HĐ1. a) Nêu hai ví dụ về số hữu tỉ
b) Nêu 2 ví dụ về số vô tỉ
Trả lời:
a. Ví dụ về số hữu tỉ: $\frac{3}{5}$; -0,6
b. Ví dụ về số vô tỉ: $-\sqrt{3}; \pi $
HĐ2. a) Nêu biểu diễn thập phân của số hữu tỉ.
b) Nêu biểu diễn thập phân của số vô tỉ.
Trả lời:
a. Số hữu tỉ được biểu diễn dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn
b. Số vô tỉ được biểu diễn dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn
HĐ3. Biểu diễn các số hữu tỉ sau trên trục số: $-\frac{1}{2}$; 1; 1,25; $\frac{7}{4}$
Trả lời:
LT1. Tìm số đối của mỗi số sau: $\frac{2}{-9}$; -0,5; $-\sqrt{3}$
Trả lời:
Số đối của $\frac{2}{-9}$ là: $\frac{2}{9}$
Số đối của -0,5 là: 0,5
Số đối của $-\sqrt{3}$ là: $\sqrt{3}$
HĐ5. a) So sánh hai số thập phân sau: -0,617 và -0,614.
b) Nêu quy tắc so sánh 2 số thập phân hữu hạn.
Trả lời:
a. Vì 0,617 > 0,614 nên -0,617 < -0,614
b. Quy tắc so sánh hai số thập phân hữu hạn:
LT2. So sánh 2 số thực sau:
a) 1,(375) và $1\frac{3}{8}$
b) – 1,(27) và -1,272
Trả lời:
a. Ta có:
Mà 1,375375375... > 1,375 => 1,(375) > $1\frac{3}{8}$
b. Ta có: -1,(27) = -1,272727…
Mà 1,272727… > 1,272 => - 1,272727 < -1,272 hay – 1,(27) < -1,272