CHỦ ĐỀ 2: ACID - BASE - pH - OXIDE- MUỐI
BÀI 8. ACID
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Acid là phân tử khi tan trong nước phân li ra:
- OH-
- H+
- Ca2+
- Cl-
Câu 2: Dung dịch acid đổi màu quỳ tím sang
- Xanh
- Trắng
- Đỏ
- Đen
Câu 3: Công thức hóa học của sulfuric acid là
- H2SO3
- H2CO3
- HCl
- H2SO4.
Câu 4: Công thức hóa học của hydrochloric acid là
- H2SO3
- H2CO3
- HCl
- H2SO4.
Câu 5: Công thức của acetic acid là
- HCOOH
- CH3COOH
- C2H5COOH
- C3H6COOH
Câu 6: Trong các dãy sau đâu không phải dãy chứa tất cả là acid?
- HCl, H2SO4, H2CO3, NaOH
- HF, HI, HBr, K2CO3, H2CO3
- HNO3, HCl, H2CO3, HF
- CH3COONa, C2H5OH, HCOOH
Câu 7: Sản phẩm của muối một số kim loại khi tác dụng với dung dịch acid là
- Muối và khí hydrogen.
- Muối và nước.
- Nước và khí hydrogen.
- Kim loại mới và acid mới.
Câu 8: Khí cho một mảnh iron (Fe) vào hydrochloric acid, ta thật sủi bọt khí. Đó là khí gì?
- Carbon dioxide.
Câu 9: Đâu không phải ứng dụng của sulfuric acid?
- Sản xuất phẩm nhuộm.
- Sản xuất giấy, tơ sợi.
- Sản xuất chất dẻo.
- Sản xuất thực phẩm.
Câu 10: Ứng dụng nhiều nhất của hydrochloric acid là:
- Tẩy gỉ thép, tổng hợp chất hữu cơ, xử lý pH bể bơi
- Chất tẩy rửa tổng hợp, chất chống oxi hóa
- Thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng
- Các loại chất dẻo, đồ gia dụng.
2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Để pha loãng H2SO4 đặc, ta phải
- Đổ thật nhanh acid vào nước rồi khuấy đều.
- Đổ từ từ acid vào nước rồi khuấy đều.
- Đổ từ từ nước vào acid rồi khuấy đều.
- Đổ thật nhanh nước vào acid rồi khuấy đều.
Câu 2: Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
- Fe, Cu, Mg.
- Zn, Fe, Cu.
- Zn, Fe, Al.
- Fe, Zn, Ag
Câu 3: Để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4 loãng. Ta dùng một kim loại là
- Mg
- Ba
- Cu
- Zn
Câu 4: Cho 5,6 g iron tác dụng với hydrochloric acid dư, sau phản ứng khối lượng khí hydrogen thu được là
- 0,2 gam
- 0,1 gam
- 0,01 gam
- 0,05 gam
Câu 5: Trung hoà 200g dung dịch hydrochloric acid 3,65% bằng dung dịch potassium hydroxide (KOH) 1M . Thể tích dung dịch potassium hydroxide cần dùng là
- 100 ml
- 300 ml
- 400 ml
- 200 ml
Câu 6: Trung hoà 100 ml dung dịch sulfuric acid 1M bằng V (ml) dung dịch sodium hydroxide 1M. V là:
- 50 ml
- 200 ml
- 300 ml
- 400 ml
Câu 7: Cho các nhận định sau:
- Acetic acid có ứng dụng trong sản xuất sợi poly, sơn, dược phẩm, thực phẩm.
- Acetic acid có trong giấm ăn với nồng độ 30 - 40%
- Acetic acid có vị ngọt đặc trưng
- Acetic acid là một acid hữu cơ có rất nhiều ứng dụng.
- Acetic acid là chất lỏng không màu
Số nhận định đúng khi nói về acetic acid là
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 8: Vì sao có thể loại bỏ chất cặn bã trong dụng cụ đun nước bằng cách dùng giấm ăn hoặc chanh?
- Vì trong giấm ăn và chanh có tính acid tác dụng loại bỏ các chất cặn bã đó.
- Vì giấm ăn và chanh có tính kiềm nên tẩy rửa rất tốt
- Vì giấm ăn và chanh có tác dụng khử khuẩn
- Vì giấm ăn và chanh tăng hoạt hóa của nước khiễn nước có thể tác dụng với các chất cặn bã.
Câu 9: Trong cơ thể người hydrochloric acid có mặt ở cơ quan nào?
- Não
- Xương
- Dạ dày
- Ruột non.
Câu 10: Phương trình hóa học khi cho dung dịch HCl tác dụng với kim loại Al là
- Al + HCl → AlCl3 + H2
- Al + HCl → AlCl2 + H2
- Al + HCl → AlCl3 + H2O
- Al + HCl → AlCl2 + H2O
3. VẬN DỤNG ( 5 CÂU)
Câu 1: Để hoà tan vừa hết 4,48 gam Fe phải dùng bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và H2SO4 0,75M?
- 70 ml.
- 80 ml.
- 90 ml.
- 100 ml.
Câu 2: Lấy 200 ml dung dịch BaCl2 0,6M tác dụng với 400 ml dung dịch H2SO4 0,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
- 30,4 gam
- 25,8 gam
- 27,96 gam
- 29,25 gam
Câu 3: Hoà tan 12,1 g hỗn hợp bột kim loại Zn và Fe cần 400ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng hỗn hợp muối thu được sau phản ứng là
- 26,3 gam
- 40,5 gam
- 19,2 gam
- 22,8 gam
Câu 4: Cho các kim loại được ghi bằng các chữ cái: A, B, C, D tác dụng riêng biệt với dung dịch HCl. Hiện tượng quan sát được ghi trong bảng dưới đây:
Kim loại | Tác dụng của dung dịch HCl |
A | Giải phóng hydrogen chậm |
B | Giải phóng hidrogen nhanh, dung dịch nóng dần |
C | Không có hiện tượng gì xảy ra |
D | Giải phóng hydrogen rất nhanh, dung dịch nóng lên |
Theo em nếu sắp xếp 4 kim loại trên theo chiều hoạt động hoá học giảm dần, thì cách sắp xếp nào đúng trong các cách sắp xếp sau:
- D, B, A, C.
- C, B, A, D.
- A, B, C, D.
- B, A, D, C.
Câu 5: Cho 1,08 gam kim loại Z vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Lọc dung dịch, đem cô cạn thu được 6,84 gam một muối khan duy nhất. Vậy kim loại Z là:
- Niken
- Calcium
- Aluminium
- Iron
4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1: Hòa tan 7g hỗn hợp 3 kim loại Al, Fe, Cu trong dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau khi kết thúc phản ứng, thấy trong bình phản ứng còn 1,5g chất rắn và thu được 4,48 lit H2 (đktc). Tính % khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu ?
- 60%
- 40%
- 38,57%
- 20%
Câu 2: Hòa tan hết 16,8 gam kim loại A hóa trị II trong dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí H2 ở đktc. Kim loại A là
- Fe
- Mg
- Cu
- Zn
Câu 3: Để hòa tan vừa hết 6,72 gam sắt phải dùng bao nhiêu ml hỗn hợp dung dịch HCl 0,2M và H2SO4 0,5M?
- 100 ml
- 150 ml
- 250 ml
- 200 ml