CHỦ ĐỀ 6: NHIỆT
BÀI 25: TRUYỀN NĂNG LƯỢNG NHIỆT
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Dẫn nhiệt là hình thức:
- Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật.
- Nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác.
- Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác.
- Nhiệt năng được bảo toàn.
Câu 2: Bản chất của sự dẫn nhiệt là gì?
- Là sự thay đổi thế năng.
- Là sự truyền động năng của các hạt vật chất khi chúng ta va chạm vào nhau.
- Là sự thay đổi nhiệt độ.
- Là sự thực hiện công.
Câu 3: Đối lưu là:
- Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.
- Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất rắn.
- Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng.
- Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất khí.
Câu 4: Bức xạ nhiệt là:
- Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
- Sự truyền nhiệt qua không khí.
- Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc.
- Sự truyền nhiệt qua chất rắn.
Câu 5: Năng lượng Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng cách nào?
- Bằng sự dẫn nhiệt qua không khí.
- Bằng sự đối lưu.
- Bằng bức xạ nhiệt.
- Bằng một hình thức khác.
Câu 6: Vật nào sau đây hấp thụ nhiệt tốt?
- Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu.
- Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu.
- Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu.
- Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu.
Câu 7: Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào là bức xạ nhiệt?
- Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.
- Đun ước trong ấm.
- Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
- Sự thông khí trong lò.
Câu 8: Vật nào sau đây hấp thụ nhiệt tốt?
- Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu.
- Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu.
- Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu.
- Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu.
Câu 9: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào?
- Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.
- Từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn.
- Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
- Các phương án trên đều đúng.
Câu 10: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng liên quan đến dẫn nhiệt là:
- Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau cầm đầu còn lại ta thấy nóng tay.
- Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi, tay ta có cảm giác nóng lên.
- Khi đun nước trong ấm, nước sẽ nóng dần lên, nếu ta sờ ngón tay vào nước thì tay sẽ ấm lên.
- Các trường hợp trên đều liên quan đến hiện tượng dẫn nhiệt.
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Cho các chất sau đây: gỗ, nước đá, bạc, nhôm. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật tăng dần?
- Gỗ, nước đá, nhôm, bạc.
- Bạc, nhôm, nước đá, gỗ.
- Nước đá, bạc, nhôm, gỗ.
- Nhôm, bạc, nước đá, gỗ.
Câu 2: Tại sao trong chất rắn không xảy ra đối lưu?
- Vì khối lượng riêng của chất rắn thường rất lớn.
- Vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.
- Vì nhiệt độ của chất rắn thường không lớn lắm.
- Vì các phân tử trong chất rắn không chuyển động.
Câu 3: Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?
- Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.
- Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò.
- Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
- Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.
Câu 4: Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng cách nào?
- Sự đối lưu.
- Sự dẫn nhiệt của không khí.
- Sự bức xạ.
- Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt.
Câu 5: Chọn câu trả lời sai:
- Một vật khi hấp thụ bức xạ nhiệt truyền đến thì nhiệt độ của vật sẽ tăng lên.
- Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng.
- Vật lạnh quá thì không thể bức xạ nhiệt.
- Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong chân không.
Câu 6: Chọn nhận xét sai:
- Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng cơ học: lớp nước nóng nổi lên, lớp nước lạnh chìm xuống.
- Trong hiện tượng đối lưu có sự truyền nhiệt lượng từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
- Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng nở vì nhiệt.
- Sự đối lưu xảy ra khi hai vật rắn có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau.
Câu 7: Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?
- Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.
- Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò.
- Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
- Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.
Câu 8: Chọn câu trả lời đúng. Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng cách nào?
- Sự đối lưu.
- Sự dẫn nhiệt của không khí.
- Bức xạ nhiệt
- Cả 3 đáp án trên
Câu 9: Chọn câu trả lời đúng. Trong những ngày rét sờ vào kim loại ta thấy lạnh. Hình thức truyền nhiệt đã xảy ra là:
- Sự đối lưu.
- Sự bức xạ.
- Cả truyền nhiệt, bức xạ nhiệt và đối lưu cùng xảy ra đồng thời.
- Truyền nhiệt.
Câu 10: Chọn câu sai:
- Chất khí đậm đặc dẫn nhiệt tốt hơn chất khí loãng.
- Sự truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt chủ yếu xảy ra trong chất rắn.
- Bản chất của sự dẫn nhiệt trong chất khí, chất lỏng và chất rắn nói chung là giống nhau.
- Khả năng dẫn nhiệt của tất cả các chất rắn là như nhau.
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Ở xứ lạnh tại sao người ta thường làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính? Chọn câu trả lời đúng nhất?
- Đề phòng lớp này vỡ thì còn có lớp khác.
- Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà.
- Để tăng thêm bề dày của kính.
- Để tránh gió lạnh thổi vào nhà.
Câu 2: Giải thích vì sao mùa đông áo bông giữ ấm được cơ thể?
- Vì bông xốp bên trong áo bông có chứa không khí mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài.
- Sợi bông dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự truyền nhiệt từ khí lạnh bên ngoài vào cơ thể.
- Áo bông truyền cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn áo thường.
- Khi ta vận động các sợi bông cọ xát vào nhau làm tăng nhiệt độ bên trong áo bông.
Câu 3: Một bàn gỗ và một bàn nhôm có cùng nhiệt độ. Khi sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ. Tại sao?
- Ta nhận nhiệt lượng từ bàn nhôm ít hơn từ bàn gỗ.
- Tay ta làm tăng nhiệt độ của hai bàn nhưng nhiệt độ của bàn nhôm tăng ít hơn.
- Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta mất nhiệt lượng nhiều hơn khi ta sờ tay vào bàn gỗ.
- Tay ta làm nhiệt độ bàn nhôm giảm xuống và làm nhiệt độ bàn gỗ tăng thêm.
Câu 4: Tại sao khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn?
- Vì nhôm mỏng hơn.
- Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.
- Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn.
- Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn.
Câu 5: Một ống nghiệm đựng đầy nước, cần đốt nóng ống ở vị trí nào của ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn?
- Đốt ở giữa ống.
- Đốt ở miệng ống.
- Đốt ở đáy ống.
- Đốt ở vị trí nào cũng được
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao vì:
- ống khói cao có tác dụng tạo ra sự truyền nhiệt tốt.
- ống khói cao có tác dụng tạo ra sự bức xạ nhiệt tốt.
- ống khói cao có tác dụng tạo ra sự đối lưu tốt.
- ống khói cao có tác dụng tạo ra sự dẫn nhiệt tốt.
Câu 2: Để tay lên một hòn gạch đã được nung nóng thấy nóng hơn để tay bên cạnh hòn gạch đó vì
- cả sự đối lưu, sự bức xạ nhiệt, sự dẫn nhiệt từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn để bên cạnh.
- sự đối lưu từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn để bên cạnh.
- sự bức xạ nhiệt từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn để bên cạnh.
- sự dẫn nhiệt từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn để bên cạnh.