Giải KHTN 8 sách VNEN bài 5: Dung dịch

Giải chi tiết, cụ thể KHTN 8 VNEN bài 5: Dung dịch. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này.

A. Hoạt động khởi động

2. Nếu cứ tiếp tục cho thêm muối ăn vào cốc nước trên và khuấy nhẹ thì sẽ xảy ra hiện tượng gì? Tại sao?

Trả lời:

Nếu cứ tiếp tục cho thêm muối ăn vào cốc nước trên và khuấy nhẹ thì sẽ xuất hiện vẩn đục là các hạt muối dư không được hòa tan hết.

Giải thích: Với một lượng nước nhất định chỉ có thể hòa tan tối đa một lượng muối nhất định, nếu lượng muối cho vào vượt quá lượng mối tối đa này, thì nước sẽ không hòa tan hết.

3. Làm thế nào để quá trình hòa tan muối ăn xảy ra nhanh hơn, hòa tan được nhiều muối ăn hơn?

Thực hiện các thí nghiệm sau:

1. Cho một thìa cà phê muối ăn vào cốc nước.

2. Cho một thìa cà phê dầu ăn vào cốc nước.

3. Cho một thìa cà phê dầu ăn vào cốc đựng cồn 960 (xăng).

4. Cho một thìa cà phê tinh thể đồng sunfat vào cốc nước.

5. Cho ba thìa cà phê vào cốc nước

Xác định chất tan, dung môi và dung dịch tạo thành

Trả lời:

* Để quá trình hòa tan muối ăn xảy ra nhanh hơn, hòa tan được nhiều muối ăn hơn:

  • Sử dụng nước nóng hoặc nước ấm.
  • Khuấy đều tay.
  • ...

* Thực hiện thí nghiệm:

Thí nghiệmChất tanDung môiDung dịch
1muối ănnướcdung dịch muối ăn
2Không tạo thành dung dịch
3dầu ăncồndung dịch dầu ăn và cồn
4đồng sunfatnướcdung dịch đồng sunfat
5sữa bộtnướcdung dịch sữa

Chọn từ/ cụm từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.

(chất tan; dung môi; dung dịch)

Chất bị hòa tan trong ...(1)... gọi là ...(2).... Chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành ...(3)... gọi là ...(4).... Hỗn hợp đồng nhất, trong suốt gồm ...(5)... và ...(6)... gọi là ...(7)...

Trả lời:

Chất bị hòa tan trong dung môi gọi là chất tan. Chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch gọi là dung môi. Hỗn hợp đồng nhất, trong suốt gồm chất tandung môi gọi là dung dịch.

2. Dung dịch chưa bão hòa và dung dịch đã bão hòa

II. Độ tan của một chất trong nước

Ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng $20^{o}C$), cứ 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 3,6 gam muối ăn hoặc 20 gam đường.

a) Hãy ghép thông tin ở cột A phù hợp với kết luận ở cột B trong bảng sau:

Cột ACột B

1. Khuấy 200 gam đường vào 100 gam nước tạo thành

2. Cho 3,5 gam muối ăn vào 10 gam nước tạo thành

3. Cho 30 gam đường vào 20 gam nước tạo thành

4. Khuấy 5,4 gam muối ăn vòa 15 gam nước tạo thành

a) dung dịch chưa bão hòa

b) dung dịch đã bão hòa

b) Hãy xác định độ tan trong nước của muối ăn và đường ở $20^{o}C$

Trả lời:

a)

1 - b

2 - a

3 - a

4 - b

b)

  • Độ tan của muối ăn là 36 gam muối ăn/ 100 gam nước.
  • Độ tan của đường là 200 gam đường/ 100 gam nước.

III. Nồng độ dung dịch

1. Nồng độ dung dịch

a) Nồng độ phần trăm của dung dịch

Hoàn thành thông tin bảng sau và đề xuất cách tính nồng độ phần trăm chất tan trong dung dịch.

Dung dịchKhối lượng chất tanKhối lượng dung dịchKhối lượng dung môiNồng độ phần trămCách tính nồng độ phần trăm
Nước muối sinh lí 0,9%     
Giấm ăn (dung dịch axit axetic 5%)     
Fomon (dung dịch fomandehit 37%)     

Hòa tan hết 5 gam muối $Na_{}Cl_{}$ vào 50 gam $H_{2}O_{}$, thu được dung dịch $Na_{}Cl_{}$. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch $Na_{}Cl_{}$ nói trên.

Trả lời:

Dung dịchKhối lượng chất tan (g)Khối lượng dung dịch (g)Khối lượng dung môi (g)Nồng độ phần trăm (%)Cách tính nồng độ phần trăm
Nước muối sinh lí 0,9%0,910099,10,9$\frac{0,9}{100}$ x 100%
Giấm ăn (dung dịch axit axetic 5%)5100955$\frac{5}{100}$ x 100%
Fomon (dung dịch fomandehit 37%)371006337$\frac{37}{100}$ x 100%

= Khối lượng dung dịch là: $5 + 50 = 55 gam$.

- Nồng độ phần trăm là: $\frac{5}{5}× 100% = 9%$

b) Nồng độ mol của dung dịch

Tính nồng độ mol của mỗi dung dịch sau:

  • 1 mol đường trong 2 lít dung dịch đường.
  • 0,6 mol $Cu_{}S_{}O_{4}$ trong 1500 ml dung dịch $Cu_{}S_{}O_{4}$.
  • 11,7 gam muối ăn trong 500 ml dung dịch muối ăn.

Trả lời:

Dung dịchDung dịch đườngDung dịch CuSO4Dung dịch muối ăn
Nồng độ mol$CM_{} = 12 = 0,5mol/l$$CM_{} = \frac{0,61}{1,5} = 0,4mol/l$

Số mol muối ăn là: $n = \frac{11,7}{58,5} = 0,2mol$

$CM_{} = \frac{0,2}{0,5} = 0,4mol/l$

2. Cách pha chế dung dịch

1. Thí nghiệm: Từ muối ăn tinh khiết, nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy pha chế và giải thích cách pha chế để thu được:

  • 100 gam dung dịch muối ăn nồng độ 10%
  • 100 ml dung dịch muối ăn nồng độ 2M

Trả lời:

* Cách pha chế 100 gam dung dịch muối ăn nồng độ 10%

Trong 100 gam dung dich muối ăn nồng độ 10% có 10 gam muối ăn tinh khiết và 90 gam nước

- Bước 1: Cân 10 gam muối tinh khiết và 90 gam nước.

- Bước 2: Đổ lượng muối tinh khiết và nước vừa cân được vào bình sau đó khuấy đều.

- Bước 3: Kiểm tra lại:

Theo cách làm thì khối lượng dung dịch thu được là 100 gam, nồng độ phần trăm của dung dịch muối là: $\frac{10}{100} × 100% = 10%$

* 100 ml dung dịch muối ăn nồng độ 2M

Trong 100 ml dung dịch muối ăn nồng độ 2M có 0,2 mol muối ăn tinh khiết.

Khối lượng muối ăn tinh khiết trong 100ml dung dịch là: $m = 0,2 × 58,5 = 11,7 gam$

- Bước 1: Cân 11,7 gam muối tinh khiết rồi cho vào 1 ca đong có vạch chia độ

- Bước 2: Rót từ từ nước vào ca đong cho đến khi được 100 ml rồi khuấy đều dung dịch.

2. Xác định số liệu để điền vào chỗ trống trong các câu sau đây:

Cách pha chế 100 gam dung dịch muối ăn nồng độ 20%: Cân ...(1)... gam muối ăn cho vào cốc thủy tinh dung tích 100 ml. Cân ...(2)... gam hoặc đong lấy ...(3)... ml nước cất. Rót từ từ nước vào cốc và khuấy đều cho đến khi muối tan hết. Được ...(4)... gam dung dịch muối ăn, nồng độ ...(5)...%.

Trả lời:

Cách pha chế 100 gam dung dịch muối ăn nồng độ 20%: Cân 20 gam muối ăn cho vào cốc thủy tinh dung tích 100 ml. Cân 80 gam hoặc đong lấy 80 ml nước cất. Rót từ từ nước vào cốc và khuấy đều cho đến khi muối tan hết. Được 100 gam dung dịch muối ăn, nồng độ 20%.

C. Hoạt động luyện tập

Bài 1. Hòa tan hết 25,6 gam NaCl trong 75 gam $H_{2}O_{}$ ở  $20^{o}C$ được dung dịch X. Cho biết X là dung dịch bão hòa hay chưa bão hòa. Giải thích. Biết rằng độ tan của NaCl trong nước ở $20^{C}$ là 36 gam.

Trả lời:

Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.

Vậy trong 75 gam nước có số gam chất tan tối đa là: $75 × \frac{36}{100}= 27 gam$

Theo đề bài, ta chỉ hòa tan 25,6 gam $Na_{}Cl_{}$ trong 75 gam nước, do đó dung dịch thu được là dung dịch chưa bão hòa.

Bài 2. 

a) Hòa tan hết 7,18 gam $Na_{}Cl_{}$ vào 20 gam nước ở $20^{o}C$ được dung dịch bão hòa. Xác định độ tan của $Na_{}Cl_{}$ ở nhiệt độ đó

b) Xác định nồng độ phần trăm của dung dịch muối ăn bão hòa (ở $20^{o}C$), biết độ tan của NaCl ở nhiệt độ đó là 36 gam.

Trả lời:

a) Độ tan của muối ăn ở $20^{o}C là: S_{}= 7,18 × \frac{100}{20}= 35,9 gam$

b) Nồng độ phần trăm của dung dịch muối ăn bão hòa là: $C_{} = \frac{36}{100}+ 36 × 100% = 26,5%$

Bài 3. Hòa tan hết 5,72 gam $Na_{2}C_{}O_{3}.10H_{2}O_{}$  (sôđa tinh thể) vào 44, 28 ml nước. Xác định nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.

Trả lời:

Số mol sôđa là: $n = \frac{5,72}{286} = 0,02 mol$

Số mol $Na_{2}C_{}O_{3}$ tinh khiết là: $n = 0,02 mol$.

Nước có khối lượng riêng là 1 nên khối lượng nước là: 44,28 gam.

=> Nồng độ phần trăm của dung dịch là: $C= \frac{0,02 \times 106 }{0,02 \times 106 + 44,28} \times 100%$ = 4,6%

Bài 4. Làm bay hơi 300 gam nước ra khỏi 700 gam dung dịch muối 12% nhận thấy có 5 gam muối tách ra khỏi dung dịch bão hòa. Hãy xác định nồng độ phần trăm của dung dịch muối bão hào trong điều kiện thí nghiệm trên.

Trả lời:

- Khối lượng muối tinh khiết có trong dung dịch 12% là: $m= \frac{700×12}{100}= 84 gam$.

- Khối lượng muối tinh khiết có trong dung dịch bão hòa là: 84 - 5 = 79 gam

- Khối lượng dung dịch bão hòa là: 700 - 300 - 5 = 395 gam

=> Nồng độ phần trăm dung dịch bão hòa là: $C_{} = \frac{79}{395}× 100% = 20%$

Bài 5. 

a) Cần lấy bao nhiêu gam $Na_{}O_{}H_{}$ cho thêm vào 120 gam dung dịch $Na_{}O_{}H_{}$ 20% để thu được dung dịch mới có nồng độ 25%?

b) Tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol của dung dịch thu được sau khi hòa tan 12,5 gam $Cu_{}S_{}O_{4}.5H_{2}O_{}$ vào 87,5 ml nước. Biết thể tích dung dịch thu được bằng thể tích nước.

Trả lời:

a)

Khối lượng $Na_{}O_{}H_{}$ trong dung dịch 20% là: $m = \frac{120×20}{100} = 24 gam$

Gọi khối lượng $Na_{}O_{}H_{}$cần thêm vào là x gam.

* Dung dịch thu được có nồng độ phần trăm là 25%, nên ta có:

$\frac{24 + x}{120 + x} × 100% = 25%$ ⇒ x = 8 gam.

b)

Khối lượng Cu_{}S_{}O_{4} tinh khiết là: $m = \frac{12,5×160}{250} = 8 gam$.

Nồng độ phần trăm của dung dịch là: $C_{}$% $= \frac{8}{87,5+12,5} × 100% = 8%$.

Số mol của $Cu_{}S_{}O_{4}$ tinh khiết là: $n = \frac{8}{160} = 0,05 mol $.

=> Nồng độ mol của dung dịch là: $C_{M} = \frac{0,05}{0,0875} = 0,57 mol$

Bài 6. Đồ thị sau biểu thị sau biểu thị sự phụ thuộc độ tan của các chất X, Y, Z, T theo nhiệt độ 

Giải KHTN 8 sách VNEN bài 5: Dung dịch

a) Chất có độ tan tăng theo nhiệt độ là

A) X, Y, Z

B) Y, Z, T

C) X, Z, T

D) X, Y, T

b) Ở 25^{o}C chất có độ tan lớn nhất là:

A) X

B) Y

C) Z

D) T

c) Chất có độ tan phụ thuộc nhiều nhất vào nhiệt độ là

A) T

B) Z

C) Y

D) X

Trả lời:

a) C

b) D

c) D

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải VNEN KHTN 8


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com