốn một thanh kim loại hình trụ nhỏ thành hình chữ O, L, U hoặc một vật dụng bất kì để sử dụng trong sinh hoạt.

1

 

C2b

 

3. Đòn bẩy và ứng dụng  

Nhận biết

- Mô tả được cấu tạo của đòn bẩy.

- Nêu được khi sử dụng đòn bẩy sẽ làm thay đổi lực tác dụng lên vật.

 

2

 

C7,8

Thông hiểu

- Lấy được ví dụ thực tế trong lao động sản xuất trong việc sử dụng đòn bẩy và chỉ ra được nguyên nhân sử dụng đòn bẩy đúng cách sẽ giúp giảm sức người và ngược lại.

- Nêu được tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục được đặc trưng bằng moment lực.

1

 

C3

 

Vận dụng

- Sử dụng đòn bẩy để giải quyết một số vấn đề thực tiễn.

1

 

C4a

 

Vận dụng cao

- Thiết kế một vật dụng sinh hoạt cá nhân có sử dụng nguyên tắc đòn bẩy.

1

 

C4b

 

 

Tìm kiếm google: Đề thi vật lí 8 kết nối, bộ đề thi ôn tập theo kì vật lí 8 kết nối tri thức, đề kiểm tra cuối học kì 1 vật lí 8

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Vật lí 8 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com