Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Vật lí 8 kết nối ( đề tham khảo số 1)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 8 kết nối (đề tham khảo số 1). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Trường hợp nào sau đây không có sự nhiễm điện?

A. Dùng hai tay xoa vào nhau.

B. Dùng thanh nhựa cọ xát vào áo len.

C. Dùng giấy bóng kính cọ xát với tóc.

D. Dùng bóng bay cọ xát vào áo len.

Câu 2. Bỏ ít muối vào nước nguyên chất (nước cất), nước trở nên dẫn điện vì

A. muối dẫn điện tốt.

B. muối làm các phân tử nước bị phân li.

C. các điện tích của muối dễ bị tách ra trong nước.

D. các phân tử muối dễ bị phân li thành các ion dương và ion âm chuyển động tự do trong nước.

Câu 3. Vật nào dưới đây là vật liệu dẫn điện?

A. Thanh gỗ khô.

B. Mảnh nhựa.

C. Đoạn dây nhôm.

D. Thanh thủy tinh.

Câu 4. Kí hiệu dưới đây chỉ bộ phận nào của mạch điện?

A. Bóng đèn.

B. Nguồn điện.

C. Dây nối.

D. Điện trở.

Câu 5. Tác dụng nhiệt của dòng điện có ích trong các trường hợp nào dưới đây?

A. Quạt điện đang hoạt động.

B. Nồi cơm điện đang nấu cơm.

C. Bóng đèn đang sáng.

D. Tivi đang hoạt động.

Câu 6. Trên một cầu chì có ghi 1 A. Con số này có nghĩa là

A. cường độ dòng điện đi qua cầu chì này từ 1 A trở lên thì dây chì sẽ đứt.

B. cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn lớn hơn 1 A.

C. cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn bằng 1 A.

D. cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn nhỏ hơn 1 A.

Câu 7. Khi dùng ampe kế đo cường độ dòng điện trong mạch, cần chú ý chọn ampe kế

A. có kích thước phù hợp.

B. có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất phù hợp.

C. có màu sắc phù hợp.

D. có khối lượng phù hợp.

Câu 8. Ampe kế đang để ở thang đo 0,003 A. Cường độ dòng điện đo được trong ampe kế ở hình vẽ dưới là

A. 0,0045 A.

B. 1,5 A.

C. 15 mA.

D. 1,5 mA.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Có thể phát hiện bằng cách nào một vật đã bị nhiễm điện khi ta không có bất cứ dụng cụ thí nghiệm nào?

Câu 2. (1 điểm) Hình vẽ dưới là sơ đồ mạch điện gồm bóng đèn nối với hai công tắc chuyển mạch. Có thể vận dụng sơ đồ mạch điện này vào vị trí nào trong mạng điện gia đình?

Câu 3. (2 điểm) Hãy chỉ ra tác dụng của dòng điện trong các trường hợp sau đây:

a) Trong phòng được chiếu sáng bởi bóng đèn điện.

b) Đun nước bằng ấm điện.

c) Là quần áo bằng bàn là điện.

d) Mạ vàng hoặc mạ bạc một vật bằng kim loại.

e) Trang trí cây thông ngày Tết bằng các đèn LED.

Câu 4. (2 điểm) a) Cho các dụng cụ gồm: hai nguồn điện mắc nối tiếp, công tắc, đèn LED, ampe kế, vôn kế. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện để ampe kế có thể đo được cường độ dòng điện chạy qua đèn và vôn kế đo được hiệu điện thế giữa hai đầu của đèn LED.

b) Đổi các đơn vị đo sau:

0,025 A = ………mA

325 mA = ………… A

2,3 kV = …………V

30 mV = ………… V

5 kV = …………mV

 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

D

C

A

B

A

B

D

        B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1 điểm)

Có thể phát hiện một vật nhiễm điện hay không bằng cách đưa vật lại gần các vụn giấy, nếu vật hút các vụn giấy thì chứng tỏ vật nhiễm điện, nếu vật không hút các vụn giấy thì vật không nhiễm điện.


1 điểm

Câu 2

(1 điểm)

Hình vẽ dưới là sơ đồ của mạch điện cho phép ta bật, tắt đèn tại hai chỗ đặt công tắc ở xa nhau. Sơ đồ này có thể vận dụng để bật, tắt đèn cầu thang.

- Khi xuống cầu thang, bấm chuyển công tắc K1 (đưa công tắc từ vị trí a về vị trí c), đèn sáng;

- Đến vị trí chân cầu thang, chuyển công tắc K2 từ vị trí d về vị trí b, đèn tắt;

- Khi ở vị trí chân cầu thang, muốn đèn sáng thì chuyển công tắc K2 từ vị trí b về vị trí d, đèn sáng;

- Khi lên khỏi cầu thang, muốn tắt đèn thì chuyển công tắc K1 từ vị trí c sang vị trí a.


0,5 điểm






0,5 điểm

Câu 3

(2 điểm)

a) Tác dụng phát sáng.

b) Tác dụng nhiệt.

c) Tác dụng nhiệt.

d) Tác dụng hoá học.

e) Tác dụng phát sáng.


Mỗi ý đúng 0,4 điểm

Câu 4

(2 điểm)

a)

b)

0,025 A = 25 mA

325 mA = 0,325 A

2,3 kV = 2300 V

30 mV = 0,03 V

5 kV = 5 000 000 mV



1 điểm





Mỗi ý đúng 0,2 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC


CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu


Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát

 

1

1

     

1

1

1,5

2. Dòng điện, nguồn điện

1

 

1

     

2

0

1

3. Mạch điện đơn giản

1

      

1

1

1

1,5

4. Tác dụng của dòng điện

1

  

1

    

1

1

2,5

5. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

1

    

1

  

1

1

2,5

6. Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế

2

       

2

0

1

Tổng số câu TN/TL

6

1

2

1

0

1

0

1

8

4

 

Điểm số

3

1

1

2

0

2

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC



Nội dung



Mức độ



Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

Điện 

4

8

  

1. Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát 

Nhận biết

- Lấy được ví dụ về hiện tượng nhiễm điện.

- Mô tả cách làm một vật bị nhiễm điện.

 

1

C1

 

Thông hiểu

- Giải thích được sơ lược nguyên nhân một vật cách điện nhiễm điện do cọ xát.

- Giải thích được một vài hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát.

1

  

C1

2. Dòng điện, nguồn điện

Nhận biết

- Nhận biết được kí hiệu nguồn điện.

- Liệt kê được một số nguồn điện thông dụng. 

- Nêu  được định nghĩa dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện.

- Nêu được nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện.

 

1

 

C2

Thông hiểu

- Phân biệt được vật dẫn điện và vật không dẫn điện.

1

1

 

C3

3. Mạch điện đơn giản  

Nhận biết

- Nhận biết kí hiệu mô tả: nguồn điện, điện trở, biến trở, chuông, ampe kế, vôn kế, cầu chì, đi ốt và đi ốt phát quang.

 

1

 

C4

Vận dụng cao

- Mô tả được sơ lược công dụng của cầu chì, cầu dao điện tự động, rơle, chuông điện.

- Vẽ hoặc phân tích được sơ đồ mạch điện đơn giản với: pin, công tắc, dây nối, bóng đèn.

1

 

C2

 

4. Tác dụng của dòng điện  

Nhận biết

- Thấy được các tác dụng cơ bản của dòng điện: nhiệt, phát sáng, hóa học, sinh lí.

1

  

C5

Thông hiểu

- Giải thích được các tác dụng của dòng điện.

 

1


C3

 

5. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế  

Nhận biết

- Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện và đơn vị đo hiệu điện thế.

- Nhận biết được vôn kế, ampe kế, kí hiệu vôn kế, ampe kế trên hình vẽ.

 

1

 

C6

Vận dụng

- Vẽ được sơ đồ mạch điện đơn giản với các kí hiệu mô tả ampe kế và vôn kế.

- Đổi được đơn vị đo cường độ dòng điện và đơn vị đo hiệu điện thế.

1

 

C4

 

6. Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế  

Nhận biết

- Mô tả được các thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế.

- Đọc được giá trị cường độ dòng điện và hiệu điện thế bằng dụng cụ thực hành.

 

2

 

C7,8

 

Tìm kiếm google: Đề thi vật lí 8 kết nối, bộ đề thi ôn tập theo kì vật lí 8 kết nối tri thức, đề kiểm tra giữa học kì 2 vật lí 8

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Vật lí 8 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net