Giải chi tiết Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều bài Ôn tập chủ đề 9

Hướng dẫn giải chi tiết bài Ôn tập chủ đề 9 sách mới Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

1. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC

Hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu dưới đây:

Bài làm chi tiết:

Học sinh hoàn thành sơ đồ dựa vào gợi ý dưới đây:

  1. Phòng, trị một số bệnh thủy sản phổ biến

- Vai trò của phòng trị bệnh thủy sản:

+ Bảo vệ các loài thủy sản

+ Đối với sức khỏe người tiêu dùng

+ Kinh tế - xã hội

+ Đối với hệ sinh thái thủy sản tự nhiên

- Một số bệnh thủy sản phổ biến

+ Bệnh lồi mắt, xuất huyết trên cá rô phi

+ Bệnh gan thận mủ trên cá tra

+ Bệnh hoại tử thần kinh trên cá biển

+ Bệnh đốm trắng trên tôm

2. Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thủy sản:

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong chẩn đoán bệnh thủy sản:

+ KIT chẩn đoán

+ Kĩ thuật PCR

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng bệnh thủy sản:

+ Vaccine phòng bệnh

+ Probiotics

+ Chất kích thích miễn dịch

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong điều trị bệnh thủy sản:

+  Kháng sinh thảo dược

+ Sinh phẩm trị bệnh.

2. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Trình bày một số vai trò của phòng, trị bệnh thuỷ sản.

Bài làm chi tiết:

  1. Vai trò quan trọng đối với sức khỏe người tiêu dùng:

Phòng, trị bệnh hiệu quả sẽ loại trừ mầm bệnh trong các sản phẩm thuỷ sản, tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Phòng bệnh hiệu quả giúp giảm sử dụng thuốc, hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, từ đó giảm tồn dư thuốc, hóa chất trong các sản phẩm thuỷ sản.

2.  Vai trò của việc phòng, trị bệnh thuỷ sản đối với kinh tế – xã hội:

- Giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho người nuôi

- Đảm bảo ổn định nguồn cung cấp sản phẩm thủy sản

- Ổn định việc làm

3. Vai trò của phòng, trị bệnh đối với hệ sinh thái tự nhiên:

- Ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan mầm bệnh vào môi trường: Mầm bệnh từ vùng nhiễm bệnh có thể lây lan ra môi trường tự nhiên qua nước thải, xác chết vật nuôi nhiễm bệnh hoặc vật nuôi nhiễm bệnh thoát ra ngoài. Phòng, trị bệnh hiệu quả giúp giảm thiểu phát tán mầm bệnh từ hệ thống nuôi ra ngoài.

- Giảm áp lực khai thác lên hệ sinh thái tự nhiên: Phòng, trị bệnh hiệu quả tạo ra nguồn sản phẩm lớn từ các hệ thống nuôi, giảm áp lực khai thác tự nhiên.

Câu 2: Công nghệ sinh học được ứng dụng trong chẩn đoán bệnh thuỷ sản như thế nào?

Bài làm chi tiết:

Có hai ứng dụng công sinh học phổ biến:

  1. KIT chẩn đoán

- KIT chẩn đoán dựa trên nguyên lí sắc kí miễn dịch, phát hiện tác nhân gây bệnh một cách gián tiếp thông qua phát hiện kháng thể, kháng nguyên hoặc dịch tiết sinh học trong mẫu bệnh phẩm.

- Phương pháp này giúp kiểm tra sự có mặt của tác nhân gây bệnh một cách nhanh chóng, cho kết quả sau 10 đến 30 phút, từ đó có thể xử lí bệnh kịp thời; quy trình thực hiện đơn giản, không yêu cầu kĩ thuật cao, tiện lợi, có thể sử dụng ngay tại ao, đầm nuôi, tiết kiệm thời gian vận chuyển mẫu.

- KIT chẩn đoán đã được phát triển và ứng dụng để phát hiện một số bệnh trong thuỷ sản như bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng trên tôm, bệnh xuất huyết do virus trên cá hồi, bệnh virus Herpes trên cá koi,...

2. Kỹ thuật PCR

- Ưu điểm: Kĩ thuật này giúp phát hiện tác nhân gây bệnh ngay ở mật độ thấp, giai đoạn nhiễm nhẹ, có độ nhạy và mức độ chính xác cao.

- Nhược điểm: chi phí cao, yêu cầu trang thiết bị hiện đại và thực hiện ở phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn; kĩ thuật viên thực hiện cần có trình độ chuyên môn cao, thời gian xét nghiệm dài hơn so với KIT chẩn đoán.

Câu 3: Trình bày một số ứng dụng của công nghệ sinh học trong phòng bệnh và điều trị bệnh thuỷ sản.

Bài làm chi tiết:

  1. Ứng dụng của công nghệ sinh học trong phòng bệnh thủy sản:

- Ứng dụng của vaccine:

+ Việc phát triển và sử dụng vaccine trong thuỷ sản được coi là con đường an toàn và hiệu quả nhất trong phòng bệnh thuỷ sản theo hướng nuôi thuỷ sản bền vững. Sử dụng vaccine giúp cơ thể vật chủ tạo lập và phát triển hệ miễn dịch đặc hiệu với từng tác nhân gây bệnh. Từ đó giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh và hoá chất để điều trị bệnh.

+ Trên động vật thuỷ sản, chưa có nhiều loại vaccine được đưa vào sử dụng. Các loại vaccine đang sử dụng chủ yếu tập trung phòng bệnh trên cá hồi vân, cá biển và cá koi.

+ Hầu hết các loại vaccine được đưa vào sử dụng hiện nay là loại nguyên bào bất hoạt, một số khác thuộc nhóm nguyên bào nhược độc và vaccine tiểu đơn vị. DNA vaccine, RNA vaccine chura được ứng dụng nhiều trong thuỷ sản.

+ Vaccine trong thuỷ sản thường được đưa vào cơ thể cá theo con đường ngâm, cho ăn hoặc tiêm. Sử dụng vaccine thường chỉ có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại chính tác nhân gây bệnh đó, mà không có khả năng phòng nhiều bệnh.

- Ứng dụng Probiotics:

Probiotics trong thuỷ sản là các sản phẩm chứa vi sinh vật sống được bổ sung qua đường thức ăn hoặc được đưa vào nước ương nuôi, có tác động có lợi lên cơ thể động vật thuỷ sản nhờ làm cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột hoặc hệ vi sinh ở môi trường ngoài. Một số nhóm vi sinh vật thường được sử dụng để tạo probiotics trong thuỷ sản như: vi khuẩn sản sinh lactic acid, Carnobacterium, Lactobacillus, Lactococcus, Enterococcus, Bacillus, nấm men (Saccharomyces)....

-  Ứng dụng chất kích thích miễn dịch:

+ Bổ sung chất kích thích miễn dịch là một phương pháp có hiệu quả để nâng cao khả năng kháng bệnh cho động vật thuỷ sản. Chất kích thích miễn dịch có nguồn gốc sinh học, được chiết xuất từ vi khuẩn, nấm men, động vật và thực vật. Các chất này có đặc tính hoá học và cơ chế tác động khác nhau. Sử dụng chất kích thích miễn dịch cho hiệu quả tốt để phòng đồng thời nhiều loại bệnh.

+ Chất kích thích miễn dịch (beta glucan, lactoferrin, lipopolysaccharide) thường được sử dụng bằng cách bổ sung vào thức ăn cho đối tượng nuôi trước mùa dịch bệnh

2. Ứng dụng của công nghệ sinh học trong điều trị bệnh thuỷ sản.

- Ứng dụng thảo dược:

+ Các loại thảo dược có hoạt tính kháng khuẩn cao đã được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh thuỷ sản giúp hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản.

+ Các sản phẩm thảo dược có thể được sử dụng qua con đường cho ăn, ngâm, tắm. Một số loại thảo dược đã được nghiên cứu sử dụng trong thuỷ sản như: tỏi, diệp hạ châu (Hình 23.5), chùm ngây (Hình 23.6), bạc hà, quế, hương thảo,...

-  Ứng dụng sinh phẩm trị bệnh:

+ Đối với thực khuẩn thể: Ứng dụng công nghệ sinh học đã nuôi cấy, phân lập và lựa chọn được các loài thực khuẩn thể đặc hiệu, đối kháng với nhiều loài vi khuẩn gây bệnh. Liệu pháp này đã được thử nghiệm và cho thấy hiệu quả tốt đối với một số bệnh vi khuẩn nguy hiểm trên cá chình, cá cam, cá hồi; bệnh trên tôm và nhuyễn thể. Sinh phẩm chứa thực khuẩn thể có thể được bổ sung qua đường cho ăn, tiêm, ngâm hoặc phun trực tiếp vào hệ thống nuôi.

+ Đối với Enzyme kháng khuẩn: Công nghệ sinh học hiện đại đã được ứng dụng để tổng hợp được các enzyme kháng khuẩn phục vụ điều trị bệnh vi khuẩn. Một số loại enzyme kháng khuẩn được sử dụng như enzyme có nguồn gốc từ thực khuẩn thể: endolysin có tác dụng phân huỷ lớp peptidoglycan và polysaccharide depolymerases có tác dụng phân huỷ lớp polysaccharides ở thành tế bào vi khuẩn. Ngoài ra, còn sử dụng enzyme kháng khuẩn tổng hợp từ vi khuẩn và động vật. Các loại enzyme kháng khuẩn cũng có tính đặc hiệu cao với từng loài vi khuẩn gây bệnh mà không ảnh hưởng đến các loài vi khuẩn có lợi khác.

Câu 4: Kể tên và cách sử dụng một số loại thảo dược được ứng dụng trong điều trị bệnh thuỷ sản mà em biết.

Bài làm chi tiết:

Một số loại thảo dược được ứng dụng trong điều trị bệnh thuỷ sản:

1. Lá trầu không:

- Công dụng: Kháng khuẩn, chống nấm, kích thích tiêu hoá, tăng cường miễn dịch.

- Cách sử dụng:

+ Dùng cho cá bị nấm: Ngâm lá trầu không trong nước 24h, sau đó vớt lá ra và cho cá ngâm trong nước ngâm lá trầu 30 phút.

+ Dùng cho cá bị bệnh đường ruột: Phơi khô lá trầu không, nghiền thành bột mịn, trộn với thức ăn cho cá theo tỷ lệ 1:10.

2. Cây mật gấu:

- Công dụng: Kháng khuẩn, chống viêm, giải độc gan, tăng cường hệ miễn dịch.

- Cách sử dụng:

+ Dùng cho cá bị bệnh gan: Dùng 10g lá mật gấu tươi, rửa sạch, sắc lấy nước, cho cá uống 2 lần/ngày.

+ Dùng cho cá bị bệnh do vi khuẩn: Dùng 20g lá mật gấu tươi, rửa sạch, nghiền nát, trộn với 1kg thức ăn cho cá, cho cá ăn 2 lần/ngày.

3. Cây lưỡi rắn:

- Công dụng: Kháng khuẩn, chống nấm, chống viêm, giảm đau.

- Cách sử dụng:

+ Dùng cho cá bị nấm: Ngâm lá lưỡi rắn trong nước 24h, sau đó vớt lá ra và cho cá ngâm trong nước ngâm lá lưỡi rắn 30 phút.

+ Dùng cho cá bị bệnh do vi khuẩn: Dùng 10g lá lưỡi rắn tươi, rửa sạch, sắc lấy nước, cho cá uống 2 lần/ngày.

4. Cây diệp hạ châu:

- Công dụng: Giải độc gan, tăng cường hệ miễn dịch, kích thích tiêu hoá.

- Cách sử dụng:

+ Dùng cho cá bị bệnh gan: Dùng 10g diệp hạ châu tươi, rửa sạch, sắc lấy nước, cho cá uống 2 lần/ngày.

+ Dùng cho cá bị bệnh đường ruột: Dùng 20g diệp hạ châu tươi, rửa sạch, nghiền nát, trộn với 1kg thức ăn cho cá, cho cá ăn 2 lần/ngày.

Câu 5: Em hãy đưa ra biện pháp phòng bệnh đốm trắng do virus cho ao nuôi tôm sú.

Bài làm chi tiết:

Biện pháp phòng bệnh đốm trắng do virus cho ao nuôi tôm sú:

- Diệt tạp khi cải tạo ao nuôi; che lưới, rào chắn ao nuôi để ngăn chặn vật chủ xâm nhập vào ao.

- Cấp nước vào ao qua túi lọc để hạn chế trứng, ấu trùng giáp xác mang mầm bệnh xâm nhập vào ao; khử trùng nước trước khi thả giống.

- Sử dụng con giống đã được kiểm dịch chặt chẽ để đảm bảo con giống không mang mầm bệnh.

- Quản lý tốt môi trường ao nuôi để giảm stress cho tôm.

- Bổ sung men vi sinh, vitamin C, chất kích thích miễn dịch qua đường thức ăn cho tôm để tăng khả năng kháng bệnh.

- Trong trường hợp phát hiện có ao tôm nhiễm đốm trắng, cần khử trùng và cách ly ngay với các ao khác. Sử dụng hóa chất sát trùng liều cao để tiêu diệt virus trước khi thải nước ra ngoài. Có thể sử dụng formalin với liều từ 50 đến 70 mg/L hoặc chlorine liều từ 50 đến 100 mg/L để khử trùng ao.

- Khi phát hiện tôm nhiễm đốm trắng do virus, cần thông báo ngay với chuyên gia hoặc cơ quan chức năng để xử lý kịp thời, giảm thiểu lây lan bệnh.

Câu 6: Em sẽ xử lý như thế nào khi ao nuôi cá tra bị nhiễm bệnh gan thận mủ?

Bài làm chi tiết:

Các cách xử lý khi ao nuôi cá tra bị nhiễm bệnh gan thận mủ

- Khi cá tra xuất hiện bệnh gan thận mủ, việc đầu tiên cần làm là ngừng cho cá ăn để giảm bớt lượng thức ăn dư thừa trong ao, hạn chế ô nhiễm môi trường nước và giảm nguy cơ lây lan bệnh.

- Thay nước ao nuôi là biện pháp quan trọng để loại bỏ mầm bệnh, khí độc và cải thiện chất lượng nước. Nên thay nước từ từ, mỗi lần thay khoảng 20-30% lượng nước trong ao. Có thể sử dụng các loại chế phẩm sinh học để xử lý nước ao nuôi sau khi thay nước.

- Sử dụng các loại thuốc có hiệu quả diệt khuẩn, chống viêm và hỗ trợ chức năng gan thận cho cá.

- Vệ sinh ao nuôi định kỳ để loại bỏ thức ăn thừa, phân cá và các chất hữu cơ bùn lắng dưới đáy ao. Có thể sử dụng các loại chế phẩm sinh học để khử khí độc và làm sạch môi trường nước ao nuôi.

- Theo dõi và giám sát tình trạng sức khỏe của cá thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời.

Tìm kiếm google:

Giải Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều, Giải bài Ôn tập chủ đề 9 Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều, Giải Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Cánh diều bài Ôn tập chủ đề 9

Xem thêm các môn học

Giải Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com