A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Điền vào chỗ chấm: “... của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó”.
A. Trọng lượng riêng. B. Thể tích riêng.
C. Khối lượng riêng. D. Mật độ riêng.
Câu 2. Đơn vị thường dùng đo khối lượng riêng là
A. mL/g. B. g/cm3. C. m3/kg. D. N/m3.
Câu 3. Dụng cụ nào sau đây được dùng trong việc xác định khối lượng của một vật hình hộp chữ nhật?
A. Thước đo. B. Cốc thủy tinh. C. Ống đong. D. Tỉ trọng kế.
Câu 4. Áp lực là
A. lực ép có phương song song với mặt bị ép.
B. lực ép có phương trùng với mặt bị ép.
C. lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.
D. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Câu 5. Trong gia đình, người ta thường dùng nồi áp suất để ninh thức ăn mềm nhanh hơn. Đây là ứng dụng của
A. áp suất chất lỏng. B. áp suất chất khí.
C. áp suất chất rắn. D. áp suất chân không.
Câu 6. Ứng dụng của áp suất chất lỏng là
A. đài phun nước. B. máy đo huyết áp. C. giác mút treo tường. D. bình xịt hen suyễn.
Câu 7. Một miếng gỗ có khối lượng 9,7g, biết thể tích của nó là 10cm3. Khối lượng riêng của miếng gỗ là
A. 97 g/cm3. B. 9,7 g/cm3. C. 0,97 g/cm3. D. 0,097 g/cm3.
Câu 8. Hai bình A và B thông nhau. Bình A đựng rượu, bình B đựng thủy ngân tới cùng một độ cao. Khi bình mở khóa K, hiện tượng gì sẽ xảy ra?
A. Thủy ngân chảy sang rượu vì khống lượng riêng của thủy ngân lớn hơn rượu.
B. Không có hiện tượng chất lỏng từ bình nọ chảy sang bình kia vì độ cao hai nhánh như nhau.
C. Rượu chảy sang thủy ngân vì khối lượng rượu nhiều hơn.
D. Rượu chảy sang thủy ngân hoặc ngược lại phụ thuộc vào tiết diện hai nhánh.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Một bình chứa 75 ml chất lỏng chưa biết tên có khối lượng 94,43g. Biết khối lượng riêng của một số chất lỏng như sau:
- Khối lượng riêng của nước: 1000 kg/m3.
- Khối lượng riêng của ethanol: 789 kg/m3.
- Khối lượng riêng của glycerine: 1260 kg/m3.
a) Xác định tên chất lỏng chứa trong bình.
b) Khi đổ nước vào bình chứa chất lỏng này, chất lỏng có nổi trong nước không? Vì sao?
Câu 2. (1,5 điểm) Đặt một hộp gỗ lên mặt bàn nằm ngang thì áp suất của hộp gỗ tác dụng xuống mặt bàn là 720 N/m2.
a) Tính khối lượng của hộp gỗ, biết diện tích mặt tiếp xúc của hộp gỗ với mặt bàn là 0,35 m2.
b) Nếu nghiêng mặt bàn đi một góc α nhỏ so với phương ngang, áp suất do hộp gỗ tác dụng lên mặt bàn có thay đổi không? Nếu có thì áp suất này tăng hay giảm?
Câu 3. (1,5 điểm)
a) Một tàu ngầm lặn xuống đáy biển sâu 50m. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m3. Tính áp suất nước biển ở độ sâu này.
b) Tại sao khi ở nơi có áp suất thấp, ví dụ trên núi cao, ta thường thấy đau trong tai và thậm chí đau khắp toàn thân?
Câu 4. (1 điểm) Đặt một bao gạo 60 kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4 kg. Diện tích tiếp xúc của với mặt đất của mỗi chân ghế là 8 cm2. Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất.
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
C | B | A | D | B | A | C | A |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | a) Ta có thể tính được khối lượng riêng của chất lỏng chứa trong bình, sau đó so sánh với các giá trị khối lượng riêng đã cho để xác định được chất lỏng chứa trong bình. Đổi: 94,43 g = 0,09443 kg; 75 ml = 0,000075 m3 Khối lượng riêng của chất lỏng chứa trong bình là: D=$\frac{m}{V}$=$\frac{0,09443}{0,000075}$=1259 (kg/m$^{3}$) Tính sai số trong các phép đo, có thể xác định được chất lỏng chứa trong bình là glycerine. |
0,5 điểm
0,5 điểm |
b) Khối lượng riêng của nước Dnước = 1000 kg/m3. Khối lượng riêng của ethanol Dglycerine = 1260 kg/m3. Vì khối lượng riêng của nước nhỏ hơn khối lượng riêng của glycerine nên glycerine sẽ chìm trong nước. |
1 điểm | |
Câu 2 (1,5 điểm) | a) Lực tác dụng của hộp gỗ lên mặt bàn là: F = p.S = 720.0,35 = 252 (N) Ta đã biết lực tác dụng của hộp gỗ lên mặt bàn bằng trọng lượng của vật nên: F = P = 252 N Khối lượng của hộp gỗ là: m=$\frac{P}{10}$=$\frac{252}{10}$=25,2kg Vậy khối lượng của hộp gỗ là 25,2 kg. |
0,5 điểm
0,5 điểm |
b) Khi nghiêng mặt bàn đi một góc α nhỏ so với phương ngang, diện tích mặt tiếp xúc không đổi nhưng áp lực do hộp gỗ tác dụng xuống mặt bàn giảm đi nên áp suất có giảm đi. |
0,5 điểm | |
Câu 3 (1,5 điểm) | a) Đổi hHg = 75,8 cm = 0,758 m Áp suất khí quyển ra đơn vị Pa là: pa = d.h = 10300.50= 515000 Pa. |
1 điểm |
b) Trong cơ thể người có một số chỗ chứa không khí, ví dụ như dạ dày, tai giữa, hộp sọ, những chỗ lõm của xương hàm trên. Áp suất không khí trong các chỗ đó cân bằng với áp suất khí quyển. - Khi áp suất bên ngoài ép lên cơ thể giảm đi nhanh chóng, không khí có ở bên trong cơ thể nở ra, gây nên sự đè ép lên các bộ phận khác nhau, làm cơ thể bị đau. |
0,5 điểm | |
Câu 4 (1 điểm) | Trọng lượng của bao gạo là: P1 = 10.m1 = 10.60 = 600 N Trọng lượng của ghế là: P2 = 10.m2 = 10.4 = 40 N Diện tích tiếp xúc của 4 chân ghế với mặt đất là: S = 4.8 = 32 cm2 = 0,0032 m2 Áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất là: p=FS=P1+P2S=600+400,0032=200000Pa =200000N/m$^{2}$ |
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm |
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT | 1. Khối lượng riêng | 2 | 1 | 1 | 2 | 2 | 3 điểm | |||||
2. Thực hành xác định khối lượng riêng | 1 | 1 | 2 | 0 | 1 điểm | |||||||
3. Áp suất trên một bề mặt | 1 | 1 | 1 | 1
| 1 | 3 | 3 điểm | |||||
4. Áp suất khí quyển. Áp suất chất lỏng | 2 | 1 | 1
| 1
| 3 | 2 | 3 điểm | |||||
Tổng số câu TN/TL | 6 | 1 | 2 | 2 | 0 | 2 | 0 | 2 | 8 | 7 | 15 | |
Điểm số | 3 | 1 | 1 | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 4 | 6 | 10 | |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
Khối lượng riêng và áp suất | 7 | 8 | ||||
1. Khối lượng riêng | Nhận biết | - Nêu được định nghĩa khối lượng riêng, xác định được khối lượng riêng qua khối lượng và thể tích tương ứng. Khối lượng riêng = khối lượng/thể tích. - Liệt kê một số đơn vị đo khối lượng riêng thường dùng. | 2 | C1, C2 | ||
Thông hiểu
| - Thông qua thực hành xác định tỉ số khối lượng/thể tích (m/V) của vật liệu được làm từ cùng chất có thể tích khối lượng khác nhau, các vật liệu được làm từ chất khác nhau để giải thích được: Đối với các vật liệu được làm từ cùng một chất thì tỉ số m/V giống nhau còn đối với các vật liệu làm từ các chất khác nhau thì tỉ số m/V khác nhau. | 1 |
C1a
| |||
Vận dụng | - Giải thích được các hiện tượng liên quan đến khối lượng riêng. - Vận dụng được định nghĩa khối lượng riêng và mối liên hệ giữa khối lượng và thể tích của vật. | 1 |
C1b
| |||
2. Thực hành xác định khối lượng riêng | Nhận biết
| - Đề xuất phương án xác định khối lượng riêng của chất lỏng, chất rắn và một vật có hình dạng bất kì không thấm nước. | 1 |
| C3 | |
Thông hiểu
| - Thực hiện được thí nghiệm để xác định được khối lượng riêng của chất lỏng, chất rắn và một vật có hình dạng bất kì không thấm nước. | 1 | C7 | |||
Vận dụng | - Vận dụng xác định khối lượng riêng để giải các bài tập liên quan. | |||||
3. Áp suất trên một bề mặt | Nhận biết
| - Xác định được khái niệm áp lực, công thức tính áp suất. - Áp dụng được công thức tính được áp suất trên một bề mặt. | 1 | 1 | C2a | C4 |
Thông hiểu
| - Dùng dụng cụ thực hành, khẳng định được áp suất sinh ra khi có áp lực tác dụng lên một diện tích bề mặt. | |||||
Vận dụng | - Vận dụng để nêu được công dụng của việc tăng, giảm áp suất thông qua một số hiện tượng thực tế. | 2 |
C2b C4
| |||
4. Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển | Nhận biết
| - Xác định được áp suất chất lỏng và áp suất khí quyển. | 2 | C5, C6 | ||
Thông hiểu
| - Thực hiện thí nghiệm khảo sát tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong chất lỏng. - Thực hiện được thí nghiệm để chứng tỏ tồn tại áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng theo mọi phương. | 1 | 1 |
C3a
| C8 | |
Vận dụng | - Giải thích được một số ứng dụng về áp suất không khí trong đời sống. | 2 |
C3b
|