Giải chi tiết kinh tế pháp luật 11 cánh diều mới Bài 13 Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Giải Bài 13 Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, sách Kinh tế và Pháp luật 11 cánh diều mới. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Em hãy chia sẻ về một số hoạt động mà nhân dân tham gia đóng góp xây dựng và phát triển địa phương. Theo em, trong các hoạt động đó, hoạt động nào là tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Hướng dẫn trả lời

  • Đóng góp ý kiến, đưa ra ý kiến sáng tạo về các kế hoạch ở địa phương.
  • Tham gia xây dựng đường nông thôn.
  • Cải thiện đường thôn, lối xớm
  • Biện pháp kế hoạch hóa
  • ...

KHÁM PHÁ

1. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

a. Từ các thông tin trên, em hãy xác định một số nội dung quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gua quản lí nhà nước và xã hội.

b. Căn cứ vào các thông tin trên, em hãy nhận xét việc thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở trường hợp 1, 2, 3.

Hướng dẫn trả lời: 

a. Một số nội dung quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gua quản lí nhà nước và xã hội: 

Nghĩa vụ của công dân là việc nhà nước đòi hỏi công dân phải thực hiện những hành vi cần thiết khi nhà nước yêu cầu, nếu công dân không thực hiện thì nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp như giáo dục, thuyết phục thậm chí là áp dụng biện pháp cưỡng chế.

Công dân theo quy định thì công dân sẽ có các nghĩa vụ sau đây: công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, có nghĩa vụ tham gia bảo vệ tổ quốc, có nghĩa vụ tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân; công dân có nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật; tham gia vào việc bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và chấp hành theo những quy tắc sinh hoạt công cộng.

b.

  • Nhân dân tham gia góp ý cho bản Dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992.
  • Góp ý kiến xây dựng khu vui chơi cho trẻ em.
  • Nhân dân đủ 18 tuổi bầu cử đại diện hội đồng nhân dân cấp xã.

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước, xã hội.

a. Theo em, trong trường hợp 1, việc ông T chủ tịch Ủy ban nhân dân xã X không công khai Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách xã có vi phạm nội dung quyền và nghãi vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội không? Hậu quả của việc làm đó là gì?

b. Em hãy nhận xét hành vi của anh H và M trong trường hợp 2.

c. Hãy chia sẻ hậu quả hành vi vi phạm quyền và nghãi vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước, xã hội mà em biết.

Hướng dẫn trả lời: 

a. Việc ông T chủ tịch Ủy ban nhân dân xã X không công khai Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách xã có vi phạm nội dung quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Hậu quả của việc đó là:

  • Phía cơ quan nhà nước: Không bảo đảm và thực hiện được quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, không phát huy được vai trò, tính tích cực và sáng tạo của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội làm giảm lòng tin của công dân vào sự quản lí, của nhà nước.
  • Phía công dân: Không thực hiện đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ tham gia quản lí nhà nước và xã hội, không phát huy được ý thức và vai trò làm chủ của bản thân và ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

b. Hành vi của anh H thể hiện bình đẳng trong quyền và nghĩa vụ của công dân còn anh M thì không.

c. Mọi hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụu của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, xâm hại đến các quan hệ quản lí nhà nước và xã hội đều phải chịu trách nhiệm pháp lí. Tùy theo tính chấtm mực độ vi phạm, có thể bị áp dụng trách nhiệm pháp lí như: hình sự, dân sự, hành chính, kỉ luật.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Nội dung nào sau đây không thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nhà nước và xã hội? Vì sao?

a. Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước.

b. Quyền bỏ khiếu khi Nhà nước trưng cầu ý dân.

c. Quyền được sống.

d. Quyền bàn bạc các vấn đề quan trọng của địa phương.

e. Quyền tiếp cận thông tin, tự do, lập hội.

g. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Hướng dẫn trả lời: 

  • Nội dung không thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nhà nước và xã hội là: c, e, g
  • Giải thích: Quyền tham gia quản lí nhà nhà nước và xã hội là quyền của công dân trong tham gia bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội, thảo luận các công việc chung của đất nước, của cơ quan, tổ chức, kiến nghị với cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước,… Vì vậy, căn cứ theo khái niệm đó thì các nội dung c, e, g là không phù hợp.

Câu hỏi 2: Hành vi nào sau đây là thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội? Vì sao?

a. Chị H tích cực tuyên truyền các quy định, chủ trương của xã cho bà con trong thôn.

b. Anh P đã viết bài nói xấu chính quyền xã Q

c, Ông V đã tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của anh D là Bí thư chi bộ thôn đến Ủy ban nhân dân xã X

d. Bà G luôn tham gia các cuộc hợp nhưng từ chối biểu quyết những vấn đề quan trọng của địa phương. 

Hướng dẫn trả lời: 

  • Hành vi thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội là: a, c
  • Giải thích: vì công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ khi tham gia quản lí nhà nước và xã hội thông qua tổ chức tự quản của cộng đồng để quản lí những việc của cộng đồng dân cư, giám sát thực hiện chính sách pháp luật, an ninh trật tự, góp phần phát triển kinh tế-văn hóa - xã hội ở địa phương,… Khiếu nại, tố cáo những việc làm trái pháp luật của các cơ quan và tổ chức nhà nước,…

Câu hỏi 3: Theo em, hậu quả của những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở những trường hợp dưới đây là gì?

a. Chị M không tố giác hành vi tham ô, tham nhũng của ông T là trưởng thôn.

b. Chính quyền xã N không triển khai đầy đủ các quyết định của cấp trên đến nhân dân.

c. Anh D từ chối không tham gia góp ý cho bản hương ước xây dựng nông thôn mới của nông thôn.

d. Ông T là chủ tịch xã X đã quyết định mức đóng góp xây dựng đường bê tông tại địa phương dù vẫn còn có ý kiến không nhất trí của nhân dân.

Hướng dẫn trả lời: 

  • Hậu quả của những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội: 
  • Phía cơ quan nhà nước: Không bảo đảm và thực hiện được quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, không phát huy được vai trò, tính tích cực và sáng tạo của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội làm giảm lòng tin của công dân vào sự quản lí, của nhà nước.
  • Phía công dân: Không thực hiện đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ tham gia quản lí nhà nước và xã hội, không phát huy được ý thức và vai trò làm chủ của bản thân và ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

Câu hỏi 4: 

a. Em hãy nhận xét hành vi của T và ý kiến của P.

b. Nếu là T em sẽ làm gì để giúp P hiểu được quyền và nghĩa vụ của bản thân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Hướng dẫn trả lời: 

a. Hành vi của T thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân còn ý kiến của P thì em không đồng ý. Cụ thể:

  • Hành vi của T là hoàn toàn đúng đắn vì đây là hành động thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nhà nước và xã hội.
  • Ý kiến của T cho rằng đây là nhiệm vụ của UBND xã phải làm là em không đồng ý.

b. Để giúp P hiểu được quyền và nghĩa vụ của bản thân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội em sẽ tuyên truyền cho P biết những quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân và vai trò của mỗi công dân trong sự phát triển của đất nước. 

Câu hỏi 5: 

a. Em hãy nhận xét hành vi của lãnh đạo A, anh Q và mọi người trong thôn.

b. Theo em, xã của anh Q nên làm gì để mọi người trong thôn thực hiện được quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

Hướng dẫn trả lời: 

a. Hành vi của lãnh đạo A, anh Q và mọi người trong thôn đều đang thể hiện hậu quả của việc thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội nên đã dẫn tới hậu quả của bên phía nhà nước và công dân.

b. Xã của anh Q nên tố cáo hành vi làm việc không trách nhiệm của vị lãnh đạo đồng thời khuyên nhủ với công dân để họ không bị hoang mang hoặc bị kích động bởi thế lực thù địch.

VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy viết một bài tuyên truyền (khoảng 10 đến 15 dòng) về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội và chia sẻ với mọi người.

Hướng dẫn trả lời: 

Tham khảo: 

Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là gì?

Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là một quyền cơ bản nhất của công dân trên lĩnh vực chính trị, được ghi nhận trong luật cơ bản của Nhà nước. Theo đó nhà nước có trách nhiệm đảm bảo cho công dân có quyền được tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc quản lý nhà nước và xã hội.

Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, mọi quyền lực của nhà nước đều thuộc về nhân dân. Nhân dân ta đã góp phần lập ra nhà nước, bầu ra đại biểu ưu tú, đại diện mình tham gia vào bộ máy và các cơ quan nhà nước để quản lý nhà nước, quản lí xã hội.

Đây là quyền của công dân nhằm phát huy tính tích cực và làm chủ của công dân Việt Nam dưới chế độ XHCN, Nhà nước đảm bảo quyền làm chủ của công dân dựa trên nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Tạo điều kiện tốt nhất để công dân tham gia quản lý nhà nước bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội được ghi nhận trong văn bản pháp lý nào?

Quyền tham gia quản lý nhà nước - xã hội của công dân được thể hiện theo quy định tại Điều 28 – Hiến pháp năm 2013 như sau:

"Công dân có quyền được tham gia quản lý Nhà nước - xã hội, tham gia vào thảo luận và kiến nghị với cơ quan của Nhà nước về các vấn đề của cơ sở ở địa phương và trên cả nước."

Hiến pháp 2013 quy định, công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền được bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền được ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện những quyền này do pháp luật định. Pháp luật quy định mọi công dân có quốc tịch Việt Nam đều có quyền tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước-xã hội.

Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền được tham gia biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân tính đến ngày bầu cử được công bố, trừ các trường hợp không được ghi tên hoặc bị xóa tên trong danh sách cử tri. Tất cả quyền lực của nhà nước đều thuộc về công dân.

Công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội theo cách nào?

Công dân tham gia quản lý nhà nước - xã hội thông qua 2 cách:

  • Hình thức gián tiếp

  • Hình thức trực tiếp

Ý nghĩa của Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội

Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là một quyền cơ bản, khẳng định sự làm chủ của công dân trên mọi lĩnh vực của Nhà nước. Hơn hết, quyền còn khẳng định bản chất của chế độ nước ta là chế độ xã hội chủ nghĩa, mang bản chất của giai cấp công nhân. Nhằm bảo đảm cho nhân dân được phát triển một cách toàn diện nhất.

Câu 2: Em hãy kể về một số trường hợp công dân tích cực thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, từ đó liên hệ đến bản thân.

Hướng dẫn trả lời: 

Trong công cuộc xây dựng thôn xóm, nhân dân giám sát và hỗ trợ nhà nước trong xây dựng

Tu sửa nghĩa trang 

Xây dựng nông thôn mới.

Tìm kiếm google: Hướng dẫn giải giáo dục kinh tế và pháp luật bài 13 Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều, sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều. Hướng dẫn giải Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều

Xem thêm các môn học

Giải kinh tế pháp luật 11 Cánh diều mới

GIÁO DỤC KINH TẾ

CHỦ ĐỀ 1. CẠNH TRANH, CUNG, CẦU TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

CHỦ ĐỀ 4. Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CHỦ ĐỀ 7. QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN

 

Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com