Giải chi tiết kinh tế pháp luật 11 cánh diều mới Bài 10 Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Giải Bài 10 Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật sách Kinh tế và Pháp luật 11 cánh diều mới. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Em hãy nêu quyền bình đẳng của công dân mà em biết.

Hướng dẫn trả lời:

  • Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
  • Bình đẳng giữa ông bà và cháu
  • Bình đẳng giữa anh chị em
  • Bình đẳng giữa cha mẹ và con
  • Bình đẳng giữa nam và nữ

KHÁM PHÁ 

1. Công dân bình đẳnh về quyền và nghĩa vụ.

a. Trong trường hợp 1 các bạn học sinh lớp 12A được hưởng quyền gì? Các bạn ấy có bị phân biệt đối xử vì hoàn cảnh gia đình không?

b. Ở trường hợp 2 thể hiện quyền nào của công dân?

c. Trong trường hợp 1 vì sao cơ quan thuế không chấp nhận đề nghị nộp chậm thuế của bà V?

d. Em đồng ý với ý kiến của bạn Q hay bạn K? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

a. Trong trường hợp 1 các bạn học sinh lớp 12A được hưởng quyền học tập.

Các bạn ấy không bị phân biệt đối xử vì hoàn cảnh gia đình.

b. Ở trường hợp 2 thể hiện quyền tự do kinh doanh, của công dân

c. Trong trường hợp 1,  cơ quan thuế không chấp nhận đề nghị nộp chậm thuế của bà V vì tất cả công dân về nghĩa vụ như tuân theo Hiến pháp và pháp luật, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc,..... nên trường hợp bà V không được chấp nhận.

d. Em đồng ý với ý kiến của bạn Q vì tất cả công dân về nghĩa vụ như tuân theo Hiến pháp và pháp luật, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc..... nên đóng thuế đầy đủ là nghĩa vụ chứ không phải ưu tiên cho bạn K.

2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

a. Từ các thông tin 1,2 em hãy cho biết vì sao bà X, bà Y ở thông tin 3 bị cáo C và D ở thông tin 4 đều bị xử lí do vi phạm pháp luật. Việc Đội quản lí thị trường huyện T và tòa án nhân dân tỉnh V  xử phạm những người vi phạm pháp luật để thể hiện công dân bình đẳng về nội dung nào?

b. Từ các thông tin trên, em hiểu như thế nào là công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí?

Hướng dẫn trả lời:

a. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí 

b. Công dân đều bình đẳng về trách nhiệm pháp lí và bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải xử lí theo quy định của pháp luật, không phân biệt đó là người có chức, có quyền,....

3. Ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân đối với đời sống con người và xã hội.

a. Quy định ưu tiên tuyển sinh đại học cho học sinh người dân tộc thiểu số có thể hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật hay không ? vì sao?Việc cộng điểm ưu tiên tạo cơ hội gì cho học sinh người dân tộc thiểu số? 

b. Quyền bình đẳng của công dân được thể hiện như thế nào trong trường hợp 2?

c. Từ các trường hợp trên, theo em quyền bình đẳng có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người? 

Hướng dẫn trả lời:

a. Quy định ưu tiên tuyển sinh đại học cho học sinh người dân tộc thiểu số có thể hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật Vì hoàn cảnh và cơ sở vật chất nơi vùng sâu khó khăn. 

- Việc cộng điểm ưu tiên tạo cơ hội học tập cho học sinh người dân tộc thiểu số.

b. Quyền bình đẳng tự do kinh doanh 

c. Quyền bình đẳnh của công dân trước pháp luật là một trong các quyền cơ bản của con người của công dân được quy định trong hiện pháp và luật được thực hiện trong thực tế nên quyền bình đẳng có ý nghĩa công bằng với tất cả mọi người...

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật? Vì sao?

a. Ông G và ông H có điều kiện, cò hoàn cảnh khác nhau cùng nộp đơn đăng kí kinh doanh, với hồ sơ và điều kiện như nhau đều được cấp giấy chứng nhận kinh doanh.

b. S và P cùnng 16 tuổi cùng đi xe máy vào đường ngược chiều nhưng Cảnh sát chỉ xử phạt S mà không xử phạt P

c. Bà X và bà Y cùng kinh doanh một mặt hàng và cùng nộp thuế kinh doanh như nhau nhưng cửa hàng bà X bị xử phạt còn cửa hàng của bà Y không bị xử phạt với lí do cửa hàng này bán hàng kém hơn.

d. Hai bạn B và C đều mới tốt nghiệp trung học phổ thông, đã khám sức khỏe và đều thuộc diện nhập ngữ theo quy định nhưng B có giấy gọi nhập ngũ còn C thì được miễn với lí do chờ ôn thi đại học cho sang năm.

Hướng dẫn trả lời:

- Nội dung thể hiện quyền bình đẳng công dân trước pháp luật: a, d 

- Giải thích: Vì quyền bình đẳng trước pháp luật tạo điều kiện để công dân được sống một cuộc sống an toàn, lành mạnh, phát triển đầy đủ và toàn diện trên cơ sở đó có điều kiện và khẳ năng thực hiện được quyền và nghĩa cụ của mình đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật.

Câu hỏi 2:  Em hãy xử lí tình huống sau:

Trường hợp a:

Em có đồng ý với ý kiến của các bạn trong tình huống này không? Vì sao?

Trường hợp b:

a. Em nhận xét thế nào về việc xử phạt của Thanh tra y tế trong tình huống trên?

b. Việc Thanh tra y tế không xử phạt chị C gây ra hậu quả gì cho công dân và xã hội?

Hướng dẫn trả lời:

* Trường hợp a:

Em không đồng ý với ý kiến của các bạn vì: Mọi người đều được bình đẳng trong học tập, trong cùng 1 lớp học, cùng một chương trình dạy, cũng thầy cô giáo đó dạy nhưng khả năng tiếp thu của mỗi người là khác nhau nên thành tích là khác nhau. Việc đỗ đại học, cao đẳng hoặc không trúng tuyển đó là năng lực của mỗi người, không phải do không bình đẳng trong học tập.

* Trường hợp b:

a. Việc xử phạt của Thanh tra y tế là không bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải xử lí theo quy định.

b. Việc Thanh tra y tế không xử phạt chị C gây ra sự bất bình đẳng cho công dân. Còn xã hội sẽ mất đi một khoản thu ngân sách đồng thời gây ra nhiều lời bất bình cho xã hội, giảm niềm tin vào hệ thống pháp luật,…

Câu 3: Tự liên hệ bản thân, em đã thực hiện pháp luật về quyền bình đẳng công dân như thế nao?

Hướng dẫn trả lời:

- Tôn trọng quyền của người khác: Tôn trọng quyền của người khác cũng là một việc làm quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng của công dân. Điều này bao gồm việc tôn trọng các quyền cơ bản như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tôn giáo, quyền bầu cử và quyền được đối xử công bằng.

- Tham gia vào các hoạt động xã hội: Tham gia vào các hoạt động xã hội, từ thiện, tình nguyện hay các hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi của những người yếu thế cũng là một cách để thực hiện quyền bình đẳng của công dân.

- Tìm hiểu và nghiên cứu về các vấn đề xã hội, như phân biệt chủng tộc, giới tính, giai cấp, đồng tính, tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa cũng là một cách để hiểu và thực hiện quyền bình đẳng của công dân.

VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng một kế hoạch tuyên truyền về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật theo gợi ý sau:

Lập kế hoạch tuyên truyền

  • Mục đích, đối tượng tuyên truyền
  • Hình thức, nội dung tuyên truyền
  • Thời gian, địa điểm thực hiện

Trình bày kế hoạch trước lớp.

Lập kế hoạch tuyên truyền

Hướng dẫn trả lời:

- Mục đích, đối tượng tuyên truyền

  • Mục đích: giúp mọi người hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ bình đẳng của công dân trước pháp luật.
  • Đối tượng tuyên truyền: học sinh, giáo viên trong lớp.

- Hình thức, nội dung tuyên truyền

  • Hình thức: tuyên truyền trực tiếp và băng zôn.
  • Nội dung: (1) Công dân có quyền bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; (2) Công dân bình đẳng về nghĩa vụ; (3) Ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân đối với đời sống con người và xã hội.

- Thời gian, địa điểm thực hiện:

  • Thời gian: Tiết Kinh tế và pháp luật. 
  • Địa điểm: lớp học.

 

Tìm kiếm google: Hướng dẫn giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều, sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều. Hướng dẫn giải Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều

Xem thêm các môn học

Giải kinh tế pháp luật 11 Cánh diều mới

GIÁO DỤC KINH TẾ

CHỦ ĐỀ 1. CẠNH TRANH, CUNG, CẦU TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

CHỦ ĐỀ 4. Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CHỦ ĐỀ 7. QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN

 

Copyright @2024 - Designed by baivan.net