Giải chi tiết kinh tế pháp luật 11 cánh diều mới Bài 11 Bình đẳng giới trong đời sống xã hội

Giải Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội sách Kinh tế và Pháp luật 11 cánh diều mới. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Hãy kể tên một số văn bản quy phạm pháp luật đề cập đến bình đẳng giới mà em biết.

Hướng dẫn trả lời: 

  • Hiến pháp 2013
  • Luật hôn nhân và gia đình 2014
  • Luật lao động 2019
  • ...

KHÁM PHÁ

1. Ý nghĩa của bình đăng giới.

a. Theo em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong thông tin 1 đưa lại quyền gì cho cá nhân và xã hội? 

b. Tình trạng bất bình đẳng giới trong thông tin 1 được giải quyết sẽ mang lại lợi ích gì cho các quốc gia trên thế giới và Việt Nam?

c. Em hãy xác định biểu hiện và ý nghĩa của bình đẳng giới trong trường hợp trên.

Hướng dẫn trả lời: 

a. Theo em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong thông tin 1 đưa lại quyền bình đẳng giới cho cá nhân và xã hội.

b. Tình trạng bất bình đẳng giới trong thông tin 1 được giải quyết sẽ mang lại lợi ích là nam và nữ cùng phát triển kinh tế xã hội và phát triển nguồn lực, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình cho các quốc gia trên thế giới và Việt Nam.

c. Biểu hiện và ý nghĩa của bình đẳng giới trong trường hợp trên là việc nam và nữ có vị trí và vai trò ngang nhau trên mọi phương diện của đời sống xã hội.

2. Pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực 

a. Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

Câu hỏi:

a. Dựa vào quy định của pháp luật trong thông tin 1, em hãy xác định biểu hiện của bình đẳng giới trong thông tin 2 và trường hợp trên??

b. Theo em, thúc đẩy bình đẳng giới được thể hiện như thế nào trong thông tin 2?

c. Hãy nêu thêm những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.

Hướng dẫn trả lời: 

a. Biểu hiện của bình đẳng giới: 

  • Nam nữ bình đẳng trong công việc và vai trò công việc.
  • Nam nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào vị trí quản lí, lãnh đạo của cơ cơ quan, tổ chức.
  • Trong quốc hội, phụ nữ có vị thế trong tổ chức Quốc hội.
  • ...

b. Thúc đẩy bình đẳng giới được thể hiện là phụ nữ dần có vị thế ở trong tổ chức Quốc hội và thông qua số lượng và chất lượng tham gia vào việc ra các quyết sách quan trọng đối với sự phát triển bền vũng của xã hội.

b. Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động.

Câu hỏi:

a. Em hãy xác định nội dung của bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động ở thông tin 1.

b. Nếu là cán bộ thuế, em sẽ giải thích như thế nào để ông T hiểu về trường hợp chi nhánh của doanh nghiệp tư nhân B sử dụng nhiều lao động nữ sẽ được ưu đãi về thuế?

c. Em hãy sử dụng quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lao động để nhận xét hành vi của Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu X.

Hướng dẫn trả lời: 

a. Nội dung của bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động ở thông tin 1: 

- Nam nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, kinh doanh,...

- Nam , nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng....

b. Nếu là cán bộ thuế, em sẽ giải thích như thế nào để ông T hiểu về trường hợp chi nhánh của doanh nghiệp tư nhân B sử dụng nhiều lao động nữ sẽ được ưu đãi về thuế, em sẽ giải thích về quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tếm lao động giúp cho tất cả mọi người đều có cơ hội làm việc theo đúng năng lực của bản thân và được hưởng lợi ích xứng đáng với công việc bản thân đã làm.

c. Hành vi của Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu X là sai vì trong quy định cảu pháp luật quy định rất rõ nam và nữ đều bình đẳng về chuyên môn, công việc,... nên việc làm của giám đốc là bất bình đẳng.

c. Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học công nghệ.

Câu hỏi:

a. Căn cứ vào quy định của pháp luật trong thông tin, em hãy xác định nội dung của bình đẳng giới trong trường hợp trên. 

b. Em hãy nêu thêm ví dụ về bình đẳng giới trong những lĩnh vực của đời sống.

Hướng dẫn trả lời: 

a. Em hãy xác định nội dung của bình đẳng giới trong trường hợp trên:

  • Nam nữ bình đẳng trong việc tiếp cận, hưởng thụ chính sách giáo dục,..
  • Bình đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học công nghệ
  • Tham gia hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao....
  • Xin việc

b. Ví dụ về bình đẳng giới trong những lĩnh vực của đời sống:

  • Bóng đá
  • Công việc
  • Học tập

d. Pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình.

Em hãy sử dụng các quy định của pháp luật trong thông tin để nhận xét suy nghĩ và hành động của các nhân vật trong câu chuyện trên.

Hướng dẫn trả lời: 

Suy nghĩ và hành động chị M sau khi tìm hiểu thì đã hiểu về bình đẳng giới đỡ đần công việc cho chị M và hai vợ chồng bình đẳng trong tất cả công việc, hành động.

3. Thực hiện quy định của pháp luật về bình đẳng giới.

a. Vận dụng thông tin 1 trong phần bình đẳng giói trong lĩnh vực chính trị em hãy nhận xét về việc thực hiện quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong thông tin trên? Theo em tại sao việc bảo đảm tỉ lệ nữ tham gia đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cập khóa XV không bị coi là bất bình đẳng giới?

b. Hãy sử dụng những quy định của pháp luật để nhận xét ý kiến của các nhân vật trong hai tình huống trên. Theo em Giám đốc Công ty A và bạn Dương nên làm như thế nào để thực hiện đúng quy định của pháp luật về bình đẳng giới?

c. Hãy chia sẻ với các bạn về một việc em đã thực hiện tốt quy định của pháp luật về bình đẳng giới.

Hướng dẫn trả lời: 

a. Vận dụng thông tin 1 trong phần bình đẳng giói trong lĩnh vực chính trị việc thực hiện quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong thông tin trên hoàn toàn bình đẳng giới.

Việc bảo đảm tỉ lệ nữ tham gia đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cập khóa XV không bị coi là bất bình đẳng giới.

b. Theo em Giám đốc Công ty A và bạn Dương nên tuyên truyền và giải thích cho mọi người hiểu rõ về luật pháp quy định về bình đẳng giới trong công việc cũng như trong mọi lĩnh vực đời 

c. Trong lúc bầu ban cán sự em đã dựa vào thành tích học tập và kỹ năng quản lí của các bạn bình chọn ra lớp phó học tập mà không phân biệt nam hay nữ.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định dưới đây? Vì sao?

a. Bình đẳng giới được hiểu là mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

b. Vợ, chồng và các thành viên trong gia đình tôn trọng nhau không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình.

c. Nam và nữ có cơ hội như nhau, làm mọi công việc không phân biệt điều kiện làm việc

d. Phụ nữ là đồng bào dân tộc ít người khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ là bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế

e. Bình đẳng giới là luôn ưu tiên cho phụ nữ để họ phát huy được hết năng lực của mình mong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Hướng dẫn trả lời: 

  • Em đồng ý với nhận định: a, b, 
  • Em không đồng ý với nhận định: d, e
  • Giải thích: Vì ai cũng cần bình đẳng trước công việc mọi lĩnh vực, công việc đều bình đẳng không phân biệt nam nữ. 

Câu hỏi 2: Em hãy xác định trong các trường hợp dưới đây ai thực hiện đúng, ai thực hiện chưa đúng về bình đẳng giới. Vì sao?

a. Hai vợ chồng anh T sống cùng bố mẹ, anh T thường đưa ra quyết định về mọi việc trong gia đình sau khi thống nhất với bố mẹ mình mà không quan tâm đến ý kiến của vợ mình.

b. Doanh nghiệp A đăng thông báo tuyển nhân viên, trong thông báo ghi rõ điều kiện để tuyển dụng nhân viên nam và điều kiện tuyển nhân viên nữ.

c. Chị M được cơ quan cử đi học để nâng cao chuyên môn nhưng chị từ chối vì muốn chăm sóc gia đình 

d. Bạn A không đồng ý người phụ trách Đội xung kích của lớp là bạn nữ vì cho rằng việc này con gái chân yếu tay mềm không làm được.

Hướng dẫn trả lời: 

  • Trường hợp thực hiện đúng về bình đẳng giới: b.
  • Trường hợp thực hiện chưa đúng về bình đẳng giới: a, d.
  • Giải thích: Trong gia đình, vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, lựa chọn và quyết định biện pháp kế hoạch phù hợp,…. Nam, nữ được bình đẳng khi tham gia các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao,…

Câu hỏi 3: Em hãy nêu những việc làm thực hiện quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực đời sống xã hội. 

Hướng dẫn trả lời: 

Những việc làm thực hiện quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực đời sống xã hội như:

  • Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới. Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, tư tưởng trọng nam khinh nữ, định kiến giới, phân biệt đối xử,…
  • Không kì thị, phân biệt đối xử bất kì ai dựa vào giới tính của họ, không chế giễu hay sỉ nhục người khác dựa trên giới tính và đảm bảo quyền lợi của người khác được đối xử công bằng.
  • Tham gia vào các hoạt động xã hội, từ thiện, tình nguyện hay các hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi của những người yếu thế cũng là một cách để thực hiện quyền bình đẳng của công dân.
  • Tìm hiểu và nghiên cứu về các vấn đề xã hội, như phân biệt chủng tộc, giới tính, giai cấp, đồng tính, tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa cũng là một cách để hiểu và thực hiện quyền bình đẳng của công dân.

Câu hỏi 4:  Em hãy xử lí tình huống sau:

a. Em hãy đóng vai đưa ra cách ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật trong những trường hợp

b. Theo em, bố mẹ của D có nhận thức đúng về bình đẳng giới không? Nếu là D em sẽ thuyết phục bố mẹ như thế nào?

Hướng dẫn trả lời: 

a. Nếu em là chị gái em sẽ giải thích nói cho chồng hiểu về bình đẳng giới đồng thời khuyên anh nên tìm hiểu về vấn đề chính trị, bình đẳng giới trong đời sống xã hội.

Em nghĩ cả lớp nên chia sẻ công việc với nhau thay vì để bạn nam làm công việc đó 1 mình. Em sẽ lên nói chuyện với cô để tạo một không gian lớp học bình đẳng giới trong học tập

Em sẽ khuyên bạn thân không nên như vậy mà thay vào đó mình nên tử chủ trong công việc và khuyên bạn nên tìm hiểu thêm về bình đẳng giới trong đời sống xã hội.

b. Bố mẹ D chưa có nhận thức đúng về bình đẳng giới. Nếu là D em sẽ thuyết phục bố mẹ vì công việc giờ không phân biệt nam nữ mà chuyên môn, công việc đều ngang hàng với nhau, không vì nam nữ mà lựa chọn công việc.

VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy cùng bạn lập kế hoạch tổ chức cuộc thi vẽ cổ động về thực hiện luật bình đẳng giới trong trường học.

Hướng dẫn trả lời: 

Tham khảo: Bài tuyên truyền cần có những nội dung chính sau: 

- Mục đích, yêu cầu

- Nội dung, thông điệp truyền tải

  • Giải thích về bình đẳng giới
  • Thực trạng bình đẳng giới hiện nay
  • Thông điệp truyền tải
  • ...

- Thời gian, địa điểm tuyên truyền

- Hình thức

- Kinh phí

Câu 2:  Em hãy cùng bạn khảo sát và viết bài tuyên truyền việc thực hiện bình đẳng giới tại trường em đang học. 

Hướng dẫn trả lời: 

Tham khảo: 

BÀI VIẾT TUYÊN TRUYỀN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

Ngày nay xã hội ngày càng phát triển thì bình đẳng giới là 1 lĩnh vực trong đời sống xã hội và gia đình cần được pháp luật bảo vệ. Với mục tiêu xóa bỏ phân biệt đối xử về giới tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế- xã hội và phát triển nguồn nhân lực. Tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ và thiết lập, củng cố mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ nam nữ, cùng với bình đẳng giới thì bạo lực gia đình là một trong những hành vi bị nghiêm cấm về bình đẳng giới trong gia đình để phát triển mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội.

          Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, gia đình và được thụ hưởng từ các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển: Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo ra, bao gồm sự bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn lực, bình đẳng trong thù lao công việc, bình đẳng trong viêc hưởng thụ các thành quả, bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội ( bình đẳng trong tiếng nói)

          Xã hội ngày nay ngày càng phát triển, vai trò, vị trí của phụ nữ, trẻ em ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên, định kiến giới và tư tưởng “ Trọng nam khinh nữ” vẫn tồn tại khá phổ biến ở trong gia đình và một bộ phận dân cư trong xã hội. Đây là hệ quả xấu đối với nam giới, là rào cản trong quá trình thực hiện bình đẳng giới. Sự bất bình đẳng vẫn tồn tại trong nhiều lĩnh vực như về: quyền lợi, nghĩa vụ, phân công lao động, cơ hội việc làm, tiền lương, thu nhập, cơ hội thăng tiến giữa nam và nữ. Muốn mọi người nhận thức tốt về bình đẳng giới thì trước hết:

          - Cái nền tảng đầu tiên là phải giáo dục ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường cần phải dạy cho các bé trai phải biết tôn trọng bé gái và phải hiểu rằng các bạn gái là phái yếu khi chơi đùa với nhau cần nhẹ nhàng, không bạo lực, việc dạy dỗ tính cách của 1 đứa trẻ cần qua 1 quá trình dài, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình. Qua đó khi trẻ trưởng thành trẻ sẽ hiểu rằng vai trò của mình là phải che chở và bảo vệ cho phụ nữ chứ không phải làm những điều không tôn trọng phụ nữ, làm những điều mà phụ nữ không thích, làm những cái mà phụ nữ không muốn. Cần phải dạy cho các bé có nhận thức sớm và đúng về vấn đề giới tính ngay từ khi còn bé, từ khi ở trong ghế nhà trường, để giúp cho sự nhận thức, hành vi đúng đắn, biết được danh giới, giới hạn nên làm và không nên làm trong các mối quan hệ. Bên cạnh đó, gia đình là yếu tố quan trọng nhất để xây dựng 1 xã hội bình đẳng giới trong tương lai, trong gia đình mặc dù phụ nữ là phái yếu thì phải được che chở, bảo vệ nhưng dù là nam hay nữ cũng cần sự tôn trọng, phải lắng nghe suy nghĩ của đối phương chia sẻ bình đẳng giới trong gia đình có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời đại, đặc biệt là trong điều kiện Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa hiện nay, bình đẳng giới trong gia đình là môi trường lành mạnh để con người, đặc biệt là trẻ em được đối xử bình đẳng, được giáo dục về quyền bình đẳng giới, được hành động bình đẳng là tiền đề quan trọng cho sự thành công trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, góp phần tăng chất lượng cuộc sống của các thành viên trong gia đình, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước, góp phần giải phóng phụ nữ và góp phần xây thể chế gia đình bền vững.

          Chính vì vậy cần cải thiện và nâng cao nhận thức của từng cá nhâ,n Đảng và nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về quyền bình đẳng trên lĩnh vực bình đẳng giới như: Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình…

          Trong đó, trọng tâm là Luật bình đẳng giới có hiệu lực thi hành từ 1/7/2007, bình đẳng giới trước hết là bình đẳng về cơ hội việc làm, bình đẳng trong đối xử như trả công lao động, các chế độ trợ cấp, phúc lợi, vị thế trong gia đìnhvà trong xã hội… Luật bình đẳng giới quy định nguyên tắc bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống XH và gia đình, biện pháp đảm bảo bình đẳng giới, trách nhiệm của chính quyền , tổ chức, gia đình, cá nhân trong thực hiện bình đẳng giới.

          Luật phòng chống bạo lực có hiệu lực thi hành từ 1/7/2008, quy định về phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ hỗ trợ  nạn nhân bạo lực gia đình; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực gia đình là hành vi vi phạm pháp luật và không phải là việc riêng của từng gia đình; bằng sự tác động của luật pháp, các nạn nhân được bảo vệ, hành vi bạo lực gia đình cần phải được ngăn chặn kịp thời.

          Thông qua nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục về bình đẳng giới đã góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của bình đẳng giới đối với sự phát triển gia đình, cộng đồng xã hội.

Thông điệp tuyên truyền hƣởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực giới năm 2022

1. Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực trên cơ sở giới năm 2022.

2. Thực hiện bình đẳng giới là tiêu chí của tiến bộ, văn minh.

3. Hưởng ứng Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11/2022.

4. Đảm bảo an sinh xã hội là nền tảng thúc đẩy bình đẳng giới và sự phát triển bền vững của đất nước.

5. Bình đẳng giới là chìa khoá để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.

6. Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương.

7. Chủ động phòng ngừa và ứng phó với bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em.

8. Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.

9. Hãy tố cáo hành vi bạo lực, xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em.

10. Hãy hành động vì cộng đồng an toàn, bình đẳng, không bạo lực, xâm hại.

11. Im lặng không phải là cách để bảo vệ bản thân và nạn nhân bị bạo lực, xâm hại.

12. Xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em là tội ác nghiêm trọng.

13. Pháp luật nghiêm trị mọi hành vi bạo lực, xâm hại, quấy rối tình dục đối với với phụ nữ và trẻ em.

14. Hãy lên tiếng khi bị bạo lực. Mọi người sẽ giúp bạn!

15. Nam giới tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Tìm kiếm google: Hướng dẫn giải giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Bình đẳng giới trong đời sống xã hội, sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều, sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều. Hướng dẫn giải Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều

Xem thêm các môn học

Giải kinh tế pháp luật 11 Cánh diều mới

GIÁO DỤC KINH TẾ

CHỦ ĐỀ 1. CẠNH TRANH, CUNG, CẦU TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

CHỦ ĐỀ 4. Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CHỦ ĐỀ 7. QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN

 

Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com