Giải chi tiết kinh tế pháp luật 11 cánh diều mới Bài 3 Thị trường lao động

Giải Bài 3 Thị trường lao động sách Kinh tế và Pháp luật 11 cánh diều mới. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Em hãy liệt kê và chia sẻ với các bạn thông tin về những ngành nghề có nhu cầu lớn về tuyển dụng lao động ở Việt Nam hiện nay?

Hướng dẫn trả lời: 

Một số ngành nghề có nhu cầu lớn về tuyển dụng lao động là: 

  • Ngành công nghệ thông tin
  • Ngành giáo dục
  • Ngành ngôn ngữ 
  • Ngành quản trị kinh doanh
  • Ngành xây dựng, thương mại
  • Ngành du lịch, khách sạn
  • Ngành Marketing
  • Ngành công nghệ thực phẩm
  • Ngành điện - cơ khí
  • ....

KHÁM PHÁ

1. Khái niệm lao động

a. Người lao động trong các hình ảnh và thông tin trên đang tiến hành những hoạt động gì?

b. Người lao động tham gia lao động vào các ngành nghề đó nhằm mục đích gì?

Hướng dẫn trả lời: 

a. Tất cả mọi người đang tiến hàng lao động tại công xưởng, công trình.

b. Người lao động tham gia lao động vào các ngành nghề nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng  nhu cầu đời sống 

2. Khái niệm thị trường lao động

a. Thế nào là người lao động, người sử dụng lao động?

b. Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động được thực hiện theo nguyên tắc? Dựa trên cơ sở nào?

c. Ngoài tiền lương, người sử dụng lao động còn phải đảm bảo những gì cho người lao động?

d. Thế nào là hợp đồng lao động? Hợp đồng lao động có những nội dung chủ yếu nào?

Hướng dẫn trả lời: 

a. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Người lao động là các cá nhân trực tiếp tham gia vào quá trình lao động, có thể là làm việc bằng sức lao động hay là lao động trí óc, thông qua hành vi lao động trên thực tế mà được trả lương, làm việc dưới sự quản lý của người sử dụng lao động.

b. Quan hệ lao động (QHLĐ) là quan hệ giữa người lao động (NLĐ), tập thể NLĐ với người sử dụng lao động (NSDLĐ) và tổ chức đại diện NSDLĐ, được xác lập trên cơ sở pháp luật lao động bao gồm các tiêu chuẩn về lao động, cơ chế xác lập và vận hành QHLĐ, thiết chế giải quyết tranh chấp lao động, vai trò của các bên trong QHLĐ.

*) Theo chủ thể

  • Quan hệ lao động cá nhân giữa các cá nhân NLĐ với NSDLĐ và QHLĐ tập thể giữa đại diện tập thể NLĐ và NSDLĐ (quan hệ hai bên).
  • Quan hệ giữa đại diện NLĐ với đại diện NSDLĐ và với nhà nước (quan hệ ba bên).
  • Theo nội dung QHLĐ có quan hệ về việc làm, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, quyền và nghĩa vụ của các bên, quan hệ trong quá trình GQTCLĐ…
  • Theo cấp độ của QHLĐ có QHLĐ cấp quốc gia, cấp địa phương, cấp ngành và cấp doanh nghiệp

c) Ngoài tiền lương người sử dụng lao đọng còn đáp ứng thời gian làm việc, trang bị bảo hộ lao động, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp,....

d) Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công; tiền lương; điều kiện lao động; quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Nội dung chủ yếu của Hợp đồng lao động: 

  • a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
  • b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
  • c) Công việc và địa điểm làm việc;
  • d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
  • đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
  • e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
  • g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  • h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
  • i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
  • k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

3. Xu hướng tuyển dụng lao động thị trường.

a. Từ thông tin 1, em hãy so sánh tỉ trọng lao động giữa các khu vực của nền kinh tế?

b. Từ thông tin 1, 2 em hãy chỉ ra xu hướng tuyển dụng lao ng của thị trường?

Hướng dẫn trả lời: 

a. Ở Việt Nam, trong quý I của năm 2022, tỉ trọng lao động giữa các khu vực kinh tế có sự khác nhau, trong đó:

  • Lao động làm việc trong ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (38,7%).
  • Lao động làm việc trong các ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 33,5%.
  • Lao động trong các ngành nông - lâm - thủy sản chiếm tỉ trọng thấp nhất (27,8%).

b. Xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường hiện nay là:

  • Lao động trong nông nghiệp giảm; lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em hãy cho biết những nhận định dưới đây là đúng hay sai. Vì sao?

A. Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người tác động vào tự nhiên để tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu của đời sống.

B. Lao động là hoạt động tác động vào tự nhiên một cách đơn giản, tự phát của con người để tạo ra của cải vật chất, đáp ứng nhu cầu của đời sống.

C. Thị trường lao động là nơi diễn ra các quan hệ thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về tiền lương, điều kiện làm việc dựa trên cơ sở hợp đồng lao động.

D. Thị trường lao động là nơi người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về tiền lương, điều kiện làm việc nhưng không dựa trên cơ sở hợp đồng lao động.

Hướng dẫn trả lời: 

- Nhận định C đúng; các nhận định A, B, D sai.

- Giải thích:

  • Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của đời sống.
  • Thị trường lao động là nơi diễn ra các quan hệ thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về tiền lương, điều kiện làm việc dựa trên cơ sở hợp đồng lao động.

Câu hỏi 2: Em hãy đánh giá xu hướng tuyển dụng lao động theo ngành nghề và theo trình độ quý III/2022?

Hướng dẫn trả lời: 

Hiện nay xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường diễn ra theo ba xu hương như lao động nông nghiệp giảm, lao động công nghiệp và dịch vụ tăng, lao động được đào tạo ngày một tăng và chiếm ưu thế so với lao động chưa đầo tạo trong tổng lao động xã hội....

Câu 3: Em hãy xây dựng và chia sẻ với các bạn kế hoạch của bản thân trong học tập và rèn luyện nhằm hoàn thiện, nâng cao kiến thức, khả năng, kĩ năng của bản thân để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong tương lai.

Hướng dẫn trả lời: 

- Bước 1. Định hướng, lựa chọn ngành nghề

  • Xác định nhóm ngành nghề và nghề nghiệp cụ thể mà bản thân mong muốn làm trong tương lai.
  • Tìm hiểu các yêu cầu về: phẩm chất, năng lực… của ngành nghề đã lựa chọn.
  • Tìm hiểu các thông tin về các trường đào tạo liên quan đến ngành nghề đã lựa chọn.
  • Xác định những môn học liên quan đến ngành nghề đã lựa chọn.

- Bước 2. Đánh giá về sự phù hợp của bản thân với ngành nghề đã lựa chọn

  • Tự đánh giá kết hợp với sự tham vấn ý kiến của người thân, bạn bè để thấy được: ưu điểm - hạn chế của bản thân.
  • So sánh ưu - nhược điểm của bản thân với những yêu cầu (về phẩm chất, năng lực) của ngành nghề đã lựa chọn.

- Bước 3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch và biện pháp rèn luyện theo định hướng ngành nghề đã lựa chọn (theo mẫu dưới đây):

Câu 3

- Bước 4. Tự đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Em hãy cùng các bạn xây dựng kịch bản và tổ chức một buổi toạ đàm về xu hướng của thị trường lao động tại địa phương em hiện nay.

Hướng dẫn trả lời: 

- Thời gian tổ chức: ….. giờ, ngày …./ tháng …./ năm 2023

- Địa điểm tổ chức: Lớp 11…. Trường THPT………

- Thành phần tham dự:

  • Ông/ bà: …………………. - khách mời tham gia buổi tọa đàm
  • Thầy/ cô ………… - cố vấn học tập môn giáo dục kinh tế và pháp luật
  • Tập thể các bạn học sinh lớp 11 ….. Trường THPT…………….

- Tiến trình chính của buổi tọa đàm bao gồm:

  • Phần I: giới thiệu khách mời và nội dung chính của buổi tọa đàm
  • Phần II: trao đổi, giao lưu với khách mời, cố vấn học tập và các bạn học sinh về nội dung tọa đàm.
  • Phần III: kết thúc buổi tọa đàm.

- Một số nội dung chính của buổi tọa đàm:

  • Nội dung 1: Thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến cung - cầu của thị trường lao động tại địa phương hiện nay.
  • Nội dung 2. Xu hướng tuyển dụng hiện nay của thị trường lao động ở địa phương (nói riêng) và Việt Nam (nói chung).
  • Nội dung 3: Các bạn học sinh cần chuẩn bị những gì về kiến thức, kĩ năng… để đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.



Tìm kiếm google: Hướng dẫn giải giáo dục kinh tế và pháp luật Bài 3 Thị trường lao động, sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều, sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều. Hướng dẫn giải sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều

Xem thêm các môn học

Giải kinh tế pháp luật 11 Cánh diều mới

GIÁO DỤC KINH TẾ

CHỦ ĐỀ 1. CẠNH TRANH, CUNG, CẦU TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

CHỦ ĐỀ 4. Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CHỦ ĐỀ 7. QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN

 

Copyright @2024 - Designed by baivan.net