Giải toán 7 cánh diều bài 7 Đại lượng tỉ lệ thuận

Giải bài 7: Đại lượng tỉ lệ thuận - Sách cánh diều toán 7 tập 1. Phần dưới sẽ hướng dẫn giải bài tập và trả lời các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết dễ hiểu. Hy vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

I. Khái niệm

HĐ1. Chiều dài x (m) và khối lượng m (kg) của thanh sắt phi 18 được liên hệ theo công thức m=  2x. Tìm số thích hợp cho ? trong bảng sau:

Trả lời:

Theo công thức m = 2x ta có bảng kết quả sau:

Giải toán 7 cánh diều bài 7: Đại lượng tỉ lệ thuận

LT2. Một ô tô chuyển động đều với vận tốc 65 km/h.

a) Viết công thức tính quãng đường đi được s (km) theo thời gian t (h) của chuyển động.

b) s và t có phải là hai đại lượng tỉ lệ thuận không? Nếu có hãy xác định hệ số tỉ lệ của s đối với t.

c) Tính giá trị của s khi t = 0,5; t = $\frac{3}{2}$; t = 2.

Trả lời:

a. Công thức tính quãng đường đi được theo thời gian: S = v.t = 65.t

b. Vì s và t liên hệ với nhau theo công thức s = 65t => s và t là hai đại lượng tỉ lệ thuận.

    Hệ số tỉ lệ của s đối với t là: 65

c. Giá trị của s khi t = 0,5; t = $\frac{3}{2}$; t = 2 lần lượt là: 32,5; 43,33...; 130.

II. Tính chất

HĐ2. Cho biết x, y là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau:

Giải toán 7 cánh diều bài 7: Đại lượng tỉ lệ thuận

a. Hãy xác định hệ số tỉ lệ của y đối với x

b. So sánh các tỉ số: $\frac{y_{1}}{x_{1}}:\frac{y_{2}}{x_{2}}:\frac{y_{3}}{x_{3}}$

c. So sánh các tỉ số: $\frac{x_{1}}{x_{2}}$ và $\frac{y_{1}}{y_{2}}$ ; $\frac{x_{1}}{x_{3}}$ và $\frac{y_{1}}{y_{3}}$

Trả lời:

a. Vì hai đại lượng x,y tỉ lệ thuận, liên hệ với nhau bởi công thức $y = 3.x$ nên hệ số tỉ lệ $k = 3$

b. Ta có:

  • $\frac{y_{1}}{x_{1}}=\frac{9}{3}=3$
  • $\frac{y_{2}}{x_{2}}=\frac{15}{5}=3$
  • $\frac{y_{3}}{x_{3}}=\frac{21}{7}=3$

=>Kết luận: $\frac{y_{1}}{x_{1}}=\frac{y_{2}}{x_{2}}=\frac{y_{3}}{x_{3}}$

c. So sánh các tỉ số:

Ta có: 

  • $\frac{x_{1}}{x_{2}} = \frac{3}{5}$
  • $\frac{y_{1}}{y_{2}}= \frac{9}{15}=\frac{3}{5}$

=> Kết luận: $\frac{x_{1}}{x_{2}}$ = $\frac{y_{1}}{y_{2}}$

Ta có:

  • $\frac{x_{1}}{x_{3}}= \frac{3}{7}$
  • $\frac{y_{1}}{y_{3}}= \frac{9}{21}=\frac{3}{7}$

=> Kết luận: $\frac{x_{1}}{x_{3}}$ = $\frac{y_{1}}{y_{3}}$

III. Một số bài toán

LT2. Một máy in trong 5 phút in được 120 trang. Hỏi trong 3 phút máy in đó in được bao nhiêu trang?

Trả lời:

Gọi số trang máy in đó in được trong 3 phút là $x (x > 0)$

Vì thời gian in và số trang in được là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên theo tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận, ta có:

$\frac{120}{5}=\frac{X}{3}=>x=\frac{120.3}{5}=72$

=> Trong 3 phút máy đó in được 72 trang.

LT3. Nhà trường phân công ba lớp 7A,7B,7C chăm sóc 54 cây xanh trong trường. Số cây mỗi lớp cần chăm sóc tỉ lệ thuận với số học sinh của lớp. Biết lớp 7A có 40 học sinh, lớp 7B có 32 học sinh, lớp 7C có 36 học sinh. Tính số cây mỗi lớp cần chăm sóc.

Trả lời:

Gọi số cây mỗi lớp cần chăm sóc là x,y,z (x,y,z > 0)

Vì số cây mỗi lớp cần chăm sóc tỉ lệ thuận với số học sinh của lớp nên ta có: $\frac{x}{4}=\frac{y}{32}=\frac{z}{36}$

Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:

$\frac{x}{4}=\frac{y}{32}=\frac{z}{36}= \frac{x+y+z}{40+32+36}=\frac{54}{108}=\frac{1}{2}$

=> $x=40. \frac{1}{2}= 20$; $x=32. \frac{1}{2}= 16$; $z=36. \frac{1}{2}= 18$

Vậy số cây mỗi lớp cần chăm sóc là:

  • 7A chăm sóc 20 cây
  • 7B chăm sóc 16 cây
  • 7C chăm sóc 18 cây
Trả lời: a. Hoàn thành bảng như sau:b. Ta thấy tỉ lệ $\frac{m}{V}$ không đổi nên hai đại lượng m và V tỉ lệ thuận với nhau.c. Xác định hệ số tỉ lệ của m đối với V là: $11,3$   Công thức tính m theo V là: $m = 11,3 . V$
Trả lời: a. Hệ số tỉ lệ của y đối với x: $k_{1}=\frac{6}{4}=\frac{3}{2}$    Công thức tính y theo x: $y=k_{1}.x=\frac{3}{2}.x$b. Hệ số tỉ lệ của x đối với y: $k_{2}=\frac{4}{6}=\frac{2}{3}$    Công thức tính x theo y: $x=k_{2}.y=\frac{2}{3}.y$c. Hoàn thành...
Trả lời: Gọi khối lượng muối có trong 12l nước biển là $x(g) (x >0)$Vì lượng nước biển và lượng muối nó chứa là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên theo tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận, ta có: $\frac{175}{5}=\frac{x}{12}=>x=\frac{175.12}{5}=420$=> Khối lượng muối trong 12l nước biển là 420g.
Trả lời: Gọi thời gian làm xong 1 sản phẩm là $x$ (phút) $(x>0)$Vì thời gian làm và số sản phẩm làm được là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên ta có:$\frac{12}{27}=\frac{x}{45}=>x=\frac{12.45}{27}=20$Vậy thời gian làm xong 1 sản phẩm là: 20 phút
Trả lời: Đổi 250 g = 0,25 kgGọi khối lượng đường phèn và thể tích mật ong cần là $x$ ( kg) , $y$ (lít) $(x,y > 0)$Vì khối lượng chanh và đường phèn là hai đại lượng tỉ lệ thuận; khối lượng chanh và thể tích mật ong là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên theo tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận,...
Trả lời: a) Số km cô Hạnh đi được trên đường đô thị: 65 : 13,9 . 100 ≈ 468 (km)    Số km cô Hạnh đi được trên đường hỗn hợp: 65 : 9,9 . 100 ≈ 657 (km)    Số km cô Hạnh đi được trên đường cao tốc: 65 : 7,5 . 100 ≈ 867 (km)b) Để đi quãng đường 400 km...
Tìm kiếm google: giải toán 7 sách mới, giải toán 7 tập 1 cánh diều, giải sách cánh diều toán 7 tập 1, giải chương 2 toán 7 tập 1 cánh diều, giải bài đại lượng tỉ lệ thuận

Xem thêm các môn học

Giải toán 7 tập 1 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com