Hướng dẫn giải chi tiết bài 2 Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp sách mới Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
Câu hỏi: Kể tên của các hoạt động lâm nghiệp có trong Hình 2.1.
Bài làm chi tiết:
- Hình a: Phát triển rừng (Trồng rừng)
- Hình b: Sử dụng rừng
- Hình b: Chế biến và thương mại lâm sản
Câu hỏi: Hãy nêu một số hoạt động cơ bản của lâm nghiệp
Bài làm chi tiết:
Một số hoạt động cơ bản của lâm nghiệp:
- Quản lý rừng
- Phát triển rừng
- Sử dụng rừng
- Chế biến lâm sản
- Thương mại lâm sản
Câu hỏi: Hãy kể tên các chủ thể quản lý rừng ở nước ta hiện nay.
Bài làm chi tiết:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước về rừng.
- Chủ quản lý gồm: ban quản lý rừng đặc dụng; ban quản lý rừng phòng hộ; tổ chức kinh tế; lực lượng vũ trang; tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục; hộ gia đình, cá nhân trong nước; cộng đồng dân cư; doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Câu hỏi: Nêu các hoạt động chính trong công tác bảo vệ rừng.
Bài làm chi tiết:
Các hoạt động chính trong công tác bảo vệ rừng:
– Chống những tác động tiêu cực của con người đến tài nguyên rừng (chặt phá rừng trái phép, đốt rừng làm nương rẫy,...).
- Phòng chống sâu hại rừng (sâu róm thông, sâu ăn lá bồ đề,...).
- Phòng chống bệnh hại rừng (bệnh phấn trắng, bệnh chổi xể, bệnh gỉ sắt,...).
- Phòng cháy, chữa cháy rừng nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, bảo vệ tốt những diện tích rừng hiện có.
Luyện tập: Hãy kể thêm một số tác động tiêu cực của con người đển rừng.
Bài làm chi tiết:
* Tác động tiêu cực của con người đến rừng:
- Chặt phá rừng bừa bãi để lấy gỗ, mở rộng diện tích đất nông nghiệp, khai thác khoáng sản,...
- Hoạt động đốt nương rẫy, du canh du cư.
- Khai thác gỗ không bền vững, không tái canh.
- Xả thải rác thải sinh hoạt, công nghiệp vào rừng.
- Sử dụng hóa chất độc hại trong khai thác lâm nghiệp.
- Săn bắt trái phép, sử dụng các phương pháp tiêu diệt tập thể.
- Buôn bán động vật hoang dã trái phép.
Vận dụng: Hoạt động bảo vệ rừng nào đang được áp dụng ở một địa phương mà em biết?
Bài làm chi tiết:
* Hoạt động bảo vệ rừng đang được áp dụng tại Hòa Bình:
- Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ.
- Phát động phong trào "Toàn dân bảo vệ rừng".
- Tổ chức các đội bảo vệ rừng, kiểm lâm thường xuyên tuần tra, canh gác.
- Tuyên truyền, giáo dục về tầm quan trọng của rừng.
- Tổ chức các hội thi, hội thảo về bảo vệ rừng.
- Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, nhân viên kiểm lâm.
Câu hỏi:
1. Ý nghĩa của hoạt động phát triển rừng là gì?
2. Nêu các hoạt động phát triển rừng đang được áp dụng ở Việt Nam.
Bài làm chi tiết:
1. Ý nghĩa của hoạt động phát triển rừng: Phát triển rừng nhằm tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng.
2. Hoạt động phát triển rừng đang được áp dụng ở Việt Nam:
- Trồng mới rừng;
- Trồng lại rừng sau khai thác, bị thiệt hại do thiên tai hoặc do các nguyên nhân khác;
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng;
- Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt và áp dụng các biện pháp kĩ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích, trữ lượng, chất lượng rừng.
Luyện tập: Dựa vào số liệu trong Bảng 2.1, hãy nhận xét về hoạt động phát triển rừng ở Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 2022.
Bài làm chi tiết:
Nhận xét về hoạt động phát triển rừng ở Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2022:
- Nhìn chung, tổng diện tích rừng ở Việt Nam trên đà tăng cao và phát triển (từ 9 175.6 nghìn ha của năm 1990 tăng lên 14 790,1 nghìn ha của 2022)
- Rừng tự nhiên có xu hướng tăng từ năm 1990 đến năm 2010. Từ năm 2010 đến 2022, diện tích rừng tự nhiên phát triển không đều có sự xen kẽ tăng và giảm.
- Diện tích rừng trồng từ năm 1990 đến 2022 có sự tăng qua các năm nhưng không mạnh mẽ.
Câu hỏi: Rừng được sử dụng cho những mục đích gì?
Bài làm chi tiết:
Rừng được sử dụng cho những mục đích sau:
- Bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gene sinh vật rừng, di tích lịch sử – văn hoá, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục.
- Bảo vệ nguồn nước; bảo vệ đất; chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống; chống sa mạc hóa; hạn chế thiên tai; điều hoà khí hậu; góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng và an ninh.
- Cung cấp lâm sản (gỗ và lâm sản ngoài gỗ).
- Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng).
- Cung cấp dịch vụ môi trường rừng.
Câu hỏi: Vì sao chế biến lâm sản là khâu quan trọng trong chu tình sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp?
Bài làm chi tiết:
Chế biến lâm sản là khâu quan trọng trong chu trình sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp vì:
- Chế biến lâm sản giúp nâng cao giá trị của gỗ và các sản phẩm từ gỗ.
- Tạo ra các sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Chế biến lâm sản giúp tận dụng tối đa nguyên liệu, giảm thiểu lãng phí.
- Chế biến lâm sản giúp sử dụng nguyên liệu hiệu quả, giảm thiểu khai thác rừng.
- Ngành chế biến lâm sản tạo ra nhiều việc làm cho người lao động; Góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Câu hỏi: Hãy nêu những đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp.
Bài làm chi tiết:
Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp:
- Ngành sản xuất kinh doanh có chu kì dài
- Quá trình tái sản xuất tự nhiên xen kẽ với quá trình tái sản xuất kinh tế
- Sản xuất lâm nghiệp có tính thời vụ
Câu hỏi: Đặc trưng chu kỳ sinh trưởng kéo dài của cây gây ra hạn chế gì cho sản xuất lâm nghiệp.
Bài làm chi tiết:
Cây lâm nghiệp có chu kì kinh doanh dài dẫn đến tốc độ quay vòng vốn chậm, thời gian thu hồi vốn lâu. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tổ chức sản xuất, tình hình quản lí, sử dụng các nguồn lực trong lâm nghiệp.
Luyện tập: Phân biệt quá trình tái sản xuất tự nhiên và tái sản xuất kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp.
Bài làm chi tiết:
* Phân biệt quá trình tái sản xuất tự nhiên và tái sản xuất kinh tế:
Nội dung | Tái sản xuất tự nhiên | Tái sản xuất kinh tế |
Khái niệm | Là quá trình sinh trưởng, phát triển của rừng dưới tác động của các yếu tố tự nhiên như khí hậu, đất đai, nước,... | Là quá trình con người tác động vào quá trình sinh trưởng, phát triển của rừng để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. |
Mục đích | duy trì và phát triển hệ sinh thái rừng. | thu hoạch gỗ và các sản phẩm lâm nghiệp khác để phục vụ nhu cầu con người. |
Quy trình | Hạt cây nảy mầm, phát triển thành cây con. Cây con sinh trưởng, phát triển thành cây trưởng thành. Cây trưởng thành ra hoa, kết quả. Hạt từ quả rơi xuống đất, nảy mầm và tiếp tục vòng đời mới. | Con người trồng rừng, chăm sóc rừng. Phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ rừng. Thu hoạch gỗ và các sản phẩm lâm nghiệp khác. Trồng rừng mới để thay thế cho rừng đã khai thác. |
Tác động | Tốn thời gian dài. Năng suất thấp. Dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên. | Nhanh hơn tái sản xuất tự nhiên. Năng suất cao hơn. Ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên. |
Câu hỏi: Hoạt động sản xuất lâm nghiệp thường tiến hành trên khu vực có điều kiện như thế nào?
Bài làm chi tiết:
- Phần lớn diện tích đất lâm nghiệp có độ dốc cao, địa hình chia cắt phức tạp, hiểm trở, đất nghèo dinh dưỡng và xa khu dân cư,...
- Hoạt động sản xuất lâm nghiệp thường diễn ra ở vùng sâu, vùng xa nơi có điều kiện tự nhiên phức tạp, cơ sở hạ tầng kém phát triển. Do vậy, khi triển khai sản xuất lâm nghiệp trên diện rộng có thể gặp rủi ro lớn vì những trở ngại trong công tác quản lí và bảo vệ thành quả lao động.
Vận dụng: Hãy tìm hiểu và đưa ra nhận xét về một số hoạt động cơ bản của lâm nghiệp ở một địa phương mà em biết.
Bài làm chi tiết:
* Một số hoạt động cơ bản của lâm nghiệp ở tỉnh Hòa Bình:
- Trồng rừng:
+ Quy mô: Tỉnh Hòa Bình đang triển khai chương trình trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025.
+ Loại cây: Cây keo, lát hoa, mỡ, sấu,...
+ Hình thức: Trồng rừng tập trung, giao khoán cho hộ gia đình, kết hợp với chăn nuôi.
- Nhận xét:
+ Hoạt động trồng rừng được triển khai mạnh mẽ, góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc.
+ Nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường, giảm thiểu lũ lụt, hạn hán.
+ Tạo nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến lâm sản.
- Bảo vệ rừng:
+ Lực lượng: Ban quản lý rừng, kiểm lâm, dân quân tự vệ.
+ Hoạt động: Tuần tra, canh gác, xử lý vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.
+ Công tác tuyên truyền: Nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho người dân.
- Nhận xét:
+ Hoạt động bảo vệ rừng được quan tâm, góp phần giảm thiểu tình trạng phá rừng, cháy rừng.
+ Nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho người dân.
iải Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều, giải bài 2 Đặc trưng cơ bản của sản Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 cánh diều, giải Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 cánh diều bài 2 Đặc trưng cơ bản của sản