Giải chi tiết Kinh tế pháp luật mới 11 cánh diều mới Bài 1 Cạnh tranh, cung, cầu trong nền kinh tế thị trường

Giải Bài 1 Cạnh tranh, cung, cầu trong nền kinh tế thị trường sách Kinh tế và Pháp luật 11 cánh diều mới. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Trên thị trường một loại sản phẩm có thể do nhiều chủ thể sản xuất. Sản phẩm cùng loại có mẫu mã khác nhau, đến với người tiêu dùng bằng nhiều hình thức và có thể khác biệt về giá bán.

Em hãy nêu ví dụ về một hàng hóa được cung cấp bởi nhiều chủ thể sản xuất và cho biết sự khác biệt giữa các sản phẩm đó. Theo em, vì sao các chủ thể sản xuất luôn tạo ra sự khác biệt như vậy.

Hướng dẫn trả lời: 

Ví dụ về quần áo được cung cấp bởi nhiều chủ thể sản xuất nhưung có sự khác biệt giữa các sản phẩm, các chủ thể sản xuất và cho ra các sản phẩm khác biệt nhau như vậy tăng phần giá trị cho sản phẩm và giá thành sẽ có giá trị khác nhau.

KHÁM PHÁ

1. Khái niệm cạnh tranh

Trường hợp: 

Nhằm đáp ứng nhu cầu, thi thiếu của người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước giải khát Việt Nam đã lựa chọn chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, tìm cách giảm chi phí sản xuất và tạo ra sự khác biệt.....

a.Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước giải khát Việt Nam đã thực hiện những hoạt động gì để tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình?

b. Theo em, những hoạt động đó có phải là cạnh tranh  không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời: 

a. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước giải khát Việt Nam đã thực hiện những hoạt động cho sản phẩm của mình:

  • Họ đã tìm hiểu văn hóa, khẩu vị người Việt Nam quảng bá sản phẩm
  • Quảng cáo phù hợp với văn hóa, truyền thống của Việt Nam.
  • Tạo lên hình ảnh độc đáo
  • Hương vị đặc trưng......

b. Theo em, cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể tham gia thị trường nhằm giành điều kiện thuận lợi trong sản xuất, mua bán, tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ để thu về lợi ích cao nhất

2. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

Trường hợp 1: 

Tại một chợ đầu mối chuyên kinh doanh nông sản, thực phẩm, khu vực nông sản chế biến luôn tấp nập khách mua hàng. Đây là nơi tập trung nhiều nhà sản xuất khác nhau, từ những hộ gia đình chế biến nông sản thủ công theo phương hướng....

Trường hợp 2:

Thị trường thời trang ở nước ta hiện nay có nhiều chủ thể sản xuất kinh doanh với điều kiện sản xuất khác nhau. Sự xuất hiện các doanh nghiệp thời trang nước ngoài ....

a. Em hãy cho biết những chủ thể sản xuất kinh doanh được nhắc đến trong các trường hợp trên. Các chủ thể đó có sự khác biệt gì với nhau?

b. Vì sao các chủ thể đó luôn phải nỗ lực chinh phục người tiêu dùng? Những yếu tố nào giúp sản phẩm thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng?

Hướng dẫn trả lời: 

a. Những chủ thể sản xuất kinh doanh được nhắc đến trong các trường hợp trên:

Trường hợp 1:

  • Chủ trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp.
  • Các chủ thể đó có sự khác biệt với nhau: có những sản phẩn khác nhau và có sự đa dạng trong sản phẩm, chất lượng, mẫu mã, giá cả,...

Trường hợp 2:

  • Sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp.
  • Các chủ thể có nguồn vốn, đối tượng khách hàng khác nhau và nhu cầu đáp ứng khác nhau.

3. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế

Trường hợp 1:

Doanh nghiệp H hoạt động trong lĩnh vực gia công chi tiết và các thiết bị phụ trợ cho ngành công nghiệp. Trước đây, doanh nghiệp sử dụng máy móc và công nghệ sản xuất cũ,....

Trường hợp 2:

Taxi là phương tiện vận chuyển hành khách khá phổ biến tại những nơi tập trung đông dân cư. Tại các thành phố lớn, có những thời điểm, hàng chụuc hãng taxi luôn phải nỗ lực thực hiện nhiều cách khác nhau để có được sự lựa chọn hãng taxi khác nhau cùng hoạt động.....

a. Doanh nghiệp H đã làm gì để giành thắng lợi trong cạnh tranh? Điều này có tác dụng gì đối với sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp?

b. Cạnh tranh giữa những người cung cấp dịch vụ taxi đem lại lợi ích gì cho người tiêu dùng?

Hướng dẫn trả lời: 

a. Doanh nghiệp H đã giành chiến thắng trong việc cạnh tranh bằng việc đầu tư máy móc hiện đại hơn, sử dụng dây cộng nghệ mới, tự động hóa một số công đoạn nên đã rút ngắn được thời gian sản xuất và vận hành chi phí.

Điều đó giúp giảm thiểu chi phí, tiết kiệm nhân công và vận chuyển và tăng năng suất lao động giảm đi nhân công.

b. Cạnh tranh của dịch vụ taxi mang lại giá cả và tiết kiệm được chi phí đi lại cho người tiêu dùng

4. Cạnh tranh không lành mạnh.

Trường hợp 1:

Hai doanh nghiệp A và B cùng sản xuất bột giặt để bán ra thị trường. Sản phẩm của doanh nghiệp A tiêu thụ rất tốt do được người tiêu dùng ưa chuộng....

Trường hợp 2:

Thấy cửa hàng bán đồ ăn của mình lượng khách lúc nào cũng ít hơn của hàng bán đồ ăn góc phố đối diện, bà T thường tung tin đồn thất thiệt....

a. Theo em, hành vi của doanh nghiệp B là thể hiện cạnh tranh như thế nào? Hành vi đó vi phạm điều gì trong nguyên tắc cạnh tranh? Việc cạnh tranh như vậy dẫn đến hậu quả gì?

b. Từ các trường hợp trên, em hiểu thế nào là cạnh tranh không lành mạnh?

c. Theo em các chủ thể sản xuất kinh doanh cần phải làm gì để ngăn ngừa, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh? 

Hướng dẫn trả lời:

a. Cạnh tranh của doanh nghiệp B là in bao bì, tên sản phẩm màu sắc và họa tiết nhầm lẫn với sản phẩm bên doanh nghiệp A.

b. Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi trái với nghiện tắc thiện trí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực trong sản xuất, kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. 

c. Theo em các chủ thể sản xuất kinh doanh cần đưa ra thông tin độc quyền về sản phẩm của mình đồng thời khiếu nại những lời thiệt hại, giả mạo sản phẩm của doanh nghiệp  để ngăn ngừa, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Em hãy cho biết các nhận định sau đây về cạnh tranh trong nền kinh tế là đúng hay sai. Vì sao?

a. Cạnh tranh là sự chi sẻ các nguồn lực giữa những người sản xuất kinh doanh,

b. Cạnh tranh luôn diễn ra giữa các cgur thể trong nền kinh tế thị trường.

c. Cạnh tranh là sự phối hợp giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.

d. Cạnh tranh là sự ganh đua tìm kiếm cơ hội thuận lợi của các chủ thể trong hoạt động kinh tế để thu về lợi ích kinh tế cao nhất.

e. Mục đích cao nhất của cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là nhằm phát huy năng lực sáng tạo của con người.

Hướng dẫn trả lời:

  • Các nhận định đúng: b, d, e
  • Các nhận định sai: a, c,
  • Giải thích: vì cạnh tranh là động lực thức đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Để giành được lợi nhuận tối đa, các chủ thể sản xuất kinh doanh tìm cách tận dụng tốt nhất các nguồn lực và lợi ích, tích cực ứng dụng tiến bộ kĩ thuật, công nghệ mới vào sản xuất.

Câu hỏi 2: Em hãy chỉ ra nhữung nhận định đúng về nguyên nhân cạnh tranh trong các câu sau và giải thích vì sao.

a. Cạnh tranh nảy sinh do sựu tồn tại các chủ thể kinh tế với các hình thức sở hữu nguồn lực khác nhau, độc lập với nhau, tự do sản xuất, kinh doanh.

b. Cạnh tranh xuất hiện là do sự giành giật các điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ gàng hóa của các chủ thể kinh tế để thu được lợi ích cao nhất cho mình.

c. Cạnh tranh xuất hiện là do sự phối hợp giữa các chủ thể kinh tế nhằm cùng thu được lợi ích trong hoạt động kinh tế.

d. Cạnh tranh diễn ra do điều kiện sản xuất và lợi ích của mỗi chủ thể kinh tế khác nhau.

Hướng dẫn trả lời: 

  • Những nhận định đúng: a, b, d. 
  • Giải thích: vì nhờ cạnh tranh, các nguồn lực kinh tế được sử dụng linh hoạt và hiệu quả cạnh tranh trở thành động lực cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

Câu hỏi 3: Em hãy phân tích vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế qua những trường hợp dưới đây:

a. Các công ty sản xuất bánh mứt kẹo trong nước bán ra thị trường nhiều sản phẩm mới, đa dạng về mẫu mã, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của các gia đình dịp Tết.

b. Nhiều doanh nghiệp sản xuất đồ điện tử gia dụng nội địa tập trung đầu tư vào cải tiến kĩ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường trong nước.

c. Những năm gần đây, nhờ áp dụng quy trình sản xuất sạch và tích cực quảng bá, giới thiệu sản phẩm...

d. Nhờ khai thác tốt lược lượng lao động thủ công có tay nghề giỏi, làng dệt lụa truyền thống tỉnh H vẫn duy trì được thi trường phục vụ khách du lịch trong vào ngoài nước.

Hướng dẫn trả lời: 

a. Vai trò cạnh tranh giúp đáp ứng tốt về mẫu mã, chất lượng, nhu cầu tiêu dùng của các gia đình dịp Tết.

b. Cạnh tranh giúp đồ dùng được cải tiến và chất lượng sản phẩm.

c. Giúp quảng bá và tăng lên chất lượng sản phẩm trái cây cho Việt Nam.

d. Giúp nâng cao tay nghề, quảng bá được làng dệt lụa truyền thống với khách du lịch trong và ngoài nước.

Câu hỏi 4: Em đồng tình hay không đồng tình với hành động của giám đốc công ty H trong tình huống này? Vì sao?

Trong thời gian qua, việc kinh doanh của công ty H có dấu hiệu thua kém công ty K về danh thu và lợi ích. Giám đốc công ty H đã tìm nhiều cách khắc phục .....

Hướng dẫn trả lời: 

Em không đồng tình với hành động của giám đốc công ty H vì cạnh tranh để gia tăng giá trị sản phẩm, chất lượng sản phẩm chứ không phải cắt giảm vật liệu kém và nguồn gốc không rõ ràng.

 

Tìm kiếm google: Hướng dẫn giải giáo dục kinh tế và pháp luật Bài 1 Cạnh tranh, cung, cầu trong kinh tế thị trường , sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều, sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều. Hướng dẫn giải Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều

Xem thêm các môn học

Giải kinh tế pháp luật 11 Cánh diều mới

GIÁO DỤC KINH TẾ

CHỦ ĐỀ 1. CẠNH TRANH, CUNG, CẦU TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

CHỦ ĐỀ 4. Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CHỦ ĐỀ 7. QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN

 

Copyright @2024 - Designed by baivan.net