Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 Vật lí 8 kết nối ( đề tham khảo số 3)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 2 Vật lí 8 kết nối (đề tham khảo số 3). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Câu nào sau đây nói về nhiệt năng của một vật là đúng?

A. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.

B. Chỉ những vật chuyển động mới có nhiệt năng.

C. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.

D. Mọi vật đều có nhiệt năng.

Câu 2. Khi đun sôi một lượng nước ở nhiệt độ phòng, cần cung cấp một năng lượng nhiệt là 30 040 J. Để đun sôi một lượng nước cũng ở nhiệt độ phòng nhưng có khối lượng gấp đôi thì cần một lượng nhiệt có giá trị gần đúng nào sau đây?

A. 15 000 J.

B. 30 000 J.

C. 60 000 J.

D. 120 000 J.

Câu 3. Chảo thép không gỉ thường có đáy bằng đồng, bạch kim (platinum) vì

A. đồng, bạch kim giúp chảo bền hơn.

B. những chiếc chảo như vậy xuất hiện nhiều màu sắc.

C. đồng, bạch kim dẫn nhiệt tốt hơn thép không gỉ.

D. đồng, bạch kim dễ làm sạch hơn thép không gỉ.

Câu 4. Người ta thường sưởi ấm dưới ánh sáng đèn halogen trong phòng tắm vào mùa rét là cách truyền nhiệt do

A. dẫn nhiệt.

B. bức xạ nhiệt.

C. đối lưu.

D. dẫn nhiệt và đối lưu.

Câu 5. Khi đóng đồ uống vào chai hoặc lon, người ta phải để mặt thoáng của đồ uống thấp hơn miệng chai hoặc miệng lon vì

A. để khi mở nút chai hoặc bật nắp lon, chất lỏng không bị tràn ra ngoài.

B. để chất lỏng không chạm nút chai hoặc nắp lon.

C. để khi vận chuyển, chất lỏng không bị sóng sánh rớt ra ngoài.

D. để khi nhiệt độ tăng, chất lỏng nở ra không làm bật nút chai hoặc nắp lon.

Câu 6. Khi làm lạnh một lượng chất lỏng thì đại lượng nào sau đây của chất lỏng tăng?

A. Khối lượng.

B. Khối lượng riêng.

C. Thể tích.

D. Trọng lượng.

Câu 7. Tại sao khi đun nước, từ khi bắt đầu đun tới khi nước bắt đầu sôi thì nhiệt độ của nước tăng dần?

A. Phân tử nước chuyển động không ngừng nên nhiệt độ của nước tăng dần.

B. Do các phân tử nước va chạm vào thành bình làm vật nóng lên và nhiệt độ của nước tăng dần.

C. Nước nhận nhiệt năng từ ngọn lửa truyền cho nên nhiệt độ của nước tăng dần.

D. Giữa các phân tử, nguyên tử có lực hút và lực đẩy nên nhiệt độ của nước tăng dần.

Câu 8. Bức xạ nhiệt không phải là hình thức truyền nhiệt năng từ

A. đầu một thanh đồng được hơ nóng sang đầu kia.

B. Mặt Trời đến Trái Đất.

C. bếp lửa đến người đứng gần bếp.

D. dây tốc bóng đèn đến vỏ bóng đèn.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). a) Nội năng là gì? Sự tăng, giảm nội năng diễn ra như thế nào?

b) Trong trường hợp nào nước trong cốc có nội năng lớn hơn: Khi để lâu trong ngăn mát của tụ lạnh hay khi để lâu ở không khí trong phòng? Vì sao? Hãy đề xuất phương án thí nghiệm kiểm chứng với việc sử dụng một ít hạt thuốc tím.

Câu 2 (2 điểm). Những nguyên nhân nào làm tăng nhanh hàm lượng CO2 trong khí quyển và những biện pháp nào có thể làm giảm sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển?

Câu 3 (2 điểm). Tại sao khi rót nước ra khỏi phích (bình thủy) nếu đậy nít lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng trên?

 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

D

C

C

B

D

B

C

A

        B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật.

Khi một vật được làm nóng, các phân tử, nguyên tử của vật chuyển động nhanh lên và nội năng của vật tăng.

0,5 điểm


0,5 điểm

b) Các phân tử nước hoa cũng như các phân tử không khí đều chuyển động hỗn loạn theo mọi phía nên không ngừng va chạm vào nhau. Do đó, các phân tử nước hoa không chuyển động thẳng từ lọ nước hoa đến cuối lớp mà chuyển động theo đường dích dắc có tổng độ dài lớn gấp nhiều lần khoảng cách từ đầu lớp đến cuối lớp.




1 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Một số nguyên nhân làm tăng nhanh hàm lượng CO2:

+ Khói từ nhà máy, khu công nghiệp chưa được xử lí.

+ Các phương tiện giao thông gia tăng.

+…

Một số biện pháp làm giảm lượng CO2:

+ Trồng nhiều cây xanh.

+ Xử lí khói thải.

+ Tiết kiệm điện.

+…

1 điểm




1 điểm

Câu 3

(2 điểm)

Sau khi rót nước, đậy nước vào ngay thì có một lượng không khí bị dồn vào phích. Lượng không khí này bị nước trong phích làm nóng lên, nở ra đẩy nút bật ra.

Để tránh hiện tượng trên, không nên đậy nút ngay mà chờ một lát để không khí trong phích dãn nở thoát bớt ra ngoài rồi mới đóng nút phích lại.


1 điểm



1 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC


CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu


Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Năng lượng nhiệt và nội năng

1

1 ý

1

    

1 ý

2

1

3

2. Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter

1

       

1

0

0,5

3. Sự truyền nhiệt

2

 

1

1

    

3

1

3,5

4. Sự nở vì nhiệt

2

    

1

  

2

1

3

Tổng số câu TN/TL

6

1

2

1

0

1

0

1

8

3

 

Điểm số

3

1

1

2

0

2

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC



Nội dung



Mức độ



Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

NHIỆT

4

8

  

1. Năng lượng nhiệt và nội năng 

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm nhiệt năng.

- Nêu được tính chất cơ bản của phân tử, nguyên tử.



1 ý

1



C1a

C1

Thông hiểu

- Hiểu được nội năng của vật thay đổi khi được đun nóng.

 

1

 

C7

Vận dụng cao

- Giải thích được tính chất của phân tử, nguyên tử.

1 ý

 

C1b

 

2. Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter

Nhận biết

- Nhận biết được nhiệt lượng khi đun sôi nước ở nhiệt độ phòng.

 

1

 

C2

3. Sự truyền nhiệt

Nhận biết

- Nhận biết được hiện tượng dẫn nhiệt/đối lưu/bức xạ nhiệt.

 

2

 

C3

C4

Thông hiểu

- Chỉ ra hình thức truyền nhiệt năng bằng bức xạ nhiệt.

- Nêu được nguyên nhân và biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính.

1

1

C2

C8

4. Sự nở vì nhiệt  

Nhận biết

- Nhận biết được hiện tượng liên quan đến sự nở vì nhiệt.

 

2

 

C5

C6

Vận dụng

- Giải thích được một số ứng dụng hoặc hiện tượng của sự nở vì nhiệt trong kĩ thuật và đời sống.

1

 

C3

 

 

Tìm kiếm google: Đề thi vật lí 8 kết nối, bộ đề thi ôn tập theo kì vật lí 8 kết nối tri thức, đề kiểm tra cuối học kì 2 vật lí 8

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Vật lí 8 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com