I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Cọ xát hai thanh thủy tinh vào vải lụa thì
A. hai đầu đã cọ xát hút nhau.
B. hai đầu các thanh đã cọ xát đều đẩy các mẩu giấy vụn.
C. hai đầu các thanh thủy tinh đều nhiễm điện dương.
D. hai đầu các thanh để gần nhau hút nhau.
Câu 2. Những hạt mang điện nào có thể tạo thành dòng điện?
A. Hạt nhân nguyên tử mang điện dương.
B. Những hạt mang điện có thể chuyển động tự do.
C. Các nguyên tử.
D. Tất cả các hạt mang điện tích dương và âm.
Câu 3. Vật nào dưới đây là vật liệu cách điện?
A. Lá nhôm.
B. Đoạn dây đồng.
C. Mảnh nhựa.
D. Lá vàng.
Câu 4. Thiết bị được đánh số (3) ở sơ đồ mạch điện là gì?
A. Nguồn điện.
B. Bóng đèn.
C. Điện trở.
D. Công tắc.
Câu 5. Cầu chì được mắc như thế nào với các thiết bị điện?
A. mắc song song với thiết bị điện và mắc sau nguồn điện
B. mắc nối tiếp với thiết bị điện và mắc sau nguồn điện
C. mắc song song với thiết bị điện và mắc trước nguồn điện
D. mắc nối tiếp với thiết bị điện và mắc trước nguồn điện
Câu 6. Dòng điện được sử dụng trong trường hợp nào dưới đây sẽ có tác dụng hóa học?
A. Làm biến đổi các chất.
B. Thắp sáng các bóng đèn.
C. Làm nóng chảy kim loại.
D. Làm nóng bàn là điện.
Câu 7. Ampe kế đang để ở thang đo 1,5 A. Cường độ dòng điện đo được trong ampe kế ở hình vẽ dưới là
A. 900 mA.
B. 0,9 A.
C. 0,45 A.
D. 45 mA.
Câu 8. Chọn cách đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch điện hở trong các phương án sau.
A. Mắc vôn kế song song với hai cực của nguồn điện; cực dương của vôn kế nối với cực dương, cực âm của vôn kế nối với cực âm của nguồn điện.
B. Mắc vôn kế song song với hai cực của nguồn điện; cực dương của vôn kế nối với cực âm, cực âm của vôn kế nối với cực dương của nguồn điện.
C. Mắc vôn kế nối tiếp với hai cực của nguồn điện; cực dương của vôn kế nối với cực dương, cực âm của vôn kế nối với cực âm của nguồn điện.
D. Mắc vôn kế nối tiếp với hai cực của nguồn điện; cực dương của vôn kế nối với cực âm, cực âm của vôn kế nối với cực dương của nguồn điện.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Giải thích tại sao bụi lại bám nhiều ở cánh quạt điện sau một thời gian sử dụng.
Câu 2. (1 điểm) Trong mạng điện gia đình em có sử dụng cầu chì không? Nếu có thì cầu chì được mắc ở vị trí nào? Có công dụng gì?
Câu 3. (2 điểm) Các phát biểu dưới đây đúng hay sai? Nếu phát biểu sai, sửa lại cho đúng.
1) Để đảm bảo an toàn, tránh bị điện giật thì cần tránh cầm tay vào các bộ phận dẫn điện ở mạch điện, đi chân đất khi sửa chữa điện.
2) Cơ thể người là vật cách điện nên dòng điện không đi qua được.
3) Dòng điện đi qua dung dịch copper(II) sulfate có thể làm tách đồng từ dung dịch.
4) Dây tóc bóng đèn sợi đốt được làm bằng kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao.
Câu 4. (2 điểm) a) Hãy vẽ thêm ampe kế và vôn kế để đo cường độ dòng điện chạy qua đèn và hiệu điện thế giữa hai bóng đèn ở mạch điện được mắc như hình vẽ dưới.
b) Đổi các đơn vị đo sau:
15 000 mA = ……… A
325 mA = ………… A
9 kV = …………V
880 mV = ………… V
1 kV = …………mV
II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
C | B | C | B | B | A | C | A |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1 điểm) | Cánh quạt điện khi quay cọ xát mạnh với không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ở gần nó. Lực hút của cánh quạt lên bụi mạnh hơn nhiều lực đẩy của gió lên hạt bụi nên hạt bụi bám vào cánh quạt. Đặc biết mép cánh quạt được cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất. Do đó, chỗ mép cánh quạt hút bụi mạnh nhất và bụi bám ở mép cánh quạt nhiều nhất. |
1 điểm |
Câu 2 (1 điểm) | Trong mạng điện gia đình, cầu chì được sử dụng để bảo vệ mạch điện. Cầu chì được mắc nối tiếp với các thiết bị điện. Cầu chì có công dụng bảo vệ các thiết bị điện khác trong mạch điện không bị hỏng khi vì một lí do nào đó, dòng điện trong mạch đột ngột tăng quá mức. |
0,5 điểm
0,5 điểm |
Câu 3 (2 điểm) | 1) Sai: Để đảm bảo an toàn, tránh bị điện giật thì cần tránh cầm tay vào các bộ phận dẫn điện ở mạch, đi giầy hay dép cách điện khi sửa chữa điện. 2) Sai: Cơ thể người là vật dẫn điện nên dòng điện đi qua được. 3) Đúng. 4) Đúng. |
Mỗi ý đúng 0,5 điểm |
Câu 4 (2 điểm) | a) Sơ đồ mạch điện
b) 15 000 mA = 15 A 325 mA = 0,325 A 9 kV = 9000 V 880 mV = 0,88 V 1 kV = 1 000 000 mV |
1 điểm
Mỗi ý đúng 0,2 điểm |
III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao |
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL |
1. Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát | | 1 | 1 | | | | | | 1 | 1 | 1,5 |
2. Dòng điện, nguồn điện | 1 | | 1 | | | | | | 2 | 0 | 1 |
3. Mạch điện đơn giản | 1 | | | | | | | 1 | 1 | 1 | 1,5 |
4. Tác dụng của dòng điện | 1 | | | 1 | | | | | 1 | 1 | 2,5 |
5. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế | 1 | | | | | 1 | | | 1 | 1 | 2,5 |
6. Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế | 2 | | | | | | | | 2 | 0 | 1 |
Tổng số câu TN/TL | 6 | 1 | 2 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 8 | 4 | |
Điểm số | 3 | 1 | 1 | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 4 | 6 | 10 |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi |
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) |
Điện | 4 | 8 | | |
1. Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát | Nhận biết | - Lấy được ví dụ về hiện tượng nhiễm điện. - Mô tả cách làm một vật bị nhiễm điện. | | 1 | C1 | |
Thông hiểu | - Giải thích được sơ lược nguyên nhân một vật cách điện nhiễm điện do cọ xát. - Giải thích được một vài hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát. | 1 | | | C1 |
2. Dòng điện, nguồn điện | Nhận biết | - Nhận biết được kí hiệu nguồn điện. - Liệt kê được một số nguồn điện thông dụng. - Nêu được định nghĩa dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện. - Nêu được nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện. | | 1 | | C2 |
Thông hiểu | - Phân biệt được vật dẫn điện và vật không dẫn điện. | 1 | 1 | | C3 |
3. Mạch điện đơn giản | Nhận biết | - Nhận biết kí hiệu mô tả: nguồn điện, điện trở, biến trở, chuông, ampe kế, vôn kế, cầu chì, đi ốt và đi ốt phát quang. | | 1 | | C4 |
Vận dụng cao | - Mô tả được sơ lược công dụng của cầu chì, cầu dao điện tự động, rơle, chuông điện. - Vẽ hoặc phân tích được sơ đồ mạch điện đơn giản với: pin, công tắc, dây nối, bóng đèn. | 1 | | C2 | |
4. Tác dụng của dòng điện | Nhận biết | - Thấy được các tác dụng cơ bản của dòng điện: nhiệt, phát sáng, hóa học, sinh lí. | 1 | | | C5 |
Thông hiểu | - Giải thích được các tác dụng của dòng điện. | | 1 |
C3 | |
5. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế | Nhận biết | - Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện và đơn vị đo hiệu điện thế. - Nhận biết được vôn kế, ampe kế, kí hiệu vôn kế, ampe kế trên hình vẽ. | | 1 | | C6 |
Vận dụng | - Vẽ được sơ đồ mạch điện đơn giản với các kí hiệu mô tả ampe kế và vôn kế. - Đổi được đơn vị đo cường độ dòng điện và đơn vị đo hiệu điện thế. | 1 | | C4 | |
6. Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế | Nhận biết | - Mô tả được các thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế. - Đọc được giá trị cường độ dòng điện và hiệu điện thế bằng dụng cụ thực hành. | | 2 | | C7,8 |