Sự đối lập của hình ảnh ông đồ ở bốn khổ thơ đầu đã phản ánh điều gì trong đời sống văn hoá của dân tộc?

Sự đối lập của hình ảnh ông đồ ở bốn khổ thơ đầu đã phản ánh điều gì trong đời sống văn hoá của dân tộc?

Câu trả lời:

Sự đối lập của hình ảnh ông đồ ở bốn khổ thơ đầu:

Hai khổ thơ đầu:

  • Hình ảnh ông đồ viết chữ cho ngày tết là một hình ảnh đẹp. Ông xuất hiện cùng với “hoa đào”, “mực tàu”, “giấy đỏ”. Ông đem lại niềm vui cho nhiều người khi viết những câu đối tết. Bao nhiêu người nhờ ông, tấm tắc khen ngợi tài viết chữ của ông.
  • Với “mực tàu giấy đỏ”, những câu đối Tết… ông đồ là hình ảnh quen thuộc, không thể thiếu trong bức tranh toàn cảnh mùa xuân, khi Nho học còn thịnh hành: “Mỗi năm … lại thấy”. Không gian xung quanh gợi vẻ ấm cúng thiên liêng, đó là không gian của hoa đào nở tươi mới, của mực tàu sóng sánh, của giấy hồng điều giản dị… Vài ba nét phác họa đơn sơ, chân dung ông đồ già hiện lên với tất cả vẻ đẹp thanh tao cao khiết…
  • Ông đồ như hòa vào, góp vào sắc màu rực rỡ, không khí rộng ràng của phố phường đón Tết. Mực tàu, giấy đỏ của ông như hòa vào màu thắm của hoa đào nở, sự có mặt của ông đã thu hút bao nhiêu người. Bao nhiêu người tìm đến ông thuê viết chữ, hơn thế, để thưởng thức sự tài hoa, để ái mộ tâm lực của ông. 

Khổ thơ 3 + 4:

  • Vẫn diễn tả hình ảnh ông đồ trong không gian ấy, thời gian tết đến xuân về nhưng không khí đã có điểm khác biệt: trở nên vắng vẻ qua từng năm, và dần dần không còn ai thuê ông đồ viết chữ như trước nữa.
  • Nếu trươc là “Bao nhiêu người thuê viết” thì nay “Người thuê viết nay đâu”. Ông đồ bị đẩy ra ngoài lề xã hội, rơi vào quên lãng. Bởi một thị hiếu thẩm mĩ đã chết một phong tục văn hóa vị bỏ quên, bởi một thời đại đã đổi thay, bởi người đời vô tình vô cảm. 
  • Giấy cũng buồn, mực cũng sầu theo. Ông đồ vẫn ngồi ở vị trí đó, nhưng có vẻ như người ta không ai nhận ra ông, không ai chú ý đến ông nữa, ông gần như bị lãng quên. Ông đồ ngồi đấy, như một pho tượng, bên trang giấy bị phủ lá vàng. Mắt buồn rầu, ngơ ngát nhìn qua màn mưa bụi phủ mờ dòng người qua đường…

=> Sự đối lập hai cảnh ngộ của ông đồ đã gợi lên bóng dáng tiêu điều của một nền học thuật, của một truyền thống văn hóa khi đối chạm với nền văn hóa hiện đại tư sản phương Tây. Chính sự tương phản giữa hai cảnh tượng đó gợi cho người đọc nỗi ngậm ngùi xót thương cho tình cảnh ông đồ, ông đang bị gạt ra rìa cuộc sống, ông đang bị lãng quên cùng với những gì gắn với chữ Hán, với tâm lí chuộng thú chơi câu đối một thời.

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com