Giải toán 7 cánh diều bài 8 Đại lượng tỉ lệ nghịch

Giải bài 8: Đại lượng tỉ lệ nghịch - Sách cánh diều toán 7 tập 1. Phần dưới sẽ hướng dẫn giải bài tập và trả lời các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết dễ hiểu. Hy vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

I. Khái niệm

HĐ1. Giả sử một xe ô tô chuyển động đều trên quãng đường AB dài 240 km. Vận tốc v (km/h) và thời gian t (h) của xe ô tô khi đi từ A đến B được liên hệ theo công thức v = $\frac{240}{t}$. Tìm số thích hợp cho trong bảng sau:

Giải toán 7 cánh diều bài 8: Đại lượng tỉ lệ nghịch

Trả lời:

Áp dụng công thức v = $\frac{240}{t}$ ta có bảng sau:

t (h)3456
v (km/h)80604840

LT1. Một công nhân theo kế hoạch cần phải làm 1 000 sản phẩm.

a) Gọi $x$ (h) là thời gian người công nhân đó làm và y là số sản phẩm làm được trong 1 giờ. Viết công thức tính $y$ theo $x$.

b) Hỏi x và y có phải là hai đại lượng tỉ lệ nghịch hay không? Nếu có hãy xác định hệ số tỉ lệ.

c) Tính giá trị của y khi $x = 10; x = 20; x = 25$

Trả lời:

a. Công thức tính $y$ theo $x$ là: $y=\frac{1000}{x}$

b. Vì $x$ và $y$ liên hệ với nhau theo công thức $y=\frac{1000}{x}$ => $x$ và $y$ là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

Hệ số tỉ lệ là: 1000

c. Gía trị của y khi $x$ bằng 10; 20; 25 lần lượt là: 100; 50; 40

II. Tính chất

HĐ2. Cho biết x, y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau:

Giải toán 7 cánh diều bài 8: Đại lượng tỉ lệ nghịch

a) Hãy xác định hệ số tỉ lệ

b) Tìm số thích hợp cho "?" trong bảng trên

c) So sánh các tỉ số: $x_{1}y_{1}; x_{2}y_{2}; x_{3}y_{3}; x_{4}y_{4}$

d. So sánh các tỉ số: $\frac{x_{1}}{x_{2}}$ và $\frac{y_{2}}{y_{1}}$; $\frac{x_{1}}{x_{3}}$ và $\frac{y_{3}}{y_{1}}$; $\frac{x_{3}}{x_{4}}$ và $\frac{y_{4}}{y_{3}}$.

Trả lời:

a. Hệ số tỉ lệ là: $a=x_{1}y_{1}=20.9=180$

b. Hoàn thành bảng:

Giải toán 7 cánh diều bài 8: Đại lượng tỉ lệ nghịch

c. 

$x_{1}y_{1}=20. 9=180$        $x_{2}y_{2}=18.10=180$

$x_{3}y_{3}=15.12=180$       $x_{4}y_{4}= 5. 36=180$

=> Kết luận: $x_{1}y_{1}=x_{2}y_{2}= x_{3}y_{3}= x_{4}y_{4}=180$

d. Ta có:

$\frac{x_{1}}{x_{2}}=\frac{20}{18}=\frac{10}{9}$; $\frac{y_{2}}{y_{1}}= \frac{10}{9}$

=> Kết luận: $\frac{x_{1}}{x_{2}}$ = $\frac{y_{2}}{y_{1}}$

$\frac{x_{1}}{x_{3}}=\frac{20}{15}=\frac{4}{3}$; $\frac{y_{3}}{y_{1}}=\frac{36}{12}=\frac{4}{3}$

=> Kết luận: $\frac{x_{1}}{x_{3}}$ = $\frac{y_{3}}{y_{1}}$

$\frac{x_{3}}{x_{4}}= \frac{15}{5}=3$; $\frac{y_{4}}{y_{3}}= \frac{36}{12}=3$

=> Kết luận: $\frac{x_{3}}{x_{4}}$ = $\frac{y_{4}}{y_{3}}$

LT2. Một ô tô dự định đi từ A đến B trong 6 giờ. Nhưng thực tế ô tô đi với vận tốc gấp $\frac{4}{3}$ vận tốc dự định. Tính thời gian ô tô đã đi?

Trả lời:

Vì $v.t=s$ không đổi nên vận tốc và thời gian ô tô đi là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch.

Áp dụng tính chất 2 đại lượng tỉ lệ nghịch, ta có:

Giải toán 7 cánh diều bài 8: Đại lượng tỉ lệ nghịch

III. Một số bài toán

LT3. Một xưởng may có 56 công nhân dự định hoàn thành một hợp đồng trong 21 ngày. Nhưng bên đặt hàng muốn nhận hàng sớm nên xưởng may cần phải hoàn thành hợp đồng trong 14 ngày. Hỏi xưởng may cần tăng thêm bao nhiêu công nhân? Giả sử năng suất của mỗi công nhân là như nhau.

Trả lời:

Gọi số công nhân cần để hoàn thành hợp đồng trong 14 ngày là $x (x > 0)$

Vì khối lượng công việc không đổi và năng suất của mỗi người là như nhau nên số công nhân và thời gian hoàn thành công việc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên theo tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch, ta có: 

$56 . 21 = x . 14$ => $x =\frac{56.21}{14}=84$

Số công nhân cần tăng thêm là: 84 – 56 = 28 (người)

LT4. Có ba bánh răng a,b,c ăn khớp nhau (Hình 8). Số răng a,b,c theo thứ tự là 12; 24; 18. Cho biết mỗi phút bánh răng a quay được 18 vòng. Tính số vòng quay trong một phút của mỗi bánh răng b và c.

Giải toán 7 cánh diều bài 8: Đại lượng tỉ lệ nghịch

Trả lời:

Vì quãng đường quay được của 3 bánh răng là như nhau nên số răng và số vòng quay được của bánh răng là hai đại lượng tỉ lệ nghịch

Gọi số vòng quay được trong 1 phút của bánh răng b và c lần lượt là $x, y$ (vòng) $(x,y >0)$

Theo tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ nghịch, ta có:

$12. 18 = 24 . x = 18 . y$

Nên $x = 12.18:24 = 9$ (vòng)

       $y = 12.18:18 = 12$ (vòng)

Vậy số vòng quay trong một phút của bánh răng:

  • Bánh răng b là 9 vòng
  • Bánh răng c là 12 vòng
Trả lời: Quan sát bảng giá trị của đại lượng $x, y$ ta thấy: 2 đại lượng có tỉ lệ nghịch với nhau vì 3.32 = 4.24 = 6.16 = 8.12 = 48.2 = 96
Trả lời: a. Hệ số tỉ lệ là: a = x.y = 36.15 = 540b. Công thức tính y theo x là: $y =\frac{a}{x}=\frac{540}{x}$c. Tính giá trị của x:$x = 12 => y = \frac{540}{12} = 45$$x = 18 => y = \frac{540}{18} = 30$$x = 60 => y = \frac{540}{60} = 9$
Trả lời: Gọi thời gian nhóm thợ hoàn thành công việc là $x$ (ngày) $(x > 0)$Vì khối lượng công việc không đổi và năng suất làm việc của mỗi người là như nhau nên số thợ và thời gian hoàn thành công việc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.Theo tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ nghịch, ta có:$35.168 =28.x$ nên $x...
Trả lời: Gọi số hoa mua được là $x$ (bông) $(x∈N∗)$Giả sử giá hoa tước lễ là a thì giá hoa vào dịp lễ là 1,25.aVì số hoa x giá hoa = số tiền mua hoa (không đổi) nên số hoa và giá hoa là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.Theo tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ nghịch, ta có:$10. a = x.1,25.a$ nên $x=\frac{10.a}{1,25.a...
Trả lời: Đổi: 4 phút 36 giây 85 = 276,85 giây       4 phút 38 giây 78 = 278,78 giâyDo quãng đường không đổi nên vận tốc (v) và thời gian (t) là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau.Theo tính chất 2 đại lượng tỉ lệ nghịch, ta có:$\frac{v_{1}}{v_{2}}=\frac{t_{1}}{t_{2}}=\frac{278,78}{276,85...
Trả lời: Gọi t1, v1 lần lượt là thời gian và vận tốc của thế hệ tàu cao tốc đầu tiên       t2, v2 lần lượt là thời gian và vận tốc của cao tốc hiện nayVì quãng đường không đổi nên vận tốc và thời gian là 2 đại lượng tỉ lệ nghịchÁp dụng tính chất 2 đại lượng tỉ lệ...
Trả lời: Vì quãng đường quay được của 2 bánh răng là như nhau nên số răng và số vòng quay được của bánh răng là hai đại lượng tỉ lệ nghịchGọi số răng của bánh răng thứ hai là $x (x >0)$Theo tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ nghịch, ta có:$40.15=x.20$ nên $x=40.15:20=30$ (thỏa mãn)Vậy bánh răng thứ hai có...
Tìm kiếm google: giải toán 7 sách mới, giải toán 7 tập 1 cánh diều, giải sách cánh diều toán 7 tập 1, giải chương 2 toán 7 tập 1 cánh diều, giải bài đại lượng tỉ lệ nghịch

Xem thêm các môn học

Giải toán 7 tập 1 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com