Nhận xét giá trị nghệ thuật của bài thơ ông Đồ

Nhận xét giá trị nghệ thuật của bài thơ ông Đồ

Câu trả lời:

Giá trị nội dung: Bài thơ đề cập đến vấn đề có tính vĩnh cửu và khá phổ biến: số phận của con người trong sự thay đổi của cuộc đời. Hơn thế nữa, vấn đề đó lại được gắn chặt với niềm tiếc thương một nét đẹp văn hóa dân tộc càng khiến cho cảm xúc bài thơ trở nên sâu lắng hơn.

Giá trị nghệ thuật của bài thơ ông Đồ:

  • Bài thơ viết theo thể ngũ ngôn trường thiên:  Lời lẽ dung dị, không có gì tân kì. Những hình ảnh thơ gợi cảm, sinh động và nhuốm đầy tâm trạng.
  • Kết cấu đối lập đặc sắc, đầu cuối tương ứng rất chặt chẽ: Cũng là thời gian ngày áp tết, cũng là không gian mùa xuân, cũng vẫn là hoa đào nở. Nhưng hình ảnh ông đồ cứ nhạt nhòa dần. Cuối cùng thì không thấy hình ảnh ông đồ nữa.
  • Ngôn ngữ dung dị trong sáng, giàu xúc cảm

Dù được ra đời trong phong trào Thơ mới, nhưng bài thơ ông Đồ thoát khỏi hai xu hướng cảm xúc chính thời bấy giờ là tình yêu và thiên nhiên. Trong lúc các nhà thơ lãng mạn chìm đắm trong cái tôi cá nhân, muốn vẽ nên hiện thực mà họ muốn có hay say sưa trong mộng ảo thì Vũ Đình Liên – một trí thức Tây học lại bất chợt nhận ra “cái di tích tiều tuỵ, đáng thương của một thời”. Ông đồ chính là hình ảnh cuối cùng của nền Nho học đã từng tồn tại trong suốt một ngàn năm phong kiến Việt Nam.

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com