Nhân vật ông giáo trong truyện ngắn này là người như thế nào? Có quan hệ như thế nào với lão Hạc?

Nhân vật ông giáo trong truyện ngắn này là người như thế nào? Có quan hệ như thế nào với lão Hạc?

Câu trả lời:

Xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, nhân vật ông giáo giúp người đọc hiểu rõ hơn về con người lão Hạc. Hai tiếng "ông giáo" đã khẳng định vị thế của một con người giữa làng quê trước năm 1945 "nhiều,chữ nghĩa, nhiều lí luận, người ta kiêng nể". Ông giáo là một con người chăm chỉ, ham mê, sống vì một lí tưởng đẹp với bao mộng tưởng. Song, con người "nhiều chữ nghĩa'' ấy lại nghèo, cái nghèo vẫn đeo đẳng ổng giáo mãi, "ông giáo khổ trường tư"

Ông giáo là một trí thức có trái tim nhân hậu rất đáng quý. Ông là chỗ dựa tinh thần, là niềm an ủi, tin cậy của lão Hạc. Ông giáo là nơi để lão Hạc san sẻ bao nỗi đau, nỗi buồn. Nhờ đọc hộ một lá thư, nhờ viết hộ một lá thư cho đứa con trai đi phu đồn điền. Tâm sự về mảnh vườn và chuyện đứa con trai "phần chí" không lấy được vợ. San sẻ về nỗi đau buồn sau khi bán cậu Vàng cho thằng Mục, thằng Xiên,... Có lúc là một điếu thuốc lào, một bát nước chè xanh, một củ khoai lang... "Lúc tắt lửa tối đèn có nhau". Ông giáo đã đồng cảm, đã thương xót, đã san sẻ với lão Hạc với tất cả tình người. Ai đã từng là độc giả của Nam Cao, chắc sẽ không bao giờ quên mẩu đối thoại này:

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net