Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 Vật lí 8 kết nối ( đề tham khảo số 2)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 2 Vật lí 8 kết nối (đề tham khảo số 2). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Tính chất nào sau đây không phải của phân tử?

A. Chuyển động không ngừng.

B. Chuyển động càng chậm thì nhiệt độ của vật càng thấp.

C. Giữa các phân tử có lực tương tác.

D. Giữa các phân tử cấu tạo nên vật không có khoảng cách.

Câu 2. Trong thí nghiệm đo năng lượng nhiệt không có dụng cụ thí nghiệm nào sau đây?

A. Nhiệt kế.

B. Máy biến áp.

C. Nguồn điện.

D. Bình nhiệt lượng kế.

Câu 3. Một đầu của chiếc thìa gỗ được nhúng vào chảo nóng trong nồi. Đầu không bị nhúng trong cháo

A. sẽ nóng lên do quá trình dẫn nhiệt.

B. sẽ nóng lên do quá trình đối lưu.

C. sẽ nóng lên do quá trình bức xạ.

D. sẽ nóng lên rất ít do quá trình dẫn nhiệt và bức xạ nhiệt.

Câu 4. Khi đánh cảm bằng khăn bọc muối và gừng được làm nóng vào trán, thái dương là cách truyền nhiệt do

A. dẫn nhiệt.

B. bức xạ nhiệt.

C. đối lưu.

D. dẫn nhiệt và đối lưu.

Câu 5. Vì sao cốt của các bê tông lại làm bằng thép mà không phải bằng các kim loại khác?

A. Vì thép có độ bền cao.

B. Vì thép không bị gỉ.

C. Vì thép có tính đàn hồi lớn.

D. Vì thép và bê tông nở vì nhiệt như nhau.

Câu 6. Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?

A. Nhiệt độ tăng làm cho vỏ bánh xe co lại.

B. Nhiệt độ tăng làm cho ruột bánh xe nở ra.

C. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe co lại.

D. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra.

Câu 7. Khi thả một thỏi kim loại đã được nung nóng vào một chậu nước lạnh thì nội năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi như thế nào?

A. Nội năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng.

B. Nội năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm.

C. Nội năng của thỏi kim loại giảm, nội năng của nước tăng.

D. Nội năng của thỏi kim loại tăng, nội năng của nước giảm.

Câu 8. Hành động hoặc hiện tượng nào sau đây làm giảm hiệu ứng nhà kính?

A. Đốt rừng để lấy đất canh tác.

B. Hoạt động của nhà máy nhiệt điện chạy bằng lò hơi đốt bằng than đá.

C. Sự phân hủy của các đống rác ở ngoài trời.

D. Sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). a) Em hãy nêu tính chất cơ bản của phân tử, nguyên tử.

b) Trong trường hợp nào nước trong cốc có nội năng lớn hơn: Khi để lâu trong ngăn mát của tụ lạnh hay khi để lâu ở không khí trong phòng? Vì sao? Hãy đề xuất phương án thí nghiệm kiểm chứng với việc sử dụng một ít hạt thuốc tím.

Câu 2 (2 điểm). Tại sao nhà lợp rạ hoặc lá cọ về mùa đông ấm hơn, về mùa hè mát hơn nhà lợp tôn?

Câu 3 (2 điểm). Khi đặt bình cầu chứa nước ở nhiệt độ phòng (như hình vẽ) vào nước nóng thì mới đầu cột nước trong ống thủy tinh hạ xuống một chút, sau đó mới dâng cao hơn mức ban đầu. Tại sao?

 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

D

B

D

A

D

D

C

D

        B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Hai tính chất cơ bản của phân tử, nguyên tử:

+ Nhiệt độ của vật càng cao, chuyển động hỗn loạn của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật càng nhanh.

+ Giữa các phân tử, nguyên tử có lực hút và lực đẩy, gọi là lực tương tác phân tử, nguyên tử.


0,5 điểm


0,5 điểm

b) Khi được để lâu ở không khí trong phòng, nước trong cốc có nội năng lớn hơn vì các phân tử nước ở nhiệt độ cao có nội năng lớn hơn các phân tử nước ở nhiệt độ thấp.

Phương án thí nghiệm kiểm chứng: Cho đồng thời vào giữa đáy hai cốc nước một lượng nhỏ hạt thuốc tím như nhau. Quan sát nếu thấy thuốc tím ở cốc nào lan xa nhau nhanh hơn thì chứng tỏ cốc đó có nhiệt độ lớn hơn.


0,5 điểm




0,5 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Giữa các lớp rạ hoặc giữa các lá cọ có những khoảng trống chứa không khí nên dẫn nhiệt kém. Về mùa đông, mái nhà lợp rạ hoặc lá cọ làm cho sự truyền nhiệt từ trong ra ngoài chậm lại, giữ cho nhà ấm hơn nhà có mái lợp tôn là chất dẫn nhiệt tốt. Ngược lại về mùa hè, những mái nhà này lại làm cho sự truyền nhiệt từ không khí nóng bên ngoài vào trong nhà chậm lại, giữ cho nhà mát hơn nhà có mái lợp tôn.



2 điểm

Câu 3

(2 điểm)

Khi đặt bình cầu vào nước nóng thì bình cầu tiếp xúc với nước nóng, nóng lên và nở ra, trong khí đó nước trong bình chưa nóng lên và chưa nở ra, do đó mực nước trong ống thủy tinh hạ xuống. Sau đó nước trong bình cũng nóng dần lên và nở ra, vì nước nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh nên mực nước trong ống không những dâng lên mà còn dâng lên cao hơn mức ban đầu.



2 điểm

II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC


CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu


Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Năng lượng nhiệt và nội năng

1

1 ý

1

    

1 ý

2

1

3

2. Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter

1

       

1

0

0,5

3. Sự truyền nhiệt

2

 

1

1

    

3

1

3,5

4. Sự nở vì nhiệt

2

    

1

  

2

1

3

Tổng số câu TN/TL

6

1

2

1

0

1

0

1

8

3

 

Điểm số

3

1

1

2

0

2

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC



Nội dung



Mức độ



Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

NHIỆT

4

8

  

1. Năng lượng nhiệt và nội năng 

Nhận biết

- Nhận biết được tính chất của phân tử.

- Nêu được tính chất cơ bản của phân tử, nguyên tử.



1 ý

1



C1a

C1

Thông hiểu

- Hiểu được nội năng của vật thay đổi khi được nung nóng.

 

1

 

C7

Vận dụng cao

- Giải thích được quá trình trao đổi nhiệt.

1 ý

 

C1b

 

2. Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter

Nhận biết

- Nhận biết được dụng cụ thí nghiệm đo năng lượng nhiệt.

 

1

 

C2

3. Sự truyền nhiệt

Nhận biết

- Nhận biết được hiện tượng dẫn nhiệt/đối lưu/bức xạ nhiệt.

 

2

 

C3

C4

Thông hiểu

- Nhận biết được nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính.

- Giải thích được một số hiện tượng quan sát thấy về truyền nhiệt trong tự nhiên.

1

1



C2

C8



4. Sự nở vì nhiệt  

Nhận biết

- Nhận biết được hiện tượng liên quan đến sự nở vì nhiệt.

- Nhận biết được ví dụ liên quan đến sự nở vì nhiệt.

 

2

 

C5


C6

Vận dụng

- Giải thích được một số ứng dụng hoặc hiện tượng của sự nở vì nhiệt trong kĩ thuật và đời sống.

1

 

C3

 

 

Tìm kiếm google: Đề thi vật lí 8 kết nối, bộ đề thi ôn tập theo kì vật lí 8 kết nối tri thức, đề kiểm tra cuối học kì 2 vật lí 8

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Vật lí 8 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com