Giải kết nối tri thức khoa học tự nhiên 6 bài 1: Hỗn hợp các chất

Giải chi tiết, cụ thể bài bài 1: Hỗn hợp các chất trang 66 sách sgk khoa học tự nhiên 6 bộ [Kết nối tri thức và cuộc sống]. Đây là bộ sách mới được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới này.

[toc:ul]

Mở đầu

Nước biển có chứa những chất gì mà lại có vị mặn?

Hướng dẫn giải:

Nước biển chứa các chất muối hòa tan làm cho nó có vị mặn. Đó là những loại chất hòa tan như kali nitrat, natri clorua và bicarbonate. Muối được lắng đọng trong đại dương thông qua nhiều cách khác nhau từ hàng tỷ năm trước. Muối được tích lũy đều đặn cho đến khi nước biển gần như bão hòa với hàm lượng muối.

I. Chất tinh khiết và hỗn hợp

1. Khi pha thêm nước vào cốc nước cam, em thấy màu và vị nước cam thay đổi thế nào? Từ đó hãy cho biết: Tính chất hỗn hợp có phụ thuộc vào thành phần không?

2. Hãy kể một số chất tinh khiết và hỗn hợp xung quanh em.

Hướng dẫn giải:

1. Khi pha thêm nước vào cốc nước cam, em thấy màu nước cam nhạt dần, và vị cũng nhạt

Từ đó ta thấy được tính chất hỗn hợp phụ thuộc vào thành phần.

2. Chất tinh khiết: vàng,kim cương, nước cất

    Hỗn hợp: gang, thép, nước đường.

II. Dung dịch

1. Khi hòa tan đường vào nước, đường có bị biến đổi thành chất khác không?

2. Nước muối, giấm ăn, nước giải khát có gas là các dung dịch. Em hãy chỉ ra dung môi và chất tan trong các trường hợp đó.

3. Quan sát hình 1.1 và hãy chỉ ra loại nước nào là hỗn hợp đồng nhất, không đồng nhất?

Hướng dẫn giải:

1. Khi hòa tan đường vào nước đường không bị biến đổi thành chất khác.

2. Nước muối, giấm ăn, nước giải khát có gas là các dung dịch.

Dung môi trong các trường hợp đó là nước, các chất tan là muối, axit amin, đường hóa học, ...

3. Hỗn hợp đồng nhất: nước đường

    Hỗn hợp không đồng nhất: nước cam

III. Huyền phù và nhũ tương

1. Khi hòa muối ăn vào nước, nếu muối không tan hết, bị ắng xuống đáy thì có tạo thành huyền phù không?

2. Kể tên một số nhũ tương và huyền phù xung quanh em.

Hướng dẫn giải:

1. Khi hòa muối ăn vào nước, nếu muối không tan hết, bị ắng xuống đáy thì không tạo thành huyền phù. Vì huyền phù gồm các hạt chất rắn lơ lửng trong lòng chất lỏng.

2. 

  • Huyền phù: bùn trong nước, phù sa trong nước
  • Nhũ tương: hỗn hợp lòng đỏ trứng và lòng trắng trứng, bơ, viên nang cá,...c

IV. Sự hòa tan các chất

1. Nêu một vài ví dụ trong thực tế cho thấy chất rắn, chất lỏng, chất khí tan trong nước.

2. Để hòa tan được nhiều muối ăn hơn, ta phải pha muối vào nước nóng hay nước lạnh? Vì sao?

3. Những ngày trời nóng, cá ở một số ao, hồ hay ngoi lên mặt nước. Vì sao?

Hướng dẫn giải:

1.

  • Một số chất rắn tan được trong nước: đường, muối, viên C sủi,...
  • Một số chất lỏng tan được trong nước: rượu, giấm ăn, ...
  • Một số chất khí tan được trong nước: oxygen, cacbon dioxide, ...

2. Để hòa tan được nhiều muối ăn hơn, ta phải pha muối vào nước nóng. Vì các chắn rắn sẽ tan tốt hơn trong nước nóng.

3. Những ngày trời nóng, cá ở một số ao, hồ hay ngoi lên mặt nước. Vì khác với chất rắn, các chất khí tan ít hơn trong nước nóng, do đó lượng dưỡng khí trong nước ít đi nên cá phải ngoi lên mặt nước để thở.

Tìm kiếm google: Giải KNTT lớp 6, KHTN 6 sách kết nối tri thức, giải KHTN 6 sách mới, bài 1: Hỗn hợp các chất , sách KNTT nxb giáo dục

Xem thêm các môn học

Giải khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com