Giải chi tiết Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều bài Ôn tập chủ đề 2

Hướng dẫn giải chi tiết bài Ôn tập chủ đề 2 sách mới Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

1. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC

Hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu dưới đây:

Bài làm chi tiết:

Học sinh hoàn thành sơ đồ dựa theo gợi ý dưới đây:

Sinh trưởng và phát triển của cây rừng:

- Khái niệm sinh trưởng và phát triển của cây rừng:

+ Sinh trưởng của cây rừng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cây (hoặc từng bộ phận).

+ Phát triển của cây rừng là tiến trình có tính quy luật của những biến đổi về chất lượng các chất chứa trong tế bào và của quá trình tạo hình (phát sinh các cơ quan, bộ phận, thành phần cấu trúc mới) mà cây rừng trải qua trong toàn bộ đời sống của nó

- Quy luật sinh trưởng, phát triển của cây rừng:  (4 giai đoạn)

+ Giai đoạn non

+ Giai đoạn gần thành thục

+ Giai đoạn thành thục

+ Giai đoạn già cỗi

  1. Hoạt đồng trồng và chăm sóc rừng

- Vai trò của trồng rừng:

+ Phủ xanh những vùng đất trống, đồi núi trọc; khôi phục lại những diện tích rừng bị tàn phá do cháy, thiên tai,...

+ Cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng xã hội, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

+ Phòng hộ, bảo vệ môi trường sống như duy trì sự cân bằng O, và CO, trong khí quyển,...; góp phần bảo tồn đa đạng sinh học.

+ Góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho những người dân tham gia hoạt động trồng rừng.

- Vai trò  của chăm sóc rừng:

+ Chăm sóc rừng giúp giảm sự phát triển của cỏ dại, sâu bệnh hại; tăng khả năng thấm và giữ nước của đất, làm đất tơi xốp, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho rừng non sinh trưởng và phát triển tốt.

+ Cây con được chăm sóc có tỉ lệ sống cao hơn, góp phần nâng cao giá trị kinh tế của rừng trồng.

- Nhiệm vụ của trồng rừng:

+ Trồng rừng phải đảm bảo toàn bộ diện tích đất được sử dụng cho mục đích lâm nghiệp luôn được phủ xanh.

+ Trồng rừng sản xuất để cung cấp lâm sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

+ Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn,………; trồng rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.

+ Trồng rừng đặc dụng ở vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu và thực nghiệm khoa học để phủ xanh lại những diện tích rừng đặc dụng đã mất, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học bằng trồng những loài cây bản địa có giá trị, tăng giá trị văn hoá, cảnh quan cho những khu rừng văn hoá – lịch sử.....

- Nhiệm vụ của chăm sóc rừng:

+ Áp dụng các biện pháp kĩ thuật lâm sinh như làm cỏ, xới đất, bón phân,... để làm tăng tỉ lệ sống sau khi trồng, tạo điều kiện thuận lợi cho rừng sinh trưởng nhanh và phát triển tốt. 

+ Tỉa cành giúp làm tăng hiệu quả quá trình trao đổi chất của cây, làm tăng chiều cao dưới cành, giảm khuyết tật sản phẩm gỗ, nâng cao chất lượng gỗ. 

+ Trồng dặm, tỉa thưa để đảm bảo mật độ trồng rừng theo hướng dẫn kĩ thuật của từng loại rừng, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, nâng cao chất lượng và đảm bảo các chức năng của rừng.

- Thời vụ trồng rừng:

+ Miền bắc

+ Miền trung

+ Miền nam

- Trồng rừng bằng cây con:

+ Trồng bằng cây có bầu

+ trồng rừng bằng cây có rễ trần

- Chăm sóc rừng:

+ Làm cỏ, xới đất, vun gốc

+ Bón thúc

+ Tưới nước

+ Tỉa thưa, tỉa cành

+ Trồng dặm

- Trồng rừng bằng gieo hạt thẳng: 

+ Gieo toàn diện: gieo vãi đều hạt giống trên toàn bộ diện tích đất trồng rừng.

+ Gieo cục bộ: gieo hạt trên một phần diện tích đất trồng rừng (gico theo hàng, khóm).

2. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy phân tích quy luật sinh trưởng và phát triển của cây rừng

Bài làm chi tiết:

Quy luật sinh trưởng và phát triển của cây rừng:

1. Giai đoạn non

Giai đoạn nơn là giai đoạn từ khi hạt nảy mầm đến trước khi cây ra hoa, kết quá. Trong những năm đầu của thời kỳ sinh trưởng, khi cây rừng còn non, chưa có bộ rễ và tán cây hoàn chỉnh nên tốc độ sinh trường còn chậm.

2. Giai đoạn gần thành thục

Ở giai đoạn này, cây sinh trường mạnh về chiều cao và đường kính. Cây rừng bắt đầu ra hoa, kết quả.

3. Giai đoạn thành thục

Sinh trưởng đường kính và chiều cao của cây rừng tăng dần và đạt đến kích thước cực đại. Giai đoạn này, cây rừng ra hoa kết quả đạt số lượng nhiều và chất lượng cao nhất.

4. Giai đoạn già cỗi

Sinh trưởng của cây rừng sau khi đạt kích thước cực đại thì chậm dần rồi ngưng lại và hầu như không tiếp tục tăng cho đến khi cây già cỗi và chết. Ở giai đoạn này, khả năng ra hoa, kết quả giảm, cây già cỗi, yếu ớt, thường xuất hiện hiện tượng rỗng ruột, dễ bị đổ.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Một số chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh trưởng của cây rừng như đường kính thân cây, chiều cao cây, hàm lượng mùn trong đất rừng, đường kính tán. 

B. Đường kính thân cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng phát triển của cây rừng. 

C. Đường kính thân cây, chiều cao cây, đường kính tán, thể tích cây được sử dụng để đánh giá khả năng sinh trưởng của cây rừng.

D. Phát triển của cây rừng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cây (hoặc từng bộ phận). 

Bài làm chi tiết:

Đáp án: D. Phát triển của cây rừng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cây (hoặc từng bộ phận).

Câu 3: Hãy nêu vai trò, nhiệm vụ của việc trồng và chăm sóc rừng.

Bài làm chi tiết:

a. Vai trò trồng rừng:

- Phủ xanh những vùng đất trống, đồi núi trọc; khôi phục lại những diện tích rừng bị tàn phá do cháy, thiên tai,...

- Cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng xã hội, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

- Phòng hộ, bảo vệ môi trường sống như duy trì sự cân bằng O, và CO, trong khí quyển,...; góp phần bảo tồn đa đạng sinh học.

- Góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho những người dân tham gia hoạt động trồng rừng.

b. Vai trò chăm sóc rừng:

- Chăm sóc rừng giúp giảm sự phát triển của cỏ dại, sâu bệnh hại; tăng khả năng thấm và giữ nước của đất, làm đất tơi xốp, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho rừng non sinh trưởng và phát triển tốt.

- Cây con được chăm sóc có tỉ lệ sống cao hơn, góp phần nâng cao giá trị kinh tế của rừng trồng.

c. Nhiệm vụ của trồng rừng:

- Trồng rừng phải đảm bảo toàn bộ diện tích đất được sử dụng cho mục đích lâm nghiệp luôn được phủ xanh.

- Trồng rừng sản xuất để cung cấp lâm sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn,…; trồng rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.

- Trồng rừng đặc dụng ở vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu và thực nghiệm khoa học để phủ xanh lại những diện tích rừng đặc dụng đã mất, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học bằng trồng những loài cây bản địa có giá trị, tăng giá trị văn hoá, cảnh quan cho những khu rừng văn hoá – lịch sử.....

d. Nhiệm vụ chăm sóc rừng: 

– Áp dụng các biện pháp kĩ thuật lâm sinh như làm cỏ, xới đất, bón phân,... để làm tăng tỉ lệ sống sau khi trồng, tạo điều kiện thuận lợi cho rừng sinh trưởng nhanh và phát triển tốt. 

– Tỉa cành giúp làm tăng hiệu quả quá trình trao đổi chất của cây, làm tăng chiều cao dưới cành, giảm khuyết tật sản phẩm gỗ, nâng cao chất lượng gỗ. 

– Trồng dặm, tỉa thưa để đảm bảo mật độ trồng rừng theo hướng dẫn kĩ thuật của từng loại rừng, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, nâng cao chất lượng và đảm bảo các chức năng của rừng.

Câu 4: Hãy giải thích việc bố trí thời vụ trồng rừng ở nước ta.

Bài làm chi tiết:

Việc bố trí thời vụ trồng rừng ở nước ta chịu ảnh hưởng từ: thời tiết, độ ẩm, khí hậu, nhiệt độ. Việt Nam có đa dạng về khí hậu từ vùng nhiệt đới ẩm ướt đến vùng khí hậu ôn đới. Bố trí thời vụ trồng rừng phải phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho cây trồng.

Câu 5: Hãy mô tả kỹ thuật trồng rừng bằng cây con có bầu, cây con rễ trần, gieo hạt thẳng.

Bài làm chi tiết:

Kỹ thuật trồng rừng bằng cây con có bầu, cây con rễ trần, gieo hạt thẳng

a. Quy trình trồng rừng bằng cây có bầu:

- Tạo hố trồng cây: Tạo hố rộng khoảng 30 cm hoặc 40 cm và sâu hơn chiều dài rễ cọc của cây từ 2 đến 4cm để đảm bảo lấp đất được kín gốc cây, bộ rễ cây con phát triển thuận lợi.

- Đặt cây vào hố: Đặt cây thẳng đứng vào giữa hố để đảm bảo rễ của cây phát triển đều về các phía, cây mọc thẳng. Khi đặt cần đảm bảo bộ rễ của cây ở trạng thái tự nhiên (không bị cong, gập).

- Lấp đất lần 1: Lấp đất kín rễ, giữ cho cây đứng thẳng rồi nhấc nhẹ thân cây lên 1 đến 2cm tạo cho bộ rễ cây thẳng tự nhiên, sau đó nén đất xung quanh để cố định cây

- Lấp đất lần 2: Phủ kín cổ rễ bằng đất nhỏ rồi nén đất xung quanh để đảm bảo gốc cây chắc chắn, cây có bộ rễ chắc hơn và không dễ bị đổ, tạo thuận lợi cho rễ hút chất dinh dưỡng từ đất.

- Vun gốc: Lấp đất đầy hố và vun đất cao hơn cổ rễ từ 1 đến 2 cm giúp duy trì được độ ẩm, làm mát cho gốc và rễ cây, cây đứng vững hơn. Không nén đất xung quanh vì khi đất bị nén chặt thì khả năng thấm, thoát nước và trao đổi không khí của đất kém

b. Quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần

- Tạo hố trồng cây: Tạo hố rộng khoảng 30 cm hoặc 40 cm và sâu hơn chiều dài rễ cọc của cây từ 2 đến 4cm để đảm bảo lấp đất được kín gốc cây, bộ rễ cây con phát triển thuận lợi.

- Đặt cây vào hố: Đặt cây thẳng đứng vào giữa hố để đảm bảo rễ của cây phát triển đều về các phía, cây mọc thẳng. Khi đặt cần đảm bảo bộ rễ của cây ở trạng thái tự nhiên (không bị cong, gập).

- Lấp đất lần 1: Lấp đất kín rễ, giữ cho cây đứng thẳng rồi nhấc nhẹ thân cây lên 1 đến 2cm tạo cho bộ rễ cây thẳng tự nhiên, sau đó nén đất xung quanh để cố định cây

- Lấp đất lần 2: Phủ kín cổ rễ bằng đất nhỏ rồi nén đất xung quanh để đảm bảo gốc cây chắc chắn, cây có bộ rễ chắc hơn và không dễ bị đổ, tạo thuận lợi cho rễ hút chất dinh dưỡng từ đất.

- Vun gốc: Lấp đất đầy hố và vun đất cao hơn cổ rễ từ 1 đến 2 cm giúp duy trì được độ ẩm, làm mát cho gốc và rễ cây, cây đứng vững hơn. Không nén đất xung quanh vì khi đất bị nén chặt thì khả năng thấm, thoát nước và trao đổi không khí của đất kém.

c. Quy trình trồng rừng gieo hạt thẳng

- Gieo toàn diện: gieo vãi đều hạt giống trên toàn bộ diện tích đất trồng rừng.

- Gieo cục bộ: gieo hạt trên một phần diện tích đất trồng rừng (gieo theo hàng, khóm).

Câu 6: Hãy nêu các biện pháp để chăm sóc rừng và tác dụng của các biện pháp đó.

Bài làm chi tiết:

Các biện pháp chăm sóc rừng được áp dụng để đảm bảo sự phát triển và bền vững của rừng, giúp cây trồng có điều kiện tốt nhất để phát triển và cung cấp nhiều lợi ích môi trường và kinh tế. Dưới đây là các biện pháp chăm sóc rừng và tác dụng của chúng:

- Làm cỏ, xới đất, vun gốc:

Tác dụng: Loại bỏ cỏ và xới đất giúp loại bỏ cạnh tranh cho cây trồng từ cỏ dại, giúp cây trồng có thêm nguồn dinh dưỡng và không gian để phát triển. Vun gốc giúp bảo vệ gốc cây, giảm sự hấp thụ nước của đất và giữ ẩm cho đất.

- Bón thúc:

Tác dụng: Bón thúc cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cây trồng, giúp cây phát triển khỏe mạnh và nhanh chóng. Đồng thời, nó cũng giúp cải thiện chất lượng đất và tăng hiệu suất sinh sản của cây trồng.

- Tưới nước:

Tác dụng: Tưới nước đảm bảo rằng cây trồng được cung cấp đủ nước để phát triển, đặc biệt là trong các khu vực thiếu nước hoặc trong mùa khô. Điều này giúp tăng cường sinh trưởng và phát triển của cây trồng, đồng thời giảm nguy cơ hạn hán.

- Tỉa thưa, tỉa cành:

Tác dụng: Tỉa thưa và tỉa cành giúp kiểm soát sự phát triển của cây trồng, tạo ra không gian cho ánh sáng và không khí lưu thông, từ đó tăng cường sự phát triển của các phần cây còn lại. Nó cũng giúp cải thiện hình dáng và cấu trúc của cây, làm giảm nguy cơ sâu bệnh và nâng cao chất lượng gỗ.

- Trồng dặm:

Tác dụng: Trồng dặm là việc trồng cây trồng mới vào các khu vực rừng đã bị phá hủy hoặc trồng thêm cây vào các khu vực rừng đã có cây. Nó giúp tái tạo rừng, tăng cường năng lượng sinh sản và đa dạng sinh học, cung cấp lâm sản và bảo vệ môi trường.

Câu 7: Hoạt động nào dưới đây không thuộc các biện pháp chăm sóc rừng?

A. Trồng dặm

B. Tỉa thưa, tỉa cành

C. Xới đất, vun gốc kết hợp bón thúc cho cây

D. Sản xuất cây con có bầu

E. Phát cây bụi, dây leo, cỏ dại xâm lấn cây trồng rừng chính

Bài làm chi tiết:

Đáp án: Sản xuất cây con có bầu

Câu 8: Tìm hiểu và nêu thời vụ, mô tả kỹ thuật trồng, chăm sóc một số loại cây rừng mà em biết.

Bài làm chi tiết:

Cây Bạch đàn (Eucalyptus spp.)

- Thời vụ trồng:

+ Miền Bắc: Tháng 2 - 4 và tháng 8 - 10.

+ Miền Trung: Tháng 2 - 4 và tháng 9 - 11.

+ Miền Nam: Trồng quanh năm, thích hợp nhất vào đầu mùa mưa.

- Kỹ thuật trồng:

+ Trồng bằng cây con:

  • Chọn cây con có bầu đất nguyên vẹn, không bị nứt vỡ.
  • Kích thước hố trồng: 40 x 40 x 40 cm. 
  • Trồng cây vào hố, lấp đất và tưới nước cho cây.

+ Trồng bằng hom:

  • Chọn hom có đường kính 1 - 2 cm, dài 20 - 30 cm
  • Cắm hom vào hố đã được chuẩn bị.
  • Lấp đất và tưới nước cho hom.

- Chăm sóc:

+ Tưới nước: Tưới nước thường xuyên cho cây, nhất là vào mùa khô.

+ Làm cỏ, vun gốc: Loại bỏ cỏ dại xung quanh gốc cây và vun gốc cho cây.

+ Bón phân: Bón phân cho cây 2 - 3 lần/năm.

+ Phòng trừ sâu bệnh: Phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

Tìm kiếm google:

Giải Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều, Giải bài Ôn tập chủ đề 2 Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều, Giải Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Cánh diều bài Ôn tập chủ đề 2

Xem thêm các môn học

Giải Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com