Giải kết nối tri thức khoa học tự nhiên 6 bài 3: Oxygen. Không khí

Giải chi tiết, cụ thể bài 3: Oxygen. Không khí trang 42 sách sgk khoa học tự nhiên 6 bộ [Kết nối tri thức và cuộc sống]. Đây là bộ sách mới được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới này.

[toc:ul]

Mở đầu

Em đã biết không khí xung quanh ta cần thiết cho sự sống và sự cháy. Em có thể giải thích tại sao con người phải sử dụng bình dưỡng khí khi lặn dưới nước, khi lên núi cao hoặc khi đi du hành tới Mặt Trăng?

Hướng dẫn giải:

Vì khi lặn dưới nước, khi lên núi cao hoặc khi đi du hành tới Mặt Trăng, những nơi đó không đủ hoặc không có không khí để con người hô hấp do đó cần phải dùng tới bình dưỡng khí.

I. Oxygen trên Trái Đất

Nêu dẫn chứng cho thấy oxygen có trong không khí, trong nước, trong đất.

Hướng dẫn giải:

Oxygen đều có trong không khí, trong nước, trong đất. Vì dù sống trên mặt đất hay nước, hay không khí, mọi động thực vật cần oxygen để tồn tại. Và trong không khí, trong nước và trong đất có rất nhiều động vật sinh sống và phát triển. Trong không khí có: côn trùng, chim, ...; trong nước có các loài cá, rùa, ếch, ...; trong đất có: giun, ấu trùng, ... các sinh vật đó cho thấy ở cả không khí, nước, đất đều có oxygen.

II. Tính chất vật lí và tầm quan trọng của oxygen

1. Ở nhiệt độ phòng, oxygen tồn tại ở thể nào?

2. Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất từng ghi lại được là -89∘C. Khi đó oxygen ở thể khí, lỏng hay rắn.

3. Em có biết rằng oxygen có ở mọi nơi trên Trái Đất.

a) Em có nhìn thấy oxygen không?

b) Cá và nhiều sinh vật sống được trong nước có phải là bằng chứng cho thấy oxygen tan trong nước hay không?

4. Liệt kê các ứng dụng của khí oxygen trong đời sống và trong sản xuất mà em biết.

5. Nêu một số ví dụ cho thấy vai trò của oxygen đối với sự sống và sự cháy.

Hướng dẫn giải:

1. Ở nhiệt độ phòng, oxygen tồn tại ở thể khí.

2. Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất từng ghi lại được là -89C, khi đó oxygen ở thể khí.

3. a) Ta không nhìn thấy khí oxygen.

    b) Cá và nhiều sinh vật sống được trong nước là bằng chứng cho thấy oxygen tan trong nước.

4. Ứng dụng của khí oxygen trong đời sống và trong sản xuất:

+ Được dùng trong y tế để làm chất duy trì hô hấp, hoặc dùng trong các bình lặn của thợ lặn, ngoài ra còn dùng để cung cấp cho phi công trong những trường hợp không khí loãng,...

+ Sử dụng làm chất oxy hóa

+ Dùng làm thuốc nổ

+ Oxi cũng được dùng nhiều trong công nghiệp hóa chất, luyện thép, hàn cắt kim loại (đèn xì axetylen), sản xuất rượu ...

5. Oxygen có vai trò quan trọng trong sự sống và sự cháy:

Trong sự sống:

  • Các loài động, thực vật cần có oxy để duy trì sự sống và phát triển, ...
  • Con người nếu không có oxy để thở cũng không tồn tại được.

Trong sự cháy:

Đốt ngọn nến trong chiếc hộp kín, khi lượng oxy trong hộp hết thì cây nến sẽ tắt dần.

Đốt ngọn nến trong không khí, thì lượng oxy trong không khí sẽ giúp ngọn nến cháy rất lâu.

III. Thành phần của không khí

Khí nào có phần trăm thể tích lớn nhất trong không khí?

Hướng dẫn giải:

Khi nitrogen có phần trăm lớn nhất trong không khí.

 

IV. Vai trò của không khí

1. Nêu vai trò của không khí đối với sự sống

2. Một bạn nói: "Carbon dioxide không là khí độc nhưng có nhiều trong không khí thì không khí cũng bị ô nhiễm, có hại cho sức khỏe". Ý kiến của bạn đó có đúng không?

Hướng dẫn giải:

1. Vai trò của không khí với sự sống:

  • Là thành phần quan trọng trong quá trình hô hấp của con người, động vật, thực vật, ...
  • Giúp điều hòa khí hậu, giúp bề mặt Trái Đất không quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Khí cacbonic trong không khí cần thiết cho quá trình quang hợp của cây xanh.
  • Không khí giúp bảo vệ Trái đất khỏi các thiên thạch rơi từ vũ trụ.

2. Ý kiến của bạn đó không đúng. Vì khí cacbonic có nhiều trong không khí sẽ làm Trái Đất nóng dần lên, chứ không gây hại cho sức khỏe.

V. Sự ô nhiễm không khí

1. Quan sát hình 3.7 và nêu ra các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.

2. Ô nhiễm không khí có tác hại gì với đời sống?

3. Em có thể làm gì để góp phần giảm ô nhiễm không khí?

Hướng dẫn giải:

1. Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí:

- Lượng rác thải con người thải ra môi trường ngày càng nhiều và không được xử lý.

- Cháy rừng làm giảm lượng cây xanh, tạo ra nhiều khói bụi, khí độc hại ra môi trường.

- Khói ô tô chứa nhiều khí thải độc hại thải ra không khí.

- Khói từ các nhà máy chứa nhiều khí độc, cacbonic, ... gây ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, ..

2. Tác hại của ô nhiễm không khí với đời sống:

- Làm giảm tầm nhìn

- Gây biến đổi khí hậu

- Đe dọa sức khỏe, tính mạng của con người và sinh vật, ..

3. Để góp phần giảm ô nhiễm không khí ta có thể:

  • Trồng nhiều cây xanh trong khu mình đang sống
  • Tuyên truyền cho mọi người xung quanh về ý thức bảo vệ không khí
  • Hạn chế đi xe máy, ô tô thay vào đó có thể đi xe đạp hoặc xe bus, ...
Tìm kiếm google: Giải KNTT lớp 6, KHTN 6 sách kết nối tri thức, giải KHTN 6 sách mới, bài 3: Oxygen. Không khí, sách KNTT nxb giáo dục

Xem thêm các môn học

Giải khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com