Giải KHTN 8 sách VNEN bài 27: Phòng chống tai nạn, thương tích

Giải chi tiết, cụ thể KHTN 8 VNEN bài 27: Phòng chống tai nạn, thương tích. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này.

A. Hoạt động khởi động

Câu 1. Em hãy kể tên một số tai nạn, thương tích chúng ta có thể gặp phải trong cuộc sống hằng ngày.

Trả lời:

Một số tai nạn, thương tích chúng ta có thể gặp phải trong cuộc sống hằng ngày:

  • Vết thương chảy máu
  • Gãy xương
  • Đuối nước
  • Điện giật, ...

Câu 2. Em hãy giải thích nghĩa của câu: "Nhà có phúc sinh con biết lội, nhà có tội sinh con hay trèo".

Trả lời:

* Giải thích câu nói:

- Có phúc đẻ con hay lội : nước ta là nước nông nghiệp, cha mẹ có phúc đẻ ra những đứa con siêng năn hay lội đồng, lội ruộng kiếm ăn là nghề sinh nhai chính của nông dân, gia đình sung túc nếu con cái hay ''lội'' là đúng. 

 

- Có tội đẻ con hay trèo : nhà nào vô phúc (có tội) đẻ ra con cái không lo làm ăn mà hay đi chơi, leo trèo cây cao nghịch ngợm đó là nguy cơn té ngã, tai nạn... nên con hay trèo là cha mẹ có ''tội'' (vô phúc) là phải rồi.

Câu 3. Em hãy bình luận (nêu ý kiến của em) về hình ảnh em quan sát được dưới đây.

Giải KHTN 8 sách VNEN bài 27: Phòng chống tai nạn, thương tích

* Thảo luận:

  • Chúng ta cần làm gì để phòng chống tai nạn, thương tích?
  • Các hoạt động chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật và tai nạn, thương tích cho học sinh trong trường học ở nước ta đã có từ bao giờ? Gồm những hoạt động cụ thể nào?

Trả lời:

* Theo em, cả 2 hình ảnh hình 27.2 đều không nên, vi phạm luật giao thông

* Phòng tránh tai nạn, thương tích:

- Để phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, chúng tôi nhận ra rằng: trước tiên cần làm cho trẻ hiểu: tai nạn thương tích là khó tránh khỏi trong cuộc sống hằng ngày; và điều quan trọng là chúng ta đối mặt và xử lý ra sao. Điều đó lại phụ thuộc vào kiến thức và kỹ năng của mỗi người. Do đó, trang bị những kiến thức và kỹ năng phòng tránh và xử lý tai nạn thương tích cho trẻ càng sớm càng tốt…

- Phân biệt, nhận biết những nơi có thể gây nguy hiểm. Biết thận trọng khi chơi với những đồ vật có thể gây nguy hiểm như: cây, gậy, dao, kéo, súng đồ chơi…

- Biết các phòng tránh và xử lý khi bị ngã, chảy máu: học cách xử lý khi bị thương nhẹ, cách sơ cứu khi bị chảy máu, biết cách tìm sự trợ giúp khi xảy ra các tình huống tai nạn.

- Phòng tránh và xử lý khi bị gãy tay, chân: học cách xử lý khi chẳng may bị gãy chân, tay, cách tìm kiếm sự giúp đỡ khi ở nhà một mình, khi đi chơi,khi ở trường học…

- Phòng tránh và xử lý khi bị bỏng: nguyên nhân, hệ quả của tai nạn do bỏng, cách phòng tránh và xử lý khi chẳng may bị bỏng….

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Một số tai nạn, thương tích

- Thảo luận và kể tên các tai nạn, thương tích có thể xảy ra tại các địa điểm sau (bảng 27.1).

STTĐịa điểmTai nạn, thương tích có thể xảy ra
1ở nhà 
2ở trường 
3Hồ bơi 
4trên đường 

* Trả lời câu hỏi:

- Tai nạn là gì? Thương tích là gì?

- Lấy ví dụ trong thực tiễn mà em đã gặp để phân biệt tai nạn với thương tích?

Trả lời:

Bảng 27.1

STTĐịa điểmTai nạn, thương tích có thể xảy ra
1ở nhàvết thương chảy máu, gãy xương, bỏng, điện giật, ngạt hơi,...
2ở trườnggãy xương, điện giật, ngạt hơi,...
3Hồ bơiđuối nước
4trên đườngvết thương chảy máu, gãy xương

* Trả lời câu hỏi:

- Tai nạn là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn do một tác nhân bên ngoài gây nên các tổn thương, thương tích cho cơ thể về thể chất hay tâm hồn của nạn nhân.

- Thương tích là sự tổn thương của cơ thể ở các mức độ khác nhau gây nên bởi tiếp xúc đột ngột với các nguồn năng lượng (có thể là các tác động cơ học, nhiệt, hóa chất, bức xạ ion, chất phóng xạ…) quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu các yếu tố cần thiế cho sự sống như thiết oxy, mất nhiệt.

- Lấy ví dụ trong thực tiễn mà em đã gặp để phân biệt tai nạn với thương tích:

+ Tai nạn: đâm xe

+ Thương tích: gãy xương

2. Nguyên tắc phòng ngừa tai nạn, thương tích

- Thảo luận để mô tả các nguyên tắc phòng tránh tai nạn, thương tích trong một số trường hợp sau (bảng 27.2).

STT

Tình huống

Tai nạn, thương tích có thể gặp phải

1

Ngã

 

2

Bỏng/cháy

 

3

Tham gia giao thông

Đi bộ

 

Đi xe đạp

Đi ô tô, xe bus

4

Ngộc độc

 

5

Bị vật sắc nhọn đâm

 

6

Ngạt thở, hóc nghẹn

 

7

Động vật cắn

 

8

Đuối nước

 

9

Điện giật/ sét đánh

 

 

- Hãy điền tên vào các biển báo trong hình dưới đây:

Giải KHTN 8 sách VNEN bài 27: Phòng chống tai nạn, thương tích

Trả lời:

STT

Tình huống

Tai nạn, thương tích có thể gặp phải

1

Ngã

do trơn trượt, đường gập ghềnh, hư hỏng,..

2

Bỏng/cháy

 để các vật dễ cháy gần bếp, trẻ con nghịch củi lửa, nước sôi,...

3

Tham gia giao thông

Đi bộ

 đi sai làn, đùa nghịch trên đường, đua xe, vượt đèn đỏ,...

 

Đi xe đạp

Đi ô tô, xe bus

4

Ngộc độc

 thực phẩm bẩn, uống nhầm thuốc, ăn uống không hợp lí,..

5

Bị vật sắc nhọn đâm

 đùa nghịch, chơi dưới bếp,..

6

Ngạt thở, hóc nghẹn

 nhét đồ chơi, vật cứng vào tai, mũi, ...

7

Động vật cắn

 vệ sinh nhà cửa không sạch sẽ, chơi trong cái bụi cây không an toàn,..

8

Đuối nước

 không có người lớn bơi cùng, không khởi động trước khi bới,...

9

Điện giật/ sét đánh

 đồ điện hở, thiết bị điện hư hỏng,..

- Chú thích vào hình:

a. chất độc

b. đá lở

c. đường trơn trượt

d. cẩn thận điện giật

e. khu vực hố nước sâu

g. điện cao áp nguy hiểm

3. Cách xử lí khi gặp tai nạn, thương tích

- Thảo luận với các bạn để nêu ra cách xử lí khi gặp một số tình huống sau:

Bảng 27.3.

STTTai nạnCách xử lí
1đứt tay, chảy máu 
2bị bỏng 
3hóc xương 
4tai nạn giao thông 

* Bài tập tình huống: Đánh dấu x vào những đồ dùng cần thiết và giải thích ý nghĩa, mục đích khi mang theo những vật dụng đó.

STTĐồ dùngMục đích, ý nghĩa
1đèn pin 
2áo mưa 
3dây thừng 
4kem chống nắng 
5mũ, ô 
6băng, gạc urgo 
7kem chống mỗi 
8kính chống nắng 
9thuốc tiêu hóa 

Trả lời:

Bảng 27.3.

STTTai nạnCách xử lí
1đứt tay, chảy máuvệ sinh vết thương và cầm máu
2bị bỏngvệ sinh vết thương và phục hồi vết thương
3hóc xươnglấy xương ra khỏi họng
4tai nạn giao thôngsơ cứu và xử lí tùy thuộc vào mức độ thương tích

* Bài tập tình huống: Đánh dấu x vào những đồ dùng cần thiết và giải thích ý nghĩa, mục đích khi mang theo những vật dụng đó.

STTĐồ dùngMục đích, ý nghĩa
1đèn pinsử dụng cho các hoạt động ban đêm trong rừng
2áo mưasử dụng cho các hoạt động nếu trời mưa
3dây thừngleo núi
4kem chống nắngbảo vệ da nếu trời nắng
5mũ, ôbảo vệ da nếu trời nắng, mưa
6băng, gạc urgosơ cứu khi bị thương
7kem chống mỗibảo vệ cơ thể không bị muỗi cắn
8kính chống nắngbảo vệ mắt khi nắng
9thuốc tiêu hóasử dụng nếu gặp tai nạn ngộ độc

C. Hoạt động luyện tập

Bài 1. Em hãy điền Đúng hoặc Sai vào các cách xử lí khi bị bỏng nước sôi trong bảng 27.5 dưới đây.

STTCác cách xử líĐúng/Sai
1dùng nước đá để làm mát vết bòng hoặc ngâm toàn bộ cơ thể vào trong nước sạch 
2che phủ vùng bỏng bằng gạc, vải vô khuẩn nếu có hoặc bằng gạc hay vải sạch 
3rửa vết thương dưới vòi nước lạnh. Để chỗ bỏng dưới vòi nước lạnh đnag chảy từ 15-20 phút hoặc cho đến khi cảm thấy vết bỏng hết đau 
4thao bỏ quần áo ngay khi bị bỏng 
5bôi kem đánh răng lên bề mặt vết bỏng 

Trả lời:

Tất cả các cách xử lí là đúng.

Bài 2. Học kĩ thuật "bơi tự cứu" đơn giản sau để tự cứu mình nếu chẳng may rơi xuống nước.

Giải KHTN 8 sách VNEN bài 27: Phòng chống tai nạn, thương tích

Bài 3. Em cùng các bạn và người thân trong gia đình hãy vẽ một số biển báo nguy hiểm và dán tại một số vị trí trong nhà, trong lớp học, trong trường để giúp các bạn và mọi người phòng tránh các nguy hiểm: đề phòng điện giật, đường trơn, cây đổ,...

Trả lời:

Dựa vào các biển báo ở mục 2 phần trước để vẽ biển báo.

D-E. Hoạt động vận dụng - tìm tòi mở rộng

- Tìm hiểu những tai nạn, thương tích hay xảy ra ở địa phương em. Theo em, làm thế nào để phòng tránh các tai nạn, thương tích đó?

- Viết một đoạn văn khoảng 300-500 từ, chia sẻ vào góc học tập.

Trả lời:

* Một số cách phòng tránh tai nạn thương tích:

- Phòng ngã: Củng cố cơ sở vật chất của trường, cụ thể:

  • Sân trường cần bằng phẳng và không bị trơn trượt.
  • Cửa sổ, hành lang, cầu thang phải có tay vịn, lan can.
  • Bàn ghế hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa ngay.
  • Dụng cụ thể dục thể thao phải chắc chắn, đảm bảo an toàn. 

- Phòng ngừa đánh nhau, bạo lực trong trường học

  • Giáo dục ý thức cho các em không được gây gổ, đánh nhau trong trường.
  • Không cho các em mang đến trường các vật sắc nhọn nguy hiểm như dao, súng cao su và các hung khí…
  • Xây dựng lớp tự quản, đoàn kết.

- Phòng ngừa tai nạn giao thông

  • Trường phải có cổng, hàng rào.
  • Trong giờ ra chơi phải đóng cổng, không cho học sinh chạy ra đường chơi khi trường ở gần đường.
  • Phải có biển báo trường học cho các loại phương tiện cơ giới ở khu vực gần trường học.
  • Hướng dẫn học sinh thực hiện Luật an toàn giao thông.

- Phòng ngừa bỏng, nhiễm độc

  • Phòng học, phòng thí nghiệm và các phòng chức năng khác phải có nội quy hướng dẫn sử dụng an toàn hóa chất, an toàn điện cho các em.
  • Không cho học sinh tới bếp nấu nướng và chỉ ăn ở nhà ăn.

- Phòng ngừa đuối nước

  • Trường gần ao hồ, sông suối phải có hàng rào ngăn cách.
  • Ở vùng lũ, học sinh đi học bằng ghe, thuyền phải đảm bảo an toàn. Giếng, bể nước trong trường phải có nắp đậy an toàn.

- Phòng ngừa điện giật

  • Hệ thống điện trong lớp phải an toàn: không để dây trần, dây điện hở, bảng điện để cao.
  • Dụng cụ điện ở phòng thí nghiệm phải đảm bảo an toàn trước khi cho học sinh thực hành.

-Phòng ngừa ngộ độc thức ăn

  • Nước cho học sinh uống phải đảm bảo vệ sinh. Học sinh không được ăn uống thực phẩm trôi nổi, hàng rong, nhất là hàng rong trước cổng trường vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc do không đảm bảo vệ sinh và không rõ ràng về nguồn gốc của thực phẩm.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải VNEN KHTN 8


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com