Giải chi tiết Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều bài 9 Vai trò, triển vọng của thuỷ sản trong bói cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 40

Hướng dẫn giải chi tiết bài 9 Vai trò, triển vọng của thuỷ sản trong bói cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 40 sách mới Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Nêu tên các hoạt động trong ngành thủy sản được thể hiện trong Hình 9.1.

Bài làm chi tiết:

- Hình a: Nuôi trồng thủy sản

- Hình b: Khai thác và đánh bắt thủy sản

- Hình c: Chế biến thủy sản

1. VAI TRÒ CỦA THỦY SẢN TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Câu hỏi: Nêu vai trò của ngành thủy sản trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Bài làm chi tiết:

Vai trò của ngành thủy sản trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: 

- Cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

– Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, ngành dược, mĩ phẩm.

– Phát triển kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động.

– Khẳng định chủ quyền biển đảo, đảm bảo an ninh quốc phòng thông qua các hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản trên biển.

2. TRIỂN VỌNG CỦA THỦY SẢN TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Câu hỏi: Hãy nêu triển vọng của ngành thủy sản trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Bài làm chi tiết:

Triển vọng của ngành thủy sản trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là:

- Phát triển thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia có quy mô sản xuất hàng hoá lớn, có trình độ quản lí khoa học, công nghệ tiên tiến, phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Phát triển mạnh để đưa nước ta thành trung tâm chế biến thuỷ sản sâu, thuộc nhóm ba nước sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản dẫn đầu thế giới.

- Giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển, góp phần bảo đảm an ninh dinh dưỡng, thực phẩm.

- Đảm bảo an sinh xã hội, làng cá xanh, sạch, đẹp, văn minh.

- Đảm bảo lao động thuỷ sản có mức thu nhập ngang bằng mức bình quân chung cả nước.

- Góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin (AI, IoT, Big Data) và chuyển đổi số trong sản xuất và quản lý thuỷ sản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Các mô hình nuôi thông minh, quản lý chuỗi được nhân rộng.

3. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỦY SẢN Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI.

Câu hỏi: Hãy cho biết các xu hướng phát triển thủy sản ở Việt Nam và trên thế giới.

Bài làm chi tiết:

Các xu hướng phát triển thủy sản ở Việt Nam và trên thế giới:

- Phát triển thuỷ sản bền vững gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu bảo tồn biển. Bảo tồn các loài thuỷ sản hoang dã quý, hiếm.

- Khai thác thuỷ sản bền vững: giảm áp lực khai thác thuỷ sản, tăng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản.

- Khai thác thuỷ sản tuân thủ các quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm (CoC), chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) giúp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và hệ sinh thái ven biển bền vững, mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm thuỷ sản từ khai thác, ổn định sinh kế của người dân ven biển, đảm bảo an ninh quốc phòng trên các vùng biển.

- Mở rộng đối tượng nuôi trồng thuỷ sản có giá trị, khuyến khích phát triển nuôi trồng vi tảo, rong biển giúp cung cấp đa dạng nguồn nguyên liệu đặc biệt cho ngành dược mỹ phẩm. Phát triển trồng rong biển có vai trò quan trọng trong cái thiện môi trường cho hệ sinh thái biển.

- Phát triển các công nghệ nuôi thuỷ sản thông minh, nuôi thuỷ sản an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường.

- Phát triển các sản phẩm thuỷ sản được chứng nhận thực hành nuôi tốt như VietGAP, GlobalGAP,... là định hướng ưu tiên nhằm mục đích phát triển bền vững. Áp dụng các tiêu chuẩn này giúp kiểm soát các khâu trong quá trình nuôi đảm bảo sản phẩm nuôi an toàn và có chất lượng cao, tăng khả năng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

- Tổ chức sản xuất thuỷ sản tuần hoàn theo chuỗi giá trị sản phẩm giúp giảm thiểu thất thoát, sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu từ đó giảm giá thành sản xuất. Thực hiện truy xuất nguồn gốc và xây dựng thương hiệu các sản phẩm thuỷ sản đảm bảo sản phẩm có uy tín, có tính cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.

Luyện tập: Dựa vào Hình 9.4, hãy nêu nhận xét về xu thế phát triển của nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy sản ở Việt Nam.

Bài làm chi tiết:

Nhận xét về xu thế phát triển của nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy sản ở Việt Nam:

- Hiện nay (2022), sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng nhiều hơn khai thác thủy sản nhưng không đáng kể.

- Xu hướng tới năm 2030, sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng nhiều hơn rõ rệt khai thác thủy sản. Sản lượng nuôi trồng sẽ chiếm gần ¼ toàn bộ cơ cấu sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản.

4. YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ PHỔ BIẾN TRONG THỦY SẢN

Vận dụng: 

1. Hãy kể tên một số ngành nghề thủy sản ở địa phương em.

2. Bản thân em đáp ứng yêu cầu cơ bản nào đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực thủy sản.

Bài làm chi tiết:

1, Ngành nghề thủy sản địa phương em: Nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, chế biến thủy sản

2, Em đã đáp ứng được yêu cầu: Yêu thiên nhiên , sinh vật, lao động, có sức khỏe tốt chăm chỉ, chịu khó

Tìm kiếm google:

Giải Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều, Giải bài 9 Vai trò, triển vọng của thuỷ Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều, Giải Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Cánh diều bài 9 Vai trò, triển vọng của thuỷ

Xem thêm các môn học

Giải Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net