Giải SBT kết nối tri thức toán 10 Bài tập ôn tập cuối năm

Hướng dẫn giải Bài tập ôn tập cuối năm - sách SBT toán tập 2 bộ sách kết nối tri thức mới. Đây là bộ sách được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài 1. Cho các mệnh đề:

P: “Phương trình bậc hai $ax^{2} + bx + c = 0$ có hai nghiệm phân biệt”;

Q: “Phương trình bậc hai $ax^{2} + bx + c = 0$ có biệt thức ∆ = $b^{2} – 4ac > 0$”.

a) Hãy phát biểu các mệnh đề: P ⇒ Q, Q ⇒ P, P ⇔ Q, $\overline{P}=>\overline{Q}$. Xét tính đúng sai của các mệnh đề này.

b) Dùng các khái niệm “điều kiện cần” và “điều kiện đủ” để diễn tả mệnh đề P ⇒ Q.

c) Gọi X là tập hợp các phương trình bậc hai $ax^{2} + bx + c = 0$ có hai nghiệm phân biệt, Y là tập hợp các phương trình bậc hai $ax^{2} + bx + c = 0$ có hệ số a và c trái dấu. Nêu mối quan hệ giữa hai tập hợp X và Y.

Trả lời:

a)

  • Mệnh đề P ⇒ Q: “Nếu phương trình bậc hai $ax^{2} + bx + c = 0$ có hai nghiệm phân biệt thì phương trình bậc hai $ax^{2} + bx + c = 0$ có biệt thức $∆ = b^{2} – 4ac > 0$”. Đây là mệnh đề đúng.
  • Mệnh đề Q ⇒ P: “ Nếu phương trình bậc hai $ax^{2} + bx + c = 0$ có biệt thức $∆ = b^{2} – 4ac > 0$ thì phương trình bậc hai $ax^{2} + bx + c = 0$ có hai nghiệm phân biệt”. Đây là mệnh đề đúng.
  • Mệnh đề P ⇔ Q: “Phương trình bậc hai $ax^{2} + bx + c = 0$ có hai nghiệm phân biệt khi và chỉ khi phương trình bậc hai $ax^{2} + bx + c = 0$ có biệt thức $∆ = b^{2} – 4ac > 0$”. Do P ⇒ Q, Q ⇒ P đều là các mệnh đề đúng nên mệnh đề P ⇔ Q là mệnh đề đúng.
  • Mệnh đề $\overline{P}=>\overline{Q}$

Mệnh đề $\overline{P}$  là mệnh đề phủ định của mệnh đề P và được phát biểu là: “Phương trình bậc hai $ax^{2} + bx + c = 0$ không có hai nghiệm phân biệt”.

Mệnh đề $\overline{Q}$  là mệnh đề phủ định của mệnh đề Q và được phát biểu là: “Phương trình bậc hai $ax^{2} + bx + c = 0$ có biệt thức $∆ = b^{2} – 4ac ≤ 0$”.

Khi đó, ta phát biểu mệnh đề $\overline{P}=>\overline{Q}$ : “Nếu phương trình bậc hai $ax^{2} + bx + c = 0$ không có hai nghiệm phân biệt thì phương trình bậc hai $ax^{2} + bx + c = 0$ có biệt thức $∆ = b^{2} – 4ac ≤ 0$”. Mệnh đề này là mệnh đề đúng.

b)

  • Phương trình bậc hai $ax^{2} + bx + c = 0$ có hai nghiệm phân biệt là điều kiện đủ để phương trình bậc hai $ax^{2} + bx + c = 0$ có biệt thức $∆ = b^{2} – 4ac > 0.$
  • Phương trình bậc hai $ax^{2} + bx + c = 0$ có biệt thức $∆ = b^{2} – 4ac > 0$ là điều kiện cần để phương trình bậc hai $ax^{2} + bx + c = 0$ có hai nghiệm phân biệt.

c) Ta có các phương trình bậc hai $ax^{2} + bx + c = 0$ có hệ số a và c trái dấu thì luôn có hai nghiệm trái dấu, hiển nhiên đây là hai nghiệm phân biệt. Nhưng các phương trình bậc hai $ax^{2} + bx + c = 0$ có hai nghiệm phân biệt thì hai nghiệm này chưa chắc đã trái dấu.

Do đó mọi phần tử của tập hợp Y thì đều là phần tử của tập hợp X.

Vậy Y là tập con của tập hợp X và ta viết Y ⊂ X.

Trả lời: a) Ta xác định miền nghiệm của từng bất phương trình trong hệ đã cho như sau:Bước 1: Trục Oy có phương trình x = 0 và điểm (1; 0) thỏa mãn 1 > 0. Do đó miền nghiệm của bất phương trình x ≥ 0 là nửa mặt phẳng bờ Oy chứa điểm (1; 0) (miền không bị gạch).Bước 2: Trục Ox có phương trình y = 0 và...
Trả lời: a) Parabol có đỉnh là I(1; 4) nên có phương trình dạng $y = a(x – 1)^{2} + 4.$Vì điểm A(2; 3) thuộc parabol nên ta có:$3 = a(2 – 1)^{2} + 4 ⇔ a + 4 = 3 ⇔ a = – 1.$Vậy tam thức bậc hai cần tìm là $f(x) = –(x – 1)^{2}+ 4$ hay $f(x) = – x^{2} + 2x + 3.$Suy ra các hệ...
Trả lời: a) Ta có: g = 9,8 m/s$^{2}$, α = 45°, h = 1 m, v0 = 35 m/s.Do đó, phương trình chuyển động của quả bóng chày là:$y=\frac{-9.8}{2 \times 35^{2} \times cos^{2}45^{\circ} }x^{2}+xtan45 ^{\circ} +1$ hay $y=\frac{-1}{125} x^{2}  + x + 1.$b) Quả bóng chày đạt độ cao lớn nhất...
Trả lời: a) Công thức biểu diễn doanh thu R là:$R(x) = n \times  x = (21 000 – 150x)\times  x = – 150x^{2} + 21 000x$ (nghìn đồng).Hàm số xác định khi x ≥ 0 và n ≥ 0 (số lượng áo phông) ⇔ 21 000 – 150x ≥ 0 ⇔ x ≤ 140.Vậy miền xác định của hàm số R(x) là D = [0; 140].b...
Trả lời: a) Giả sử $y = at^{2} + bt + c$ (a ≠ 0) là hàm số bậc hai mô tả lượng điện thoại di động bán được qua từng năm, trong đó t là số năm tính từ năm 2010.Từ giả thiết ta có (0; 19) là đỉnh của đồ thị hàm số nên b = 0 và c = 19.Điểm (9; 100) thuộc đồ thị hàm số nên ta có: $100 = a \times...
Trả lời: Hàm số đã cho có tập xác định là toàn bộ tập số thực ℝ khi và chỉ khi $x^{2} + 2mx – 2m + 3 ≥ 0$ với mọi x ∈ ℝ.Xét $f(x) = x^{2} + 2mx – 2m + 3$ có $∆' = m^{2} – 1 \times  (– 2m + 3) = m^{2} + 2m – 3$ và a = 1 > 0.Ta có f(x) ≥ 0 với mọi x ∈ ...
Trả lời: a) $\sqrt{3x^{2}-4x+1}=\sqrt{x^{2}-x}$Bình phương hai vế của phương trình đã cho ta được:$3x^{2} – 4x + 1 = x^{2} – x$$⇔ 2x^{2} – 3x + 1 = 0$⇔ x = 1 hoặc x = $\frac{1}{2}$ .Thử lại ta thấy phương trình đã cho có nghiệm duy nhất x = 1.b) $\sqrt{6x^{2}-11x-3}=...
Trả lời: Để lập đội văn nghệ gồm 10 học sinh ở cả ba khối và có nhiều nhất 2 học sinh khối lớp 10, ta thấy có 2 trường hợp: đội văn nghệ có đúng 1 học sinh khối lớp 10 và có đúng 2 học sinh khối lớp 10.Trường hợp 1: Có đúng 1 học sinh khối lớp 10.Số cách chọn 1 học sinh khối lớp 10 trong 5 học sinh khối lớp...
Trả lời: Ta có:  $A_{n}^{2}+2C_{n}^{1}=30$<=> $\frac{n!}{(n-2)!}+2\frac{n!}{1!(n-1)!}=30$<=> $\frac{n(n-1)(n-2)!}{(n-2)!}+2\frac{n(n-1)!}{(n-1)!}=30$⇔ n(n – 1) + 2n = 30⇔ $n^{2} + n – 30 = 0$⇔ n = 5 (thỏa mãn) hoặc n = – 6 (loại).Vậy n = 5.Khi đó ta có: $(3x – 2)^{n}...
Trả lời: a) Nửa chu vi của tam giác ABC là:p = (AB + AC + BC) : 2 = (2 + 3 + 4) : 2 = $\frac{9}{2}$ (đvđd).Diện tích tam giác ABC là: S =  $\sqrt{p(p-AB)(p-AC)(p-BC)}$ (công thức Hê-rông)=  $\sqrt{\frac{9}{2}\times (\frac{9}{2}-2)\times (\frac{9}{2}-3)\times...
Trả lời: a) Ta có: A(3; 4), suy ra $\vec{OA}=(3;4)$, do đó OA =\sqrt{3^{2}+4^{2}}=5$ .B(8; 6), suy ra $\vec{OB}=(8;6)$ , do đó OB = $\sqrt{8^{2}+6^{2}}=10$.b) Do OD là đường phân giác trong của tam giác OAB nên theo tính chất đường phân giác ta có: $\frac{AD}{BD}=\frac{OA}{OB}=\frac...
Trả lời: a) Do P và N lần lượt là trung điểm của AB và AC nên PN là đường trung bình của tam giác ABC, do đó PN // BC.Ta có: $\vec{PN}=(2;-4)$Do đó, một vectơ chỉ phương của đường thẳng BC là $\vec{u_{BC}}=\frac{1}{2}\vec{PN}=\frac{1}{2}(2;-4)=(1;-2)$Mặt khác đường thẳng BC đi qua điểm M(1; 2) (do M là...
Trả lời: a) Do đường tròn (C) tiếp xúc với ∆ nên bán kính của đường tròn (C) bằng:R = d(O, ∆) = $\frac{|3\times 0+4\times 0-25|}{\sqrt{3^{2}+4^{2}}}=\frac{25}{5}=5$Vậy phương trình đường tròn (C) là: $(x – 0)^{2} + (y – 0)^{2}  = 5^{2}$ hay $x^{2} + y^{2} = 25.$b) Vì ∆...
Trả lời: a) Vị trí ban đầu của vật thể ứng với t = 0, suy ra vật thể ở vị trí có tọa độ là A1(4; 0) (do 4cos 0° = 4 và 3sin 0° = 0).Vị trí kết thúc của vật thể ứng với t = 180, suy ra vật thể ở vị trí có tọa độ là A2(– 4; 0) (do 4cos 180° = – 4 và 3sin 180° = 0).b) Vì vật thể có vị trí toạ độ (4cos t°; 3sin...
Trả lời: a) Lượng mưa trung bình cả năm của Đà Nẵng là:$\overline{x}$ =(39,5 + 13,2 + 14,1 + 28,0 + 60,2 + 62,5 + 58,6 + 119,6 + 291,2 + 253,5 + 304,0 + 145,1) : 12 ≈ 115,79.Lượng mưa trung bình cả năm của Hà Nội là:$\overline{x'}$ = (13,0 + 11,9 + 29,2 + 52,5 + 126,3 + 160,1 + 204,0 + 226,2 + 173,8 + 84,8...
Trả lời: Không gian mẫu: Ω = { $\overline{abcd}$; a, b, c, d ∈ {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}}.Theo quy tắc nhân, ta có n(Ω) = 10$^{4}$. (Do có 10 cách chọn mỗi số a, b, c, d).+) Gọi E là biến cố “An trúng giải nhất”. Khi đó E = {0347}, n(E) = 1.Vậy xác suất để An trúng giải nhất là P(E) =...
Trả lời: Không gian mẫu Ω là tập hợp tất cả các tập con có 6 phần tử của tập {1; 2;....; 44; 45}.Do đó, n(Ω) = $C_{45}^{6} $.Gọi E là biến cố: “Bạn Bình trúng giải nhì”.E là tập hợp tất cả các tập con gồm 6 phần tử của tập {1; 2;....; 44; 45} có tính chất:- Bốn phần tử của nó thuộc tập {4; 12; 20...
Tìm kiếm google: Giải SBT toán 10 tập 2 kết nối tri thức, giải vở bài tập toán 10 tập 2 kết nối tri thức, giải BT toán 10 tập 2 Bài tập ôn tập cuối năm

Nội dung khác trong bài

Xem thêm các môn học

Giải SBT toán 10 tập 2 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com