Hướng dẫn giải chi tiết bài 24 Bảo vệ nguồn lợi thủy sản sách mới Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
Câu hỏi: Loài thủy sản nào thuộc nhóm loài nguy cấp, quý, hiếm có trong hình 24.1
Bài làm chi tiết:
Loài thủy sản nào thuộc nhóm loài nguy cấp, quý, hiếm là rùa biển.
Câu hỏi: Hãy nêu ý nghĩa, nhiệm vụ của bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Bài làm chi tiết:
- Ý nghĩa: Bảo vệ các loài thủy sản, đặc biệt các loài thủy sản quý, hiếm; bảo vệ đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái trong thuỷ vực; phục hồi, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản và góp phần phát triển thuỷ sản bền vững; phục vụ phát triển kinh tế, khoa học và du lịch.
- Nhiệm vụ:
+ Thực hiện bảo vệ và khai thác thuỷ sản theo quy định của pháp luật;
+ Tạo đường di cư hoặc dành hành lang di chuyển cho loài thuỷ sản khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ công trình hoặc có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thuỷ sản;
+ Dành hành lang cho loài thuỷ sản di chuyển khi khai thác thuỷ sản bằng nghề cổ định ở các sông, hồ, đầm, phá,
+ Khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra khi xả thải, thăm dò, khai thác tài nguyên, xây dựng, phá bỏ công trình dưới mặt nước, lòng đất dưới nước làm suy giảm hoặc mất di nguồn lợi thuỷ sản hoặc gây tổn hại đến môi trường sống, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thuỷ sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thuỷ sản;
+ Tuân theo quy định của pháp luật khi tiến hành hoạt động thuỷ sản hoặc có hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, đường di cư, sinh sản của loài thuỷ sản,
+ Xây dựng, ban hành kế hoạch và biện pháp quản lí nguồn lợi thuỷ sản;
+ Xây dựng, hành Danh mục, tiêu chí xác định, chế độ quản lí, bảo vệ và trình tự, thủ tục khai thác loài thuỷ sản nguy cấp, quý, hiếm;
+ Tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập, thực hiện bảo tồn, lưu giữ giống gốc của loài thuỷ sản bản địa, loài thuỷ sản đặc hữu có giá trị kinh tế, loài thuỷ sản nguy cấp, quý, hiếm;
+ Công bố đường di cư tự nhiên của loài thuỷ sản;
+ Quy định tiêu chí và ban hành Danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thuỷ sản; Danh mục khu vực cấm khai thác thuỷ sản có thời hạn.
Câu hỏi:
1. Hãy nêu một số biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
2. Cần phải làm gì để bảo vệ các loài nguy cấp, quý, hiếm?
Bài làm chi tiết:
1. Một số biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản:
- Bảo vệ các khu bảo tồn biển, khu tập trung sinh sản, khu vực thuỷ sản còn non đang sinh sống, đường di cư của các loài thuỷ sản.
- Bảo vệ các loài thuỷ sản nguy cấp, quý, hiếm
- Tái tạo nguồn lợi thuỷ sản
- Bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản bằng cách chống xả thải các chất ô nhiễm, rác thải nhựa vào môi trường nước.
- Nhân rộng mô hình đồng quản lí nguồn lợi thuỷ sản để mang lại hiệu quả của việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
- Tuyên truyền, phổ biến các kiến thức pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thông qua việc tổ chức các buổi nói chuyện, các cuộc thi tìm hiểu về các chính sách bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản giúp nâng cao nhận thức của ngư dân và học sinh về tầm quan trọng của nguồn lợi thuỷ sản.
2. Bảo vệ các loài nguy cấp, quý, hiếm cần: thực hiện các quy định về cấm khai thác, khai thác có điều kiện, xin phép khai thác và quy trình cứu hộ các loài thuỷ sản nguy cấp, quý hiếm.
Tìm hiểu thêm: Hãy tìm hiểu về chương trình bảo tồn rùa biển tại Vườn quốc gia Côn Đảo.
Bài làm chi tiết:
- Chương trình bảo tồn rùa biển tại Vườn quốc gia Côn Đảo được triển khai từ năm 1999 với mục tiêu bảo vệ các loài rùa biển và môi trường sống của chúng.
- Hoạt động của chương trình:
+ Giám sát và nghiên cứu: Thu thập dữ liệu về số lượng, phân bố, sinh sản, di cư của rùa biển.
+ Bảo vệ bãi đẻ: Bảo vệ các bãi đẻ rùa biển khỏi các hoạt động của con người như khai thác du lịch, đánh bắt hải sản.
+ Giải cứu rùa biển: Giải cứu rùa biển bị mắc lưới, bị thương hoặc gặp nguy hiểm.
+ Nuôi dưỡng và thả rùa con: Nuôi dưỡng rùa con trong môi trường an toàn cho đến khi chúng đủ sức tự lập và thả về biển.
+ Nâng cao nhận thức: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo tồn rùa biển.
- Kết quả: Chương trình bảo tồn rùa biển tại Vườn quốc gia Côn Đảo đã đạt được những kết quả quan trọng:
+ Số lượng rùa biển lên bờ đẻ trứng tăng lên hàng năm.
+ Tỷ lệ nở của trứng rùa biển cũng tăng lên.
+ Mức độ nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo tồn rùa biển được nâng cao.
Vận dụng:
1. Ở địa phương em có hoạt động bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản nào?
2. Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản?
Bài làm chi tiết:
1. Ở địa phương em có hoạt động bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản sau:
- Hạn chế khai thác quá mức
- Bảo vệ môi trường biển
- Nuôi trồng thủy sản bền vững
- Nâng cao nhận thức cộng đồng
2. Để góp phần bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, em sẽ:
- Tiết kiệm nước: Sử dụng nước tiết kiệm khi sinh hoạt và học tập.
- Hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần: Giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường, đặc biệt là môi trường biển.
- Tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục: Chia sẻ kiến thức về bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho người thân, bạn bè và cộng đồng.
- Sử dụng sản phẩm thủy sản có nguồn gốc rõ ràng: Hạn chế tiêu thụ sản phẩm thủy sản khai thác trái phép hoặc sử dụng hóa chất độc hại.
- Tham gia các hoạt động trồng cây xanh: Góp phần bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản.
iải Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều, giải bài 24 Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 cánh diều, giải Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 cánh diều bài 24 Bảo vệ nguồn lợi thủy sản