Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 Vật lí 8 kết nối ( đề tham khảo số 4)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 2 Vật lí 8 kết nối (đề tham khảo số 4). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Khi vật được làm nóng, nội năng của vật thay đổi như thế nào?

A. Tăng.

B. Giảm.

C. Không thay đổi.

D. Ban đầu tăng sau đó không thay đổi.

Câu 2. Có bốn bình A, B, C, D chứa nước ở cùng một nhiệt độ. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này. Người ta thấy nhiệt độ của các bình trở nên khác nhau. Nhiệt độ bình nào cao nhất?

A. Bình A.

B. Bình B.

C. Bình C.

D. Bình D.

Câu 3. Sự truyền năng lượng trực tiếp từ các nguyên tử, phân tử có động năng lớn hơn sang các nguyên tử, phân tử có động năng nhỏ hơn thông qua va chạm là hiện tượng nào?

A. Dẫn nhiệt.

B. Bức xạ nhiệt.

C. Đối lưu.

D. Truyền nhiệt.

Câu 4. Hiện tượng nào sau đây truyền nhiệt theo hiện tượng đối lưu?

A. Trời rét, ngồi sưởi ấm bên bếp than hồng.

B. Là phẳng quần áo bằng bàn là điện.

C. Gà mẹ ấp trứng.

D. Khói hương bay lên trên.

Câu 5. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào do sự nở vì nhiệt của chất khí gây ra?

A. Ngọn nến đang cháy, úp chiếc cốc vào thì tắt.

B. Quả bóng bay đang bay lên.

C. Săm xe đạp được bơm căng, để ngoài nắng bị nổ.

D. Bơm căng lốp xe máy.

Câu 6. Chọn câu phát biểu sai khi nói về sự nở vì nhiệt.

A. Chất rắn nở ra khi nóng lên.

B. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

C. Chất khí co lại khi lạnh đi.

D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Câu 7. Tại sao khi đun nước đã sôi, nhiệt độ của nước không tăng dù vẫn tiếp tục đun?

A. Vì nước chỉ sôi tới 1000C nên không nhận thêm nhiệt lượng của bếp.

B. Vì nhiệt năng nước nhận được sử dụng để biến đổi trạng thái của nước từ trạng thái lỏng sang khí.

C. Theo định luật bảo toàn năng lượng nên nhiệt lượng của bếp trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài nên nhiệt độ của nước không tăng.

D. Vì khi nước sôi, bếp nhận nhiệt năng từ nước đun sôi.

Câu 8. Tác dụng của lớp chân không trong phích đựng nước nóng sau đây là gì?

A. Hạn chế truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài.

B. Hấp thụ nhiệt từ trong bình ra môi trường bên ngoài.

C. Biến đổi nhiệt lượng từ môi trường bên ngoài để giữ nhiệt độ của nước trong bình.

D. Tia nhiệt bị phản xạ trở lại phích.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). a) Sự truyền nhiệt bằng bức xạ nhiệt là gì? 

b) Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt năng mà cơ thể nhận được từ bếp chủ yếu là do dẫn nhiệt, đối lưu hay bức xạ? Tại sao?

Câu 2 (2 điểm). a) Nội năng của vật có liên hệ với năng lượng nhiệt của vật không? Vì sao?

b) Vì sao khi xoa hai bàn tay vào nhau thì nóng lên?

Câu 3 (2 điểm). Tại sao chỗ nối tiếp hai đầu thanh ray xe lửa lại thường để một khe hở nhỏ? Nêu thêm hai ví dụ về tác hại của sự nở vì nhiệt.

 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

B

A

D

C

D

B

A

        B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

a) Tia nhiệt có một số tính chất giống tia sáng như mang năng lượng, truyền thẳng, phản xạ, không truyền qua các vật chắn sáng,… Vật nhận được tia nhiệt thì nóng lên. Hình thức truyền nhiệt này được gọi là bức xạ nhiệt.


1 điểm

b) Nhiệt năng mà cơ thể nhận được từ bếp chủ yếu là do bức xạ, vì cơ thể không tiếp xúc với bếp nên sự truyền nhiệt không do dẫn nhiệt. Có sự truyền nhiệt bằng đối lưu qua lớp không khí xung quanh bếp, nhưng không lớn bằng sự bức xạ.



1 điểm

Câu 2

(2 điểm)

a) Nội năng của vật có liên hệ với năng lượng nhiệt của vật, vì nội năng càng lớn thì các phân tử tạo nên vật chuyển động càng nhanh kéo theo năng lượng nhiệt của vật càng lớn.

b) Khi trời lạnh, ta thường xoa hai bàn tay vào nhau và thấy tay nóng lên vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng sang nhiệt năng, nhiệt năng làm ta ấm lên.

1 điểm




1 điểm

Câu 3

(2 điểm)

Chỗ nối tiếp hai đầu thanh ray xe lửa có một khe nhỏ nhằm mục đích để khi nhiệt độ tăng cao, các thanh ray sẽ nở ra và không chạm vào nhau, hạn chế sự biến dạng của đường tàu.

Ví dụ tác hại của sự nở vì nhiệt:

+ Khi đổ đầy nước nóng vào phích và đậy nắp luôn, nắp phích bị bật lên và làm nước tràn ra ngoài.

+ Biến dạng đường ống dẫn nước.

+…


1 điểm




1 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC


CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu


Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Năng lượng nhiệt và nội năng

1

 

1

1

    

2

1

3

2. Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter

1

       

1

0

0,5

3. Sự truyền nhiệt

2

1 ý

1

    

1 ý

3

1

3,5

4. Sự nở vì nhiệt

2

    

1

  

2

1

3

Tổng số câu TN/TL

6

1

2

1

0

1

0

1

8

3

 

Điểm số

3

1

1

2

0

2

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC



Nội dung



Mức độ



Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

NHIỆT

4

8

  

1. Năng lượng nhiệt và nội năng 

Nhận biết

- Nhận biết được sự tăng, giảm nội năng.

 

1



C1

Thông hiểu

- Hiểu được nội năng của vật thay đổi khi được đun nóng.

- Nêu được mối liên hệ của năng lượng nhiệt và nội năng.



1

1



C2

C7

2. Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter

Nhận biết

- Nhận biết được nhiệt lượng khi đun sôi nước ở cùng nhiệt độ.

 

1

 

C2

3. Sự truyền nhiệt

Nhận biết

- Nhận biết được hiện tượng dẫn nhiệt/đối lưu/bức xạ nhiệt.

- Nêu được khái niệm hiện tượng bức xạ nhiệt



1 ý

2



C1a

C3

C4

Thông hiểu

- Chỉ ra tác dụng của bộ phận trong phích nước.

 

1

 

C8

 

Vận dụng cao

- Giải thích hiện tượng liên quan đến sự truyền nhiệt.

1 ý

 

C1b

 

4. Sự nở vì nhiệt  

Nhận biết

- Nhận biết được hiện tượng liên quan đến sự nở vì nhiệt.

 

2

 

C5

C6

Vận dụng

- Giải thích được một số ứng dụng hoặc hiện tượng của sự nở vì nhiệt trong kĩ thuật và đời sống.

1

 

C3

 

 

Tìm kiếm google: Đề thi vật lí 8 kết nối, bộ đề thi ôn tập theo kì vật lí 8 kết nối tri thức, đề kiểm tra cuối học kì 2 vật lí 8

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Vật lí 8 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com