Giải chi tiết kinh tế pháp luật 11 cánh diều mới Bài 7 Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh.

Giải Bài 7 Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh. sách Kinh tế và Pháp luật 11 cánh diều mới. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Em hãy chia sẻ với bạn một ý tưởng kinh doanh mà em thấy hấp dẫn.

Hướng dẫn trả lời: 

Một số ý tưởng kinh doanh: kinh doanh mặt hàng ống hút giấy; kinh doanh mặt hàng cây cảnh mini; kinh doanh sản phẩm bánh ngọt handmade…

KHÁM PHÁ

1. Ý tưởng kinh doanh

a. Ý tưởng kinh doanh và sự cần thiết của ý tưởng kinh doanh.

a. Theo em, vì sao các hãng sản xuất điện thoại luôn cần phải có ý tưởng kinh doanh?

b. Em hãy khai thác nội dung trong hình ảnh để làm rõ các dấu hiệu nhận diện một ý tưởng kinh doanh?

Hướng dẫn trả lời: 

a. Theo em, các hãng sản xuất điện thoại luôn cần phải có ý tưởng kinh doanh vì không muốn bị đào thải khỏi thị trường.

b. Tính vượt trội - các sản phẩm luôn được cải tiến và chất lượng sản phẩm cũng có phần gia tăng tính năng trên thị trường với người tiêu dùng.

b. Các nguồn giúp ý tưởng kinh doanh.

Câu hỏi:

a. Em hãy cho biết ý tưởng kinh doanh của các chủ thể được nhắc đến từ thông tin trên đến từ đâu từ các nguồn nào. Theo em nguồn tạo ý tưởng kinh doanh có vai trò như thế nào đối với quá trình kinh doanh của chủ thể.

b. Ngoài những nguồn trên theo em còn có những nguồn nào giúp tạo ý tưởng kinh doanh.

Hướng dẫn trả lời: 

a. Theo em nguồn tạo ý tưởng kinh doanh có vai trò quan trọng đối với quá trình kinh doanh của chủ thể. Các nguồn tạo ý tưởng kinh doanh có thể xuất phát từ lợi thế nội tại như sự đam mê, hiểu biết, khả năng huy động các nguồn lực,... cơ hội từ bên ngoài....

b. Ngoài những nguồn trên theo em còn có những nguồn khác như bạn bè, gia đình , học tập,... giúp tạo ý tưởng kinh doanh.

2. Cơ hội kinh doanh

a. Em hãy khai thác nội dung của hình ảnh để làm rõ các dấu hiệu nhận diện một cơ hội kinh doanh và cho biết thế nào là cơ hội kinh doanh.

b. Theo em, các chủ thể sản xuất kinh doanh trường hợp trên đã nhận diện cơ hội kinh doanh như thế nào?

Hướng dẫn trả lời: 

a.  Nội dung của hình ảnh để làm rõ các dấu hiệu nhận diện một cơ hội kinh doanh là cơ hội kinh doanh.

b. Theo em, các chủ thể sản xuất kinh doanh trường hợp trên đã nhận diện cơ hội kinh doanh qua lợi nhuận và nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ của một nhóm khách hàng dẫn đến xuất hiện cơ hội thỏa mãn nhu cầu.

3. Tầm quan trọng của việc xâu dựng ý tưởng kinh doanh và xác định đánh giá các cơ hội kinh doanh.

a.  Em hãy quan sát sơ đồ trên để làm rõ mối quan hệ ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh

b. Em hãy mô tả việc xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh được thể hiện qua thông tin trên. Theo em, việc xác định đánh giá cơ hội kinh doanh có vai trò như thế nào?

c. Theo em, việc xây dựng ý tưởng không tốt và đánh giá không đúng cơ hội kinh doanh thì hiệu quả thu được không cao, thậm chí có thể khiến các chủ thể sản xuất kinh doanh thất bại.

Hướng dẫn trả lời: 

a. Mối quan hệ ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh: có sự tác động quan trọng với nhau cơ hội kinh doang là tập hợp các hoàn cảnh thuận lợi tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm còn ý tưởng kinh doanh là lên kế hoạch để tạo dựng lên cơ hội kinh doanh.

b. Xây dựng ý tưởng và xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu xây dựng ý tưởng không tốt và đánh giá không đúng cơ hội kinh doanh thì hiệu quả thu được không cao, thậm chí khiến chủ thể kinh doanh thất bại.

c. Việc xây dựng ý tưởng không tốt và đánh giá không đúng cơ hội kinh doanh thì hiệu quả thu được không cao, thậm chí có thể khiến các chủ thể sản xuất kinh doanh thất bại.

4. Các năng lực cần thiết của người kinh doanh

a. Em hãy cho biết các chủ thể kinh doanh có các năng lực kinh doanh nào?

b. Theo em ngoài các năng lực trên, người kinh doanh cần có những năng lực nào nữa? Em hãy nêu những hiểu biết của em về năng lực đó?

Hướng dẫn trả lời: 

- Trường hợp 1: Những năng lực kinh doanh của chị Hạnh là:

  • Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ (được tích lũy và rèn luyện qua quá trình rất dài chị H học hỏi kiến thức và kinh nghiệm làm bánh).
  • Năng lực lãnh đạo, tổ chức (thể hiện ở việc: chị Hạnh luôn tự tin trong việc lãnh đạo, quản lí doanh nghiệp; thường xuyên giám sát và động viên cấp dưới kịp thời).
  • Khả năng phân tích, sáng tạo và tầm nhìn chiến lược trong kinh doanh (thể hiện ở việc: chị Hạnh luôn có kế hoạch kinh doanh phù hợp ở từng thời điểm, giúp cho doanh nghiệp duy trì được lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường).

- Trường hợp 2: Những năng lực kinh doanh của anh Bắc là:

  • Năng lực thiết lập quan hệ (thể hiện qua chi tiết: anh Bắc luôn khéo léo trong giao tiếp và thuyết phục khách hàng; thực hiện hợp tác với các thương hiệu mĩ phẩm nổi tiếng).
  • Năng lực nắm bắt cơ hội kinh doanh (thể hiện ở chi tiết: nhận thấy sự phát triển của thương mại điện tử, anh Bắc đã quyết định kết hợp kinh doanh trực tiếp và trực tuyến).

b) Ngoài những năng lực trên, người kinh doanh còn cần một số năng lực khác, như:

  • Năng lực dự báo và kiểm saots rủi ro.
  • Năng lực huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh doanh.
  • Luôn kiên trì với mục tiêu, nỗ lực hết mình với công việc kinh doanh và thực hiện trách nhiệm với xã hội.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Em hãy lấy ví dụ về một ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh trong một số lĩnh vực của nền kinh tế hiện nay?

Hướng dẫn trả lời: 

- Ví dụ về ý tưởng kinh doanh: Kinh doanh mặt hàng ống hút được làm từ các nguyên liệu như: giấy, thân cây sậy, tre, bột gạo,…

- Ví dụ về cơ hội kinh doanh:

  • Nhu cầu sử dụng ống hút trên thị trường rất lớn.
  • Xu hướng “tiêu dùng xanh” và ý thức bảo vệ môi trường của người dân Việt Nam được nâng cao.
  • Nguồn cung ứng nguyên liệu dồi dào, đa dạng.

Câu hỏi 2: Em đồng tình hay không đồng tidnh với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a. Một ý tưởng kinh doanh mới có tính khả thi thể hiện ở việc phân biệt sản phẩm; dịch vụ mới với các sản phẩm/ dịch vụ hiện có.

b. Một ý tưởng kinh doanh rốt phải là một ý tưởng tạo ra sự khác biệt, chẳng hạn như sự tiện lợi, giá trị, tốc độ so với các dịch vụ hiện có.

c. Ý tưởng kinh doanh muốn thành công phải có ý tưởng mới hoàn toàn, chưa có người kinh doanh nào nghĩ ra ý tưởng đó,

d. Ý tưởng kinh doanh là xương sống của kế hoạch kinh doanh.

e. Ý tưởng kinh doanh chỉ là yếu tố phụ, vốn kinh doanh mới là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.

g. Không cần thiết phải có ý tưởng kinh doanh, chỉ cần sao chép ý tưởng của một sản phẩm, dịch dụ khác cũng có thể thành công.

Hướng dẫn trả lời: 

- Em đồng tình: a, b, 

- Em không đồng tình: c, d, e, g

Vì để thành công, môic người kinh doanh cần phải có năng lực cơ bản, ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh: có sự tác động quan trọng với nhau cơ hội kinh doang là tập hợp các hoàn cảnh thuận lợi tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm còn ý tưởng kinh doanh là lên kế hoạch để tạo dựng lên cơ hội kinh doanh.

Câu hỏi 3: Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về các năng lực cần thiết của người kinh doanh và cho biết tầm quan trọng của mỗi năng lực đó.

Hướng dẫn trả lời: 

*) Sơ đồ: 

Luyệt tập 3

*) Tầm quan trọng: Năng lực kinh doanh của chủ thể kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Câu hỏi 4: Em hãy cho biết những biểu hiện dưới đây là những biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh.

a. Sự khéo léo chủ ng trong giao tiếp, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, giải quyết hài hòa các mối quan hệ trong và ngoài liên quan đến công việc kinh doanh.

b. Biết lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc, giám sát cấp dưới, chuyển giao, chia sẻ quyền lực cho cấp dưới, để đội ngũ nhân lực phát huy hết hiệu quả, tính sáng tạo trong kinh doanh.

c. Có ý chí bền bỉ cả về thể chất và tinh thần duy trì thái độ lạc quan và dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh, biết tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, vai trò, giá trị khả năng điều kiêhn và các quan hệ xã hội của bản thân

d. Biết tạo sự khác biệt trong ý tưởng kinh doanh, phân tích được cơ hội và thách thức trong công việc kinh doanh của bản thân.

e. Thực hiện trách nhiệm của người kinh doanh với tổ chức, cộng đồng và xã hội.

g. Có kiến thức, kĩ năng về ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh

h. Có chiến lược kinh doanh rõ ràng, biết xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn.

i. Biết đánh giá cơ hội kinh doanh, lựa chọn và chớp cơ hội  kinh doanh.

Hướng dẫn trả lời: 

  • Biểu hiện A. Thể hiện năng lực: thiết lập quan hệ.
  • Biểu hiện B. Thể hiện năng lực: tổ chức, lãnh đạo.
  • Biểu hiện C. Thể hiện năng lực: kiên trì với mục tiêu, nỗ lực hết mình với công việc.
  • Biểu hiện D. Thể hiện năng lực: phân tích và sáng tạo
  • Biểu hiện E. Thể hiện năng lực: thực hiện trách nhiệm với xã hội.
  • Biểu hiện G. Thể hiện năng lực: chuyên môn, nghiệp vụ.
  • Biểu hiện H. Thể hiện năng lực: có tầm nhìn chiến lược.
  • Biểu hiện I. Thể hiện năng lực: nắm bắt cơ hội kinh doanh.

VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy tìm hiểu cơ hội kinh doanh một sản phẩm, dịch vụ mà em cho rằng có thể mang lại lợi nhuận cho các chủ thể sản xuất kinh doanh.

Hướng dẫn trả lời: 

Tham khảo: cơ hội kinh doanh sản phẩm: ống hút thân thiện với môi trường

  • Nhu cầu sử dụng ống hút trên thị trường rất lớn.
  • Xu hướng “tiêu dùng xanh” và ý thức bảo vệ môi trường của người dân Việt Nam được nâng cao.
  • Nguồn cung ứng nguyên liệu dồi dào, đa dạng (giấy, tre, thân cây sậy, bột gạo,…).

Câu 2: Hãy xây dựng một ý tưởng kinh doanh phù hợp với năng lực của bản thân và làm rõ tính vượt trội; tính mới mẻ, độc đáo; tính hữu dụng; tính khả thi và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của mình so với các sản phẩm, dịch vụ đã có trên thị trường.

Hướng dẫn trả lời: 

 Ý tưởng kinh doanh sản phẩm: cây cảnh mini

- Tính vượt trội:

  • Có thể thiết kế thành các tiểu cảnh, phù hợp với từng mục đích, sở thích và yêu cầu khác nhau của khách hàng.
  • Chi phí sản xuất nhỏ, thời gian sản xuất ra sản phẩm ngắn hơn so với mặt hàng cây cảnh thông thường.
  • Có thể kết hợp kinh doanh sản phẩm chính với các sản phẩm phụ trợ khác, như: hạt giống, cây giống, chậu trồng cây mini, các phụ kiện phục vụ việc thiết kế tiểu cảnh,…

- Tính mới mẻ, độc đáo:

  • Giá thành rẻ hơn so với mặt hàng cây cảnh thông thường.
  • Nhỏ, gọn, chiếm ít không gian, linh hoạt trong việc dịch chuyển => phù hợp cho việc trang trí ở nhiều địa điểm, như: bàn học, bàn uống nước, kệ sách,…
  • Đa dạng về loại cây trồng; có thể linh hoạt trong việc thiết kế kiểu dáng,… từ đó phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, như: học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, người dân lao động,…

- Tính hữu dụng:

  • Đáp ứng được nhu cầu chơi cây cảnh của nhiều người.
  • Phù hợp với xu hướng “tiêu dùng xanh” của nhiều người hiện nay.
- Tính khả thi:
  • Chi phí đầu tư không lớn.
  • Bản thân đã có sẵn một số lợi thế nội tại về: kiến thức, kinh nghiệm trồng các loại cây cảnh; có địa bàn để thực hành; có sự hỗ trợ (cả về vốn và kinh nghiệm sản xuất) từ người thân trong gia đình.

- Lợi thế cạnh tranh:

  • Kết hợp bán hàng trực tiếp và bán online.
  • Xung quanh địa bàn đang sinh sống chưa có ai kinh doanh mặt hàng này nên đối thủ cạnh tranh ít.
  • Có thể khai thác và tận dụng tệp khách hàng sẵn có là: các bạn học sinh cùng trường, người dân xung quanh khu phố,…
Tìm kiếm google: Hướng dẫn giải giáo dục kinh tế và pháp luật Bài 7 Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh, sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều, sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều. Hướng dẫn giải Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều

Xem thêm các môn học

Giải kinh tế pháp luật 11 Cánh diều mới

GIÁO DỤC KINH TẾ

CHỦ ĐỀ 1. CẠNH TRANH, CUNG, CẦU TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

CHỦ ĐỀ 4. Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CHỦ ĐỀ 7. QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN

 

Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com