Giải kết nối tri thức khoa học tự nhiên 6 bài 4: Năng lượng hao phí

Hướng dẫn giải bài 4: Năng lượng hao phí trang 201 sách khoa học tự nhiên 6. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách " Kết nối tri thức và cuộc sống" được nhà xuất bản giáo dục biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

[toc:ul]

Mở đầu

Trong ba cách đun nước ở hình bên, cách đun nào ít hao phí năng lượng nhất? Tại sao?

Trả lời:

Cách đun nước bằng cách dùng ấm điện ít hao phí năng lượng nhất.

Vì gần như toàn bộ năng lượng cung cấp cho ấm sẽ làm nóng nước và sôi. Ở hai cách đun còn lại có nhiều năng lượng bị tổn thất ra bên ngoài môi trường.

I. Năng lượng hữu ích

Trong việc đun sôi nước như hình trên, năng lượng nào là hữu ích, năng lượng nào là hao phí?

Hướng dẫn giải:

Năng lượng làm nóng nước là hữu ích

Năng lượng tổn thất ra bên ngoài môi trường là hao phí.

II. Năng lượng hao phí

1. Hãy tìm ví dụ để minh họa cho nhận định trên.

2. Nêu tình huống (ở gia đình, ở lớp học) cho thấy luôn có năng lượng hao phí xuất hiện trong quá trình sử dụng năng lượng. Xác định nguyên nhân gây ra sự hao phí đó.

3. Năng lượng hao phí khi đi xe đạp.

Quan sát hình 4.1, mô tả một học sinh đang đi xe đạp.

a) Dự đoán xem ở bộ phận nào của xe đạp có thể xảy ra sự hao phí năng lượng nhiều nhất?

b) Dạng năng lượng nào là hữu ích, là hao phí đối với người và xe?

4. Năng lượng hao phí khi ô tô chạy

a) Nêu tên các dạng năng lượng có thể xuất hiện khi ô tô chuyển động trên đường

b) Năng lượng có thể bị hao phí ở các bộ phận nào của ô tô khi nó chuyển động? Những hao phí này ảnh hưởng 

Hướng dẫn giải:

1. Ví dụ: Khi thả quả bóng cao su từ trên cao xuống, sau nhiều lần nảy lên độ cao của nó giảm dần. Vì năng lượng của quả bóng bị hao phí một phần thành nhiệt năng khi quả bóng đập vào đất, một phần truyền cho không khí làm cho các phần tử không khí chuyển động

2. Tình huống cho thấy luôn có năng lượng hao phí:

  • Khi dùng quạt điện, sau một thời gian chiếc quạt nóng lên
  • Khi đá vào quả bóng, quả bóng chuyển động một lúc sẽ dừng lại.
  • Dùng bóng đèn điện để phát sáng, sau một thời gian bóng sẽ nóng lên.

3. a) Bánh xe có thể là bộ phận xảy ra hao phí năng lượng nhiều nhất.

    b) Động năng giúp người và xe chuyển động là có ích, nhiệt năng khi bánh xe tiếp xúc với đường là hao phí.

4. a) Năng lượng xuất hiện khi ô tô chạy trên đường: nhiệt năng, động năng, năng lượng âm, năng lượng ánh sáng.

    b) Năng lượng bị hao phí ở bánh xe và động cơ của xe.

Tìm kiếm google: Giải KNTT lớp 6, KHTN 6 sách kết nối tri thức, giải KHTN 6 sách mới, bài 4: Năng lượng hao phí, sách KNTT nxb giáo dục

Xem thêm các môn học

Giải khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com