Ôn tập kiến thức Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Ôn tập kiến thức Giáo dục Kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

1. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI

- Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là 

+ quyền của công dân trong tham gia bộ máy nhà nước và tổ chức xã hội, thảo luận các công việc chung của đất nước, của địa phương, của cơ quan, đơn vị, tổ chức; 

+ quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước, xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương và đất nước.

- Công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ khi tham gia quản lí nhà nước và xã hội thông qua tổ chức tự quản cộng đồng để quản lí những công việc của cộng đồng dân cư, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự, góp phần phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương. 

+ Công dân thực hiện quyền bầu cử, tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; 

+ tham gia thảo luận, cho ý kiến trực tiếp đối với các vấn đề ở tầm quốc gia khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân; 

+ giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước, đấu tranh với thói quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và những hiện tượng tiêu cực trong bộ máy nhà nước và hoạt động công vụ; 

+ tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; 

+ tham gia bàn và quyết định trực tiếp những vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở; khiếu nại, tố cáo những việc làm trái pháp luật của các cơ quan và công chức nhà nước.

- Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội không tách rời nghĩa vụ công dân nhằm xây dựng bộ máy nhà nước, phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

2. HẬU QUẢ CỦA HÀNH VI VI PHẠM QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN TRONG THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC, XÃ HỘI

- Về phía cơ quan nhà nước: 

+ Không bảo đảm và thực hiện được quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội; 

+ không phát huy được vai trò, tính tích cực và sáng tạo của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội; 

+ làm giảm lòng tin của công dân vào sự quản lí của Nhà nước.

- Về phía công dân: 

+ Không thực hiện được đảng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ tham gia quản lí nhà nước và xã hội; 

+ không phát huy được ý thức và vai trò làm chủ của bản thân và ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

- Mọi hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, xâm hại đến các quan hệ quản lí nhà nước và xã hội đều phải chịu trách nhiệm pháp lí. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, có thể bị áp dụng trách nhiệm pháp lí như: hình sự, dân sự, hành chính, kỉ luật.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Giáo dục kinh tế pháp luật 11 Cánh diều bài 13 Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, Kiến thức trọng tâm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều bài 13 Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Xem thêm các môn học

Giải kinh tế pháp luật 11 Cánh diều mới

GIÁO DỤC KINH TẾ

CHỦ ĐỀ 1. CẠNH TRANH, CUNG, CẦU TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

CHỦ ĐỀ 4. Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CHỦ ĐỀ 7. QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN

 

Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com