Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 tin học 11 kết nối ( đề tham khảo số 1)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 tin học 11 kết nối (đề tham khảo số 1). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 11 KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Mảng một chiều là:

A. A = [0, 1, 2, “Toán”].

B. B = [“Ngữ Văn”, “Lịch sử”, “Địa lí”, 5].

C. C = [[“Vật lí”, 9.0], [“Hoá học”, 8.0], [“Sinh học”, 8.5]].

D. D = [10, 20, 30, 40, 50].

Câu 2. Cấu trúc dữ liệu mảng một chiều trong Python có thể biểu diễn bằng kiểu dữ liệu:

A. str.

B. list.

C. int.

D. bool.

Câu 3. Để bổ sung phần tử vào cuối danh sách trong Python, ta sử dụng lệnh:

A. insert().

B. extend().

C. append().

D. remove().

Câu 4. Ma trận vuông M bậc 3 dưới đây có thể khai báo trong Python như thế nào?

M= 123516847029361152

A. M=[12, 84, 3635, 70, 11,  [16, 29, 52]].

B. M=[16, 29, 5235, 70, 11,  [12, 84, 36]].

C. M=[12, 35, 1684, 70, 2936, 11, 52].

D. M=[16, 35, 1229, 70, 8452, 11, 36].

Câu 5. Để truy cập phần tử tại hàng 2 cột 3 của ma trận M ở câu 4, ta gõ lệnh:

A. M1[2].

B. M2[3].

C. M2[1].

D. M3[2].

Câu 6. Chọn câu đúng.

A. Hàm remove() dùng để xoá toàn bộ các phần tử của danh sách.

B. Sử dụng toán tử in và lệnh for … in để duyệt từng phần tử của mảng một chiều trong Python.

C. Phần tử thứ 4 của mảng C = [2, 8, 1, 9, 5] là 5.

D. Phần tử nằm tại cột i và hàng j của ma trận kích thước m n được kí hiệu là aij.

Câu 7. Cho dãy A = [10, 3, 25, 9, 18, 0, 7, 46, 81, 2]. Thuật toán tìm kiếm tuần tự cần thực hiện bao nhiêu lần duyệt để tìm ra phần tử có giá trị bằng 81 trong dãy?

A. 7.

B. 8.

C. 9.

D. 10.

Câu 8. Chọn câu sai.

A. Tìm kiếm là một trong những bài toán quan trọng nhất của Tin học.

B. Việc thiết kế thuật toán tìm kiếm sẽ phụ thuộc vào cấu trúc của miền dữ liệu cần tìm kiếm và tiêu chí cụ thể của bài toán tìm kiếm.

C. Thuật toán tìm kiếm tuần tự được thực hiện bằng cách duyệt lần lượt các phần tử của dãy từ đầu đến cuối để tìm phần tử có giá trị bằng giá trị cần tìm.

D. Thuật toán tìm kiếm tuần tự không được áp dụng cho các dãy được sắp xếp theo thứ tự xác định.

Câu 9. Cho dãy A = [1, 5, 16, 27, 30, 48, 95]. Thuật toán tìm kiếm nhị phân cần thực hiện bao nhiêu lần duyệt để tìm ra phần tử có giá trị bằng 27 trong dãy?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 10. Lệnh mở tệp để ghi dữ liệu từ đầu là:

A. f=open(<file name>, “r”, encoding = “UTF-8”).

B. f=open(<file name>, “o”, encoding = “UTF-8”).

C. f=open(<file name>, “a”, encoding = “UTF-8”).

D. f=open(<file name>, “w”, encoding = “UTF-8”).

Câu 11. Để đọc toàn bộ dữ liệu tệp, đưa kết quả vào một danh sách (list), mỗi phần tử là một dòng, ta sử dụng lệnh:

A. f.readlines().

B. f.readline().

C. f.readlist().

D. f.readall().

Câu 12. Cách đơn giản nhất để ghi dữ liệu ra tệp văn bản là sử dụng lệnh:

A. write().

B. print().

C. copy().

D. add().

Câu 13. Em đã được học mấy thuật toán sắp xếp đơn giản?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 14. Trong thuật toán sắp xếp chèn, vòng lặp for … in … được viết như thế nào?

A. for i in range(0, n).

B. for i in range(n).

C. for i in range(n, 1).

D. for i in range(1, n).

Câu 15. Ý tưởng của thuật toán sắp xếp chọn là cho chỉ số i chạy từ:

A. Phần tử đầu tiên đến phần tử cuối cùng.

B. Phần tử đầu tiên đến phần tử gần cuối.

C. Phần tử thứ hai đến phần tử cuối cùng.

D. Phần tử thứ hai đến phần tử gần cuối.

Câu 16. Chọn câu đúng.

A. Tại mỗi bước lặp của thuật toán sắp xếp chọn, cần tìm phần tử lớn nhất nằm trong dãy A[i], A[i+1], … , A[n-1] và đổi chỗ phần tử nhỏ nhất này với A[i].

B. Tại mỗi bước lặp của thuật toán sắp xếp chọn, cần tìm phần tử nhỏ nhất nằm trong dãy A[i], A[i+1], … , A[n-1] và đổi chỗ phần tử nhỏ nhất này với A[n-1].

C. Tại mỗi bước lặp của thuật toán sắp xếp chọn, cần tìm phần tử nhỏ nhất nằm trong dãy A[i], A[i+1], … , A[n-1] và đổi chỗ phần tử nhỏ nhất này với A[i].

D. Tại mỗi bước lặp của thuật toán sắp xếp chọn, cần tìm phần tử lớn nhất nằm trong dãy A[i], A[i+1], … , A[n-1] và đổi chỗ phần tử nhỏ nhất này với A[i+1].

Câu 17. Ý tưởng của thuật toán sắp xếp nổi bọt là cho cho chỉ số j chạy từ:

A. 0 đến n – 1.

B. 0 đến n.

C. 0 đến n – 2.

D. 1 đến n.

Câu 18. Chọn câu sai.

A. Thuật toán sắp xếp nổi bọt lấy ý tưởng từ hiện tượng “nổi bọt” của không khí dưới nước.

B. Có nhiều cách thể hiện thuật toán sắp xếp nổi bọt, nhưng cách thường dùng là sử dụng hai vòng lặp lồng nhau.

C. Ý tưởng của thuật toán sắp xếp nổi bọt là liên tục đổi chỗ hai phần tử bất kì nếu chúng chưa được sắp thứ tự đúng.

D. Thuật toán sắp xếp nổi bọt kiểm tra hai phần tử cạnh nhau, nếu chúng chưa sắp xếp đúng thì đổi chỗ.

Câu 19. Chọn câu sai.

A. Khi sử dụng các bộ dữ liệu kiểm thử để kiểm tra tính đúng của chương trình, nếu phát hiện lỗi không chính xác của dữ liệu đầu ra thì kết luận ngay thuật toán và chương trình không đúng.

B. Nếu với các bộ dữ liệu kiểm thử, dữ liệu đầu ra đều đúng thì kết luận ngay thuật toán và chương trình đúng.

C. Kiểm thử làm tăng độ tin cậy của chương trình.

D. Các phương pháp kiểm thử không có tính năng chứng minh được tính đúng của một thuật toán.

Câu 20. Chương trình kiểm tra số nguyên tố sau sai ở dòng thứ mấy?

A. 2.

B. 4.

C. 5.

D. 9.

Câu 21. Tính đúng của thuật toán cần được chứng minh bằng:

A. Độ phức tạp của thuật toán.

B. Thời gian thực hiện chương trình.

C. Các bộ dữ liệu kiểm thử.

D. Lập luận toán học.

Câu 22. Hiệu quả hay tính tối ưu của chương trình thường được xem xét trên cơ sở đánh giá:

A. Tính đúng của thuật toán.

B. Ý tưởng thực hiện thuật toán.

C. Độ phức tạp tính toán.

D. Độ tin cậy của chương trình.

Câu 23. Độ phức tạp tính toán phổ biến nhất có mấy loại?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 24. Chọn câu sai.

A. Một chương trình/thuật toán là hiệu quả nếu độ phức tạp của thuật toán này là thấp.

B. Để đánh giá hiệu quả chương trình đôi khi người ta còn quan tâm tới các tiêu chí như tính dễ hiểu, rõ ràng, ngắn gọn, dễ cài đặt, dễ bảo trì, … của chương trình.

C. Độ phức tạp tính toán quan trọng nhất là độ phức tạp không gian.

D. Độ phức tạp thời gian thường bị ảnh hưởng bởi số lần thực hiện các phép toán/câu lệnh có trong chương trình/thuật toán.

    PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) 

a) Hãy nêu ý tưởng của thuật toán sắp xếp chèn.

b) Mô phỏng chi tiết các bước lặp sắp xếp chèn dãy A = [8, 2, 7, 1, 5].

Câu 2 (2,0 điểm) Cho dãy A = [52, 36, 10, 17, 28, 4, 93]. Viết chương trình sắp xếp dãy A theo thứ tự tăng dần theo thuật toán sắp xếp nổi bọt.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 11 KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

1 - D

2 - B

3 - C

4 - C

5 - A

6 - B

7 - C

8 - D

9 - A

10 - D

11 - A

12 - B

13 - C

14 - D

15 - B

16 - C

17 - B

18 - C

19 - B

20 - B

21 - D

22 - C

23 - B

24 - C

B. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1 

(2,0 điểm)

a) Ý tưởng của thuật toán sắp xếp chèn là thực hiện vòng lặp duyệt từ phần tử thứ hai đến cuối dãy. Sau mỗi bước lặp phần tử tương ứng sẽ được chèn vào vị trí đúng của dãy con đã sắp xếp là các phần tử phía trước vị trí đang duyệt.


1,0 điểm



b) 

Bước 1: Chèn phần tử 2 vào trước 8, dãy thu được: 

A = [2, 8, 7, 1, 5].

Bước 2: Chèn phần tử 7 vào trước 8, dãy thu được: 

A = [2, 7, 8, 1, 5].

Bước 3: Chèn phần tử 1 vào trước 2, dãy thu được: 

A = [1, 2, 7, 8, 5].

Bước 4: Chèn phần tử 5 vào trước 7, dãy thu được: 

A = [1, 2, 5, 7, 8].


0,25 điểm


0,25 điểm


0,25 điểm


0,25 điểm

Câu 2

(2,0 điểm)



1,0 điểm




1,0 điểm

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 11 KẾT NỐI TRI THỨC


NỘI DUNG

MỨC ĐỘ

Tổng số câu


Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Dữ liệu mảng một chiều và hai chiều

1

 

5

     

6

 

1,5

Thực hành dữ liệu mảng một chiều và hai chiều

           

Bài toán tìm kiếm

  

3

     

3

 

0,75

Thực hành bài toán tìm kiếm

  

3

     

3

 

0,75

Các thuật toán sắp xếp đơn giản

1

 

5

1

 

2

  

6

3

5,5

Thực hành bài toán sắp xếp

           

Kiểm thử và đánh giá chương trình

  

6

     

6

 

1,5

Tổng số câu TN/TL

2

0

22

1

0

2

0

0

24

3

 

Điểm số

0,5

0

5,5

1,0

0

3,0

0

0

6,0

4,0

10

Tổng số điểm

0,5 điểm

5 %

6,5 điểm

65 %

3,0 điểm

30 %

0 điểm

0 %

10 điểm

100 %

100%

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 11 KẾT NỐI TRI THỨC



Nội dung



Mức độ



Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số câu)

TN 

(số câu)

TL

TN 

CHỦ ĐỀ 6. KĨ THUẬT LẬP TRÌNH

3

24

  

Dữ liệu mảng một chiều và hai chiều

Nhận biết

- Mảng một chiều và mảng hai chiều.

 

1

 

C1

  Thông hiểu

- Biết cách thiết lập và làm việc với cấu trúc dữ liệu mảng một chiều và hai chiều.

 

5

 

C2,3,4,5,6

    Vận dụng

- Thực hiện được lệnh và chương trình làm việc đơn giản với mảng như khởi tạo mảng, tính toán đơn giản trên mảng một chiều và hai chiều.

    

Thực hành dữ liệu mảng một chiều và hai chiều

Vận dụng

- Sử dụng được mảng một chiều và hai chiều trong lập trình.

- Ứng dụng kiểu dữ liệu list để thể hiện mảng một và hai chiều trong các bài toán cụ thể.

- Viết được các câu lệnh để khai báo mảng một chiều và hai chiều, thực hiện một số thao tác cơ bản với mảng như thêm và duyệt phần tử, tính độ dài của mảng.

    

Bài toán tìm kiếm

Thông hiểu

- Biết được ý nghĩa, cách thực hiện của bài toán tìm kiếm trên thực tế.

 

3

 

C7,8,9

    Vận dụng

- Thực hiện được các chương trình tìm kiếm tuần tự và tìm kiếm nhị phân trên một mảng dữ liệu tuyến tính.

    

Thực hành bài toán tìm kiếm

Thông hiểu

- Biết được cách đọc dữ liệu từ tệp dữ liệu trong máy tính.

 

3

 

C10,11,12

    Vận dụng

- Áp dụng được thuật toán tìm kiếm trong một vài bài toán cụ thể.

- Thực hiện được việc đọc và ghi dữ liệu vào tệp dữ liệu trong máy tính, có thể sử dụng thuật toán tìm kiếm tuần tự và tìm kiếm nhị phân để tìm kiếm một phần tử trong mảng.

    

Các thuật toán sắp xếp đơn giản

Nhận biết

- Một số thuật toán sắp xếp đơn giản.

 

1

 

C13

Thông hiểu

- Hiểu được ý tưởng của một số thuật toán sắp xếp đơn giản.

1

5

C1a

C14,15,16,17,

18

    Vận dụng

- Thực hiện được các thuật toán và chương trình sắp xếp đơn giản như sắp xếp chèn, sắp xếp chọn và sắp xếp nổi bọt.

2

 

C1b,

C2

 

Thực hành bài toán sắp xếp

Thông hiểu

- Hiểu được hai thuật toán sắp xếp là sắp xếp chèn và sắp xếp chọn.

    

    Vận dụng

- Thực hiện được hai thuật toán sắp xếp là sắp xếp chèn và sắp xếp chọn, có thể áp dụng hai thuật toán trên để sắp xếp dãy số theo thứ tự tăng hoặc giảm dần.

    

Kiểm thử và đánh giá chương trình

Thông hiểu

- Biết được vai trò của kiểm thử là làm tăng độ tin cậy của chương trình nhưng chưa chứng minh được tính đúng của chương trình.

- Biết được các tiêu chí đánh gián hiệu quả và tính đúng của chương trình.

 

6

 

C19,20,21,22,

23,24

    Vận dụng

- Thực hiện được lập trình tính thời gian chạy của chương trình.

    




Tìm kiếm google: Đề thi tin học 11 kết nối, bộ đề thi ôn tập theo kì tin học 11 kết nối tri thức, đề kiểm tra giữa học kì 2 tin học 11 kết nối

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tin học 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net