Giải chi tiết Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều bài 13 Xử li mỏi trường nuôi thuỷ sản

Hướng dẫn giải chi tiết bài 13 Xử li mỏi trường nuôi thuỷ sản sách mới Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Người nuôi thường làm gì để xử lý nước trước khi thả giống hoặc sau khi thu hoạch thủy sản.

Bài làm chi tiết:

- Trước khi thả giống, người nuôi thường:

+ Nạo, vét, bón vôi và phơi đáy ao để khử trùng

+ Lọc nước thông qua hệ thống túi lọc

+ Khử trùng bằng các loại hóa chất

+ ...

- Sau khi thu hoạch thủy sản, người nuôi cần:

+ Xử lý nước thải

+ Xử lý các chất thải rắn

+ ...

1. XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ SAU NUÔI THỦY SẢN

Câu hỏi: Cần phải thực hiện những công việc gì để xử lý nước trước khi nuôi thuỷ sản? Hãy mô tả những công việc đó.

Bài làm chi tiết:

Những công việc cần phải thực hiện để xử lý nước trước khi nuôi thủy sản:

- Trước khi cấp nước vào ao, nền đáy ao nuôi cần được nạo vét, bón vôi và phơi đáy để khử trùng, diệt tạp và giảm độ chua.

- Lấy nước vào hệ thống nuôi qua túi lọc để loại bỏ sinh vật tạp và cặn vẩn.

- Khử trùng nước bằng hoá chất như chlorine, BKC, thuốc tím (KMnO), Iodine,... để tiêu diệt vi sinh vật gây hại.

- Sử dụng chế phẩm sinh học để tạo hệ vi sinh có lợi sau khi khử trùng nước từ 2 đến 3 ngày

Luyện tập: Hãy cho biết tác dụng của việc xử lý nước trước khi thả giống

Bài làm chi tiết:

Tác dụng của việc xử lý nước trước khi thả giống:

- Loại bỏ các chất độc hại

- Cung cấp oxy và dinh dưỡng

- Kiểm soát pH và độ kiềm

- Ngăn ngừa dịch bệnh

- Tăng tỷ lệ sống và năng suất cho thủy sản

- Giảm thiểu rủi ro trong quá trình nuôi trồng.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn.

- Tạo ra sản phẩm an toàn cho con người.

Câu hỏi: Hãy mô tả một số biện pháp xử lý nước thải sau nuôi thuỷ sản.

Bài làm chi tiết:

Một số biện pháp xử lý nước thải sau nuôi thủy sản:

- Sử dụng ao lắng: 

Ao lắng cần được nạo vét định kỷ sau vài năm sử dụng để loại bỏ bùn đáy và tạo độ sâu cho ao, giúp duy trì khả năng chứa và lắng tụ chất thải. Có thể bổ sung chế phẩm sinh học hoặc trồng thực vật thuỷ sinh dễ tăng cường xử lí chất thải trong ao lắng. Ao cũng có thể được thả thêm một số loài cá ăn mùn bã hữu cơ hoặc ăn lọc tảo để tận dụng chất dinh dưỡng hữu cơ.

- Nước tưới cây trồng:

Ở một số vùng, nước thải từ ao nuôi cá nước ngọt có thể được sử dụng để tưới cho cây, còn gọi là mô hình nuôi kết hợp.

Vận dụng: Nước thải từ ao nuôi tôm lợ, mặn có phù hợp để tưới cho cây nông nghiệp không? Vi sao?

Bài làm chi tiết:

Nước thải từ ao nuôi tôm lợ, mặn có thể sử dụng để tưới cho cây nông nghiệp trong một số trường hợp nhất định. Vì:

+ Cung cấp dinh dưỡng: Nước thải từ ao nuôi tôm lợ, mặn chứa nhiều chất dinh dưỡng như N, P, K, vi sinh vật có lợi,... giúp bón cho cây trồng.

+ Tiết kiệm chi phí: Sử dụng nước thải thay cho phân bón hóa học giúp giảm chi phí đầu vào cho người nông dân.

+ Giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Tái sử dụng nước thải giúp giảm tải lượng chất thải ra môi trường.

Câu hỏi:  Hãy mô tả một số biện pháp xử lý chất thải rắn sau nuôi thuỷ sản.

Bài làm chi tiết:

Chất thải rắn chủ yếu từ ao nuôi là bùn thái. Trong quá trình nuôi, bùn đáy có xu hướng tích lũy dần từ thức ăn thừa, phân cá, tôm.

Bùn đáy ao nuôi cá nước ngọt chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể được nạo vét và đưa đến các vùng trồng cây nông nghiệp để bón cho cây trồng hoặc ù để tạo phân vi sinh. Bùn đáy ao nuôi tôm có độ muối cao, không thể bón cho cây trồng, vì vậy cần được thu gom đến nơi tập kết theo quy định.

2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN

Câu hỏi: Hãy phân tích ứng dụng của vi sinh vật để xử lý chất thải hữu cơ trong hệ thống nuôi thuỷ sản.

Bài làm chi tiết:

Ứng dụng của vi sinh vật để xử lý chất thải hữu có trong hệ thống nuôi thủy sản:

- Vi sinh vật dị dưỡng có khả năng phân huỷ chất hữu cơ để tạo chất dinh dưỡng sử dụng trong quá trình tăng sinh khối của chúng. Ngoài ra, một số loại enzyme phân huỷ cũng được tổng hợp để bổ sung vào chế phẩm sinh học, nhằm hỗ trợ và tăng cường quá trình phân huỷ chất hữu cơ.

- Một số nhóm vi sinh vật thường được sử dụng như: Lactobacillus, Bacillus, nấm men Saccharomyces.....

- Vi sinh vật dị dưỡng được nghiên cứu và đưa vào các sản phẩm xử lý môi trường (chế phẩm sinh học) để định kỳ bổ sung vào ao, bể nuôi hoặc được kết hợp trong các công nghệ xử lý môi trường nuôi hiện đại, đặc biệt là công nghệ biofloc.

Câu hỏi: Hãy phân tích ứng dụng của công nghệ sinh học để xử lý khí độc trong môi trường nuôi thuỷ sản?

Bài làm chi tiết:

Trong quá trình nuôi thuỷ sản, công nghệ sinh học đã được ứng dụng bằng cách sử dụng các chủng vi sinh vật có tác dụng phân giải khí độc trong nước và nền đáy như NH3, và H2S.

Công nghệ sinh học đã áp dụng để chọn lọc và phân lập được các chủng vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter có khả năng xử lí môi trường tốt. Các nhóm vi khuẩn này đã được sử dụng ở dạng chế phẩm sinh học để bón vào hệ thống nuôi hoặc kết hợp vào các công nghệ xử lí môi trường, đặc biệt là công nghệ lọc sinh học.

Luyện tập: 

1. Vì sao việc xử lý NH3, trong nước lại rất quan trọng trong quá trình nuôi thuỷ sản. 

2. So sánh ứng dụng của nhóm vi khuẩn xử lí chất thải hữu cơ và xử lí khí độc trong nước.

Bài làm chi tiết:

1. Việc xử lý NH3 trong nước lại rất quan trọng trong quá trình nuôi thủy sản bởi vì : 

- NH3 là chất độc hại cho vật nuôi:

+ NH3 có thể xâm nhập vào cơ thể vật nuôi qua da, mang và đường tiêu hóa.

+ Khi nồng độ NH3 trong nước cao, vật nuôi có thể biểu hiện các triệu chứng như: Bơi lờ đờ, biếng ăn, chậm lớn; Gây tổn thương mang, gan, thận; Nguy cơ mắc bệnh cao; Nặng hơn có thể dẫn đến chết.

- NH3 ảnh hưởng đến chất lượng nước:

+ NH3 là một chất dinh dưỡng quan trọng cho tảo và vi sinh vật.

+ Khi nồng độ NH3 trong nước cao, tảo và vi sinh vật phát triển quá mức, dẫn đến hiện tượng phú dưỡng.

+ Phú dưỡng làm giảm oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi.

- NH3 ảnh hưởng đến môi trường:

+ NH3 thải ra môi trường từ ao nuôi thuỷ sản có thể gây ô nhiễm môi trường nước.

+  NH3 có thể chuyển hóa thành nitrat (NO3-) và nitrit (NO2-), là những chất độc hại cho môi trường và con người.

2. So sánh ứng dụng của nhóm vi khuẩn xử lí chất thải hữu cơ và xử lý khí độc trong nước:

Tính chất

Vi khuẩn xử lý chất thải hữu cơ

Vi khuẩn xử lý khí độc trong nước

 

Mục đích

Chuyển hóa chất thải hữu cơ

Loại bỏ khí độc

 

Loại vi khuẩn

Hiếu khí & Kị khí

Hiếu khí

 

Quá trình

Phân hủy

Oxy hóa khử

 

Ứng dụng

Xử lý nước thải, ủ phân, biogas

Nuôi trồng thủy sản

 

Hiệu quả

Phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Phụ thuộc vào nhiều yếu tố

 

Lựa chọn

Phù hợp với mục đích & môi trường

Phù hợp với mục đích & môi trường

 
Tìm kiếm google:

Giải Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều, Giải bài 13 Xử li mỏi trường nuôi thuỷ Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều, Giải Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Cánh diều bài 13 Xử li mỏi trường nuôi thuỷ

Xem thêm các môn học

Giải Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com