Giải kết nối tri thức khoa học tự nhiên 6 bài 9: Bài tập chương I

Giải chi tiết, cụ thể bài 9: Bài tập chương I trang 30 sách sgk khoa học tự nhiên 6 bộ [Kết nối tri thức và cuộc sống]. Đây là bộ sách mới được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới này.

[toc:ul]

I. Sơ đồ kiến thức

II. Bài tập

1. Câu nào sau đây là sai?

A. Khoa học cải tiến các phương tiện giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

B. Khoa học tìm ra các loại thuốc chữa bệnh mới.

C. Khoa học phát minh ra cách nuôi trồng mới.

D. Mọi phát minh khoa học đều có ích.

Hướng dẫn giải:

Câu sai là D. Mọi phát minh khoa học đều có ích.

 
2. Trong sự phát triển của một cái cây

A. chỉ có hiện tượng sinh học.

B. chỉ có hiện tượng sinh học và hóa học.

C. chỉ có hiện tượng sinh học và vật lí.

D. có cả hiện tượng sinh học, hóa học và vật lí.

Hướng dẫn giải:

Chọn D. có cả hiện tượng sinh học, hóa học và vật lí.

 
3. Người thợ may dùng loại thước nào sau đây để đo cho khách hàng?

A. Thước dây có GHĐ 1,5 m, ĐCNN 0,5 cm

B. Thước cuộn có GHĐ 10 m, ĐCNN 1 cm

C. Thước kẻ có GHĐ 30 cm, ĐCNN 0,1 cm

D. Thước gỗ có GHĐ 1 m, ĐCNN 0,5 cm

Hướng dẫn giải:

Chọn B. Thước cuộn có GHĐ 10 m, ĐCNN 1 cm

 
4. Thí nghiệm trong hình dưới đây chứng tỏ điều gì?

Hướng dẫn giải:

Thí nghiệm chứng tỏ cây xanh hấp thụ khí cacbonic và nhả ra khí oxi cung cấp cho sự cháy của cây nến. Do đó cây nến có thể cháy lâu hơn.

 
5. Làm thế nào để đo được độ dày của một tờ giấy chỉ với một thước thẳng?
Hướng dẫn giải:

Ta lấy thật nhiều tờ giấy chồng lên nhau sao cho có thể dùng thước thẳng đo được độ dày.

Dùng thước thẳng đo độ dày của tập giấy vừa được chồng lên đó rồi chia cho số tờ giấy đã dùng.

Khi đó ta được độ dày của một tờ giấy.

6. Trong giờ ngoại khóa, giáo viên yêu cầu em và các bạn trong nhóm xác định đường kính của một chiếc bút chì, đường kính của một sợi dây điện.

- Em hãy đề xuất cách làm.

- Em dùng thước nào, có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu?

- Kết quả đo của em là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

- Cách làm: dùng thước kẹp để xác định đường kính của bút chì, dây điện một cách dễ dàng

- Chọn loại thước có GHĐ 150 mm, ĐCNN 0,02 mm

- Kết quả đo: học sinh tự đo và ghi kết quả.

7. Làm thế nào để xác định được đường kính của quả bóng bàn nếu chỉ được dùng các dụng cụ sau: 2 vỏ bao diêm, 1 băng giấy cỡ 3 cm x 15 cm, 1 thước nhựa dài khoảng 200 mm, chia tới mm?
Hướng dẫn giải:

Ta dùng 2 vỏ bao diêm kẹp quả bóng bàn ở giữa rồi dùng băng dính dính chặt chúng vào, sao cho hai đầu vỏ bao diêm và quả bóng thẳng nhau.

Ta đo khoảng cách bên phía bên trong hai vỏ bao diêm chính là đường kính của quả bóng bàn.

8. Làm thế nào để đo được nhịp tim?

Máu chảy từ tim đến các cơ quan trong cơ thể và trở về tim, qua các mạch máu có dạng ống. Khi em đo mạch của mình, em cảm nhận được nhịp đập của một động mạch.

a) Nhịp tim và nhịp thở của em có tăng, giảm cùng nhau không?

b) Thử điều tra để xem nhịp tim và nhịp thở của em bị ảnh hưởng như thế nào khi tập thể dục.

c) Em sẽ lên kế hoạch thực hiện như thế nào và sẽ thực hiện những phép đo nào?

Hướng dẫn giải:

a) Nhịp tim và nhịp thở của em tăng, giảm cùng nhau.

b) Khi tập thể dục, nhịp tim và nhịp thở đều tăng lên.

Tìm kiếm google: Giải KNTT lớp 6, KHTN 6 sách kết nối tri thức, giải KHTN 6 sách mới, bài 9: Bài tập chương I, sách KNTT nxb giáo dục

Xem thêm các môn học

Giải khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net