Giải chi tiết Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều bài 18 Kĩ thuật nuôi một số loài thủy sản phổ biến

Hướng dẫn giải chi tiết bài 18 Kĩ thuật nuôi một số loài thủy sản phổ biến sách mới Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Các cơ sở nuôi thủy sản ở địa phương em thường nuôi những loài thủy sản nào? Cơ sở đó áp dụng phương thức nuôi nào?

Bài làm chi tiết:

- Những loài thủy sản mà các cơ sở thủy sản ở địa phương em thường nuôi: Cá rô phi (Phương thức nuôi lồng), nghêu (Phương thức: Nuôi tự nhiên trên bãi triều), tôm sú,…

1. KỸ THUẬT NUÔI CÁ RÔ PHI TRONG LỒNG

Câu hỏi: Hãy nêu những yêu cầu của lồng nuôi cá rô phi.

Bài làm chi tiết:

Những yêu cầu của lồng nuôi cá rô phi:

- Lồng nuôi cá rô phi có thể được thiết kế theo khung hình vuông (kích thước 3 m x 3m×3m), khung chữ nhật (kích thước 6m×3m×3m) hoặc hình tròn (đường kính từ 8 đến 16 m). 

- Lồng có 3 thành phần chính là khung lồng, lưới lồng và neo. Khung lồng có thể được làm bằng gỗ, ống sắt mạ kẽm hoặc bằng ống nhựa HDPE. 

- Phao lồng thường được làm từ các thùng phuy nhựa có thể tích 200 L. 

- Một lồng có thể có 8 đến 10 phao tuỷ khối lượng của khung lồng. 

- Lưới lồng dệt bằng sợi PE không co rút. Cỡ mắt lưới phụ thuộc vào kích cỡ cá lúc thả. 

- Ngoài lớp lưới giữ cá, lồng nuôi còn có thêm một lớp lưới lửng sâu khoảng 50 cm và cao hơn mặt nước khoảng 30cm để ngăn không cho thức ăn trôi ra ngoài lồng. 

- Toàn bộ hệ thống lồng được neo chắc chắn vào bờ, núi đá hoặc các khối bê tông chìm dưới nước.

Luyện tập: Vì sao không nên đặt lồng nuôi cá ở nơi có nước chảy mạnh?

Bài làm chi tiết:

Không nên đặt lồng nuôi cá ở nơi có nước chảy mạnh là vì:

- Nước chảy mạnh khiến cá phải tiêu hao nhiều năng lượng để duy trì vị trí, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển.

- Cá dễ bị stress do môi trường sống không ổn định, dẫn đến giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh.

- Nước chảy mạnh có thể cuốn trôi thức ăn, khiến cá thiếu hụt dinh dưỡng.

- Lực nước mạnh có thể làm lồng bị rách, sập, dẫn đến thất thoát cá.

- Lồng bị va đập mạnh vào nhau hoặc vào các vật cản khác do dòng nước chảy xiết, gây hư hại lồng.

- Nước chảy mạnh có thể cuốn theo thức ăn thừa và chất thải của cá, gây ô nhiễm môi trường nước.

Câu hỏi: 

1. Nên lựa chọn cá rô phi giống có những đặc điểm gì? Nêu cách thả giống 

2. Nêu cách quản lý và chăm sóc cá rô phi nuôi lồng

Bài làm chi tiết:

1. Nên lựa chọn cá rô phi giống có những đặc điểm sau:

- Cá giống phải khoẻ mạnh

- Không dị hình, xây sát

- Kích cỡ đồng đều,

- Hoạt động nhanh nhẹn

- Nên chọn cá giống giống có kích thước từ 8 đến 12 cm (từ 15 đến 20 g/con).

Cách thả giống:

- Thả cá với mật độ từ 40 đến 50 con/m³. 

- Tiến hành thả cá vào thời điểm mát trong ngày để tránh hiện tượng cá bị sốc nhiệt. 

- Thời gian thả giống tốt nhất là vào tháng 4 đến tháng 6

2. Cách quản lý và chăm sóc cá rô phi nuôi lồng: 

- Cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi để hạn chế sự thất thoát thức ăn và giảm thiểu ô nhiễm nước. Số lượng và chất lượng thức ăn phải được điều chỉnh theo kích cỡ cá (Bảng 18.1). Thức ăn được chia đều làm 2 lần ăn trong một ngày: buổi sáng (8h) và chiều (16h).

- Người nuôi cần định kỳ kiểm tra tăng trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho cá hằng ngày. Trong quá trình nuôi có thể bổ sung các chế phẩm sinh học vào thức ăn để tăng sức đề kháng hoặc hỗ trợ tiêu hoá cho cá.

- Định kỳ vệ sinh lưới lồng để duy trì sự thông thoáng. Tại mỗi lồng có thể treo túi vôi bên trong để sát khuẩn và hạn chế ký sinh trùng.

- Người nuôi cần thường xuyên theo dõi chất lượng nước, tình trạng lưới lồng, dây neo và các hiện tượng bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời. Khi có hiện tượng cá chết, cần phải xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý thích hợp để hạn chế tối đa lây nhiễm.

- Toàn bộ hoạt động của hệ thống nuôi phải có sổ theo dõi, ghi chép hằng ngày

Luyện tập: 

1. Giả sử, em có 10 lồng nuôi cá với kích thước mỗi lồng là 3m x 3m x 3 m, phần lồng nổi trên mặt nước là 0,5 m. Nếu thả cá rô phi đơn tính với mật độ 50 con/m³ thì cần bao nhiêu con giống?

2. Hãy tính tổng lượng thức ăn trong ngày cho 10 lồng cá khi biết mỗi lồng có 1 800 con, mỗi con nặng 200g, lượng thức ăn cho ăn bằng 5% khối lượng cơ thể.

Bài làm chi tiết:

1. Giải

- Tính thể tích phần lồng ngập dưới nước:

Kích thước mỗi lồng: 3m x 3m x 3m

Phần lồng nổi trên mặt nước: 0,5m

Chiều cao phần lồng ngập dưới nước: 3m - 0,5m = 2,5m

Thể tích phần lồng ngập dưới nước: 3m x 3m x 2,5m = 22,5m³

- Tính số lượng cá giống cần thiết:

Mật độ thả cá rô phi đơn tính: 50 con/m³

Thể tích phần lồng ngập dưới nước của 1 lồng: 22,5m³

Số lượng cá giống cần thiết cho 1 lồng: 50 con/m³ x 22,5m³ = 1125 con

2. Giải

- Tính khối lượng cá trong mỗi lồng:

Khối lượng mỗi con cá: 200g

Số lượng cá trong mỗi lồng: 1800 con

Khối lượng cá trong mỗi lồng: 200g/con x 1800 con = 360000g = 360kg

- Tính lượng thức ăn cho mỗi lồng:

Lượng thức ăn cho ăn bằng 5% khối lượng cơ thể

Lượng thức ăn cho mỗi lồng: 360kg x 5% = 18kg

- Tính tổng lượng thức ăn cho 10 lồng cá:

Tổng lượng thức ăn cho 10 lồng cá: 18kg/lồng x 10 lồng = 180kg

Câu hỏi: Thời điểm nào thì có thể thu hoạch cá? Cách thu hoạch như hế nào?

Bài làm chi tiết:

- Sau 4 đến 5 tháng nuôi, cá đạt kích cỡ thương phẩm (từ 500 đến 700 g/con) thì tiến hành thu hoạch toàn bộ hoặc một phần tuỳ theo nhu cầu tiêu thụ

- Cách thu hoạch:

1. Thu hoạch toàn bộ:

+ Dùng lưới hoặc đăng để bắt hết cá trong ao.

+ Phân loại cá theo kích thước và chất lượng.

+ Sử dụng phương pháp vận chuyển phù hợp để đảm bảo cá sống khỏe mạnh.

2. Thu hoạch tỉa:

+ Dùng lưới hoặc đăng để bắt những con cá đạt kích thước thương phẩm.

+ Giữ lại những con cá nhỏ để nuôi tiếp.

+ Thu hoạch tỉa nhiều lần trong vụ nuôi.

2. KỸ THUẬT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Câu hỏi:

1. Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng gồm những công đoạn nào?

2. Hãy nêu tên và yêu cầu về kĩ thuật của các hạng mục ao trong trại nuôi tôm thẻ chân trắng.

Bài làm chi tiết:

1. Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng:

- Chuẩn bị:

+ Chuẩn bị hệ thống nuôi

+ Vệ  sinh và cấp nước nuôi

- Lựa chọn và thả giống

- Quản lí và chăm sóc

- Thu hoạch

2. Kĩ thuật của các hạng mục ao trong trại nuôi tôm thẻ chân trắng

- Hệ thống ao cần phải có đầy đủ các hạng mục: ao lắng thô, ao lắng tinh, ao gièo, ao nuôi, mương cấp nước, mương xả nước, khu chứa nước thải và các công trình phụ trợ 

- Yêu cầu: Tất cả các ao nuôi cần có rốn siphon ở giữa, được lót bạt toàn bộ và có mực nước tăng dần theo kích cỡ tôm. Các ao đều có hệ thống sục khí đáy, máy quạt nước bố trí đối xứng tạo xoáy gom các chất thải vào hố siphon.

Câu hỏi: Nên lựa chọn tôm giống như thế nào? Nêu cách thả tôm giống

Bài làm chi tiết:

* Cách lựa tôm giống:

- Lựa chọn tôm giống: Chọn mua tôm giống đã được kiểm dịch, khỏe mạnh và đạt tiêu chuẩn từ PL 12 (9 đến 11 mm) trở lên. Thả tôm giống với mật độ từ 2.000 đến 4000 con/m² cho giai đoạn 1, từ 350 đến 800 con/m² cho giai đoạn 2. Thả tôm với mật độ từ 150 đến 250 con/m² cho giai đoạn 3.

* Cách thả tôm giống: Nên thả tôm giống vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn. Trước khi thả, cần ngâm các bao tôm giống xuống ao ương trong thời gian từ 15 đến 20 phút để cân bằng nhiệt độ trong và ngoài túi vận chuyển. Sau đó, mở túi cho tôm giống bơi từ từ ra ngoài. Ở miền Bắc, tôm thẻ chân trắng thường được thả khi mùa lạnh kết thúc (tháng 4). Miền Nam có thể thả quanh năm nhưng tốt nhất là tránh các tháng mưa nhiều

Vận dụng: Khi gặp các trường hợp dưới đây, người nuôi tôm cần phải làm gì?

1. Độ pH của nước nuôi quá cao.

2. Lượng oxygen trong nước quá thấp.

3. Lượng NH3 trong nước quá cao

Bài làm chi tiết:

Người nuôi tôm nên:

1. Độ pH của nước nuôi quá cao.

- Thay nước: Bơm nước mới vào ao để giảm độ pH.

- Sử dụng các chất điều chỉnh pH: Dùng axit nitric, axit sunfuric hoặc các chế phẩm sinh học để giảm độ pH.

- Tăng cường sục khí: Giúp tăng lượng oxy trong nước và giảm độ pH.

2. Lượng oxygen trong nước quá thấp: 

- Tăng cường sục khí: Bật quạt nước, máy sục khí để tăng lượng oxy trong nước.

- Thay nước: Bơm nước mới vào ao để bổ sung oxy.

- Giảm mật độ nuôi: Giảm số lượng tôm trong ao để giảm nhu cầu oxy.

- Sử dụng các chế phẩm sinh học: Dùng các chế phẩm sinh học có khả năng phân hủy thức ăn thừa và tảo để tăng lượng oxy trong nước.

3. Lượng NH3 trong nước quá cao

- Thay nước: Bơm nước mới vào ao để giảm lượng NH3.

- Sử dụng các chất khử NH3: Dùng zeolite, baking soda, hoặc các chế phẩm sinh học để khử NH3.

- Giảm lượng thức ăn: Cho tôm ăn lượng thức ăn vừa đủ, tránh thức ăn dư thừa.

- Siphon đáy ao: Loại bỏ thức ăn dư thừa và phân tôm để giảm lượng NH3.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu thêm về các biểu hiện bất thường của tôm trong ao nuôi.

Bài làm chi tiết:

Các biểu hiện bất thường của tôm trong ao nuôi:

- Tôm bơi lờ đờ, tập trung ở bờ ao, hoặc nổi đầu trên mặt nước.

- Tôm bỏ ăn, giảm sức bắt mồi.

- Tôm chết rải rác hoặc chết hàng loạt.

- Tôm chuyển màu: đỏ, vàng, đen, hoặc trắng.

- Vỏ tôm mềm, mỏng, dễ bong tróc.

- Xuất hiện đốm, mảng bất thường trên vỏ tôm

- Tôm bị cong thân, teo đốt, hoặc phát triển không đồng đều.

- Xuất hiện các ký sinh trùng trên cơ thể tôm.

- Gan, tụy, đường ruột của tôm có màu sắc bất thường.

Câu hỏi: Nêu cách thu hoạch tôm thẻ chân trắng.

Bài làm chi tiết:

Cách thu hoạch tôm thẻ chân trắng:

- Thu hoạch toàn bộ:

+ Dùng lưới hoặc đăng để bắt hết cá trong ao.

+ Phân loại cá theo kích thước và chất lượng.

+Sử dụng phương pháp vận chuyển phù hợp để đảm bảo cá sống khỏe mạnh.

-Thu hoạch tỉa:

+ Dùng lưới hoặc đăng để bắt những con cá đạt kích thước thương phẩm.

+ Giữ lại những con cá nhỏ để nuôi tiếp.

+ Thu hoạch tỉa nhiều lần trong vụ nuôi.

Vận dụng: Tìm hiểu một mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng. Cho biết quy trình nuôi, mức độ thâm canh và hiệu quả của mô hình đó

Bài làm chi tiết:

  1. Quy trình nuôi:

- Giai đoạn 1 (tôm giống):

+ Nuôi trong ao lót bạt HDPE, diện tích 1.000m².

+ Mật độ thả: 1.000 - 1.500 con/m².

+ Thời gian nuôi: 30 - 45 ngày.

+ Thức ăn: Sử dụng thức ăn viên chuyên dụng cho tôm giống, độ đạm 35%.

+ Quản lý môi trường: Thay nước 20% mỗi ngày, sục khí 24/24h.

- Giai đoạn 2 (tôm thương phẩm):

+ Chuyển tôm từ ao ương sang ao nuôi thương phẩm.

+ Mật độ thả: 30 - 40 con/m².

+ Thời gian nuôi: 90 - 120 ngày.

+ Thức ăn: Sử dụng thức ăn viên chuyên dụng cho tôm thương phẩm, độ đạm 30%.

+ Quản lý môi trường: Thay nước 30% mỗi tuần, sục khí 24/24h.

2. Mức độ thâm canh:

- Mô hình này áp dụng các kỹ thuật tiên tiến như lót bạt HDPE, sục khí 24/24h, cho ăn tự động,...

- Mật độ thả cao, năng suất cao.

- Cần đầu tư nhiều vốn, kỹ thuật cao và quản lý chặt chẽ.

3. Hiệu quả:

- Năng suất: 20 - 30 tấn/ha/vụ.

- Lợi nhuận: 5 - 10 tỷ đồng/ha/vụ.

3. KĨ THUẬT NUÔI NGHÊU BẾN TRE TRÊN BÃI TRIỀU

Câu hỏi: Cần phải lựa chọn bãi nuôi nghêu như thế nào?

Bài làm chi tiết:

Lựa chọn bãi nuôi: Bãi nuôi nghêu cần có tỉ lệ cát bùn thích hợp (cát 70%, bùn 30%) và cỡ hạt từ 0,062 đến 0,250 mm, độ mặn từ 15 đến 25 %. Nền đáy bằng phẳng, không quá dốc. Bãi nuôi không bị phơi đáy quá 4 giờ/ngày và nhiệt độ của không khí tốt nhất trong khoảng 25 – 28 °C, cao nhất không quá 37 °C

Câu hỏi: Nêu cách lựa chọn và thả giống nghêu

Bài làm chi tiết:

Cách lựa chọn và thả giống nghêu:

- Chọn nghêu giống sáng màu, không bị đóng rêu và há miệng. Tùy theo tốc độ dòng chảy và chất lượng nước có thể thả nuôi với mật độ khác nhau. Nơi có sóng gió lớn thì thả giống cỡ lớn và ngược lại. Nếu nghêu giống 20.000 con/kg thì có thể thả mật độ 5.000 con/m². Nếu cỡ giống 10 000 con/kg thì thả với mật độ 3 000 con/m², cỡ 1 000 con/kg thì thả cỡ 350 đến 400 con/m².

- Mùa vụ thả giống nghêu từ tháng 5 đến tháng 6 hằng năm. Rải đều nghêu giống lên mặt bãi vào sáng sớm hoặc chiều mát trước khi triều lên ngập bãi.

Câu hỏi: 

1. Sau khi thả, nghêu được chăm sóc và quản lí như thế nào?

2. Nêu cách thu hoạch nghêu

Bài làm chi tiết:

1. Chăm sóc và quản lý

Khi triều xuống tiến hành kiểm tra tỉ lệ vùi cát của nghêu để ước tính mật độ. Cào và san thưa những nơi nghêu tập trung quá dày. Khi nghêu lớn cần san thưa để nghêu tăng trưởng tốt hơn. San lấp các khu vực trũng cục bộ, thường xuyên theo dõi, kiểm tra dịch hại, vệ sinh bãi nuôi đảm bảo dòng nước thông thoáng. Định kỳ kiểm tra sinh trưởng của nghêu để có những điều chỉnh kịp thời.

2. Thu hoạch

Sau khoảng 18 đến 20 tháng tháng nuôi, khi nghêu đạt kích cỡ từ 15 đến 20 g/con là có thể thu hoạch (Hình 18.4). Người nuôi có thể lựa chọn thu tỉa một phần hoặc thu toàn bộ tuỳ theo nhu cầu của thị trường và tốc độ sinh trưởng của nghêu. Thu hoạch nghêu khi nước triều rút.

Tìm kiếm google:

iải Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều, giải bài 18 Kĩ thuật nuôi một số loài Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 cánh diều, giải Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 cánh diều bài 18 Kĩ thuật nuôi một số loài

Xem thêm các môn học

Giải Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com