Phiếu trắc nghiệm Vật lí 8 cánh diều Bài 24: Năng lượng nhiệt

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 24: Năng lượng nhiệt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 6: NHIỆT

BÀI 24: NĂNG LƯỢNG NHIỆT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Năng lượng nhiệt là:

  1. Năng lượng vật có được do chuyển động nhiệt
  2. Năng lượng vật có tự sinh ra
  3. Năng lượng vật có được do chuyển động
  4. Đáp án khác

Câu 2: Nội năng của một vật là:

  1. Tổng động năng và thế năng của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật.
  2. Là thế năng đàn hồi
  3. Là động năng của vật
  4. Đáp án khác

Câu 3: Khi một vật được làm nóng, các phân tử, nguyên tử của vật chuyển động nhanh lên và nội năng của vật sẽ:

  1. Không thay đổi
  2. Giảm
  3. Tăng
  4. Đáp án khác

Câu 4: Nhiệt độ của vật càng cao, chuyển động hỗn loạn của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật càng:

  1. Chậm
  2. Nhanh
  3. Không đổi
  4. Vừa tăng vừa giảm

Câu 5: Giữa các phân tử, nguyên tử có lực hút và lực đẩy được gọi là:

  1. Lực đẩy
  2. Lực hút
  3. Lực tương tác phân tử, nguyên tử
  4. Lực phản chiếu

Câu 6: Nhiệt năng của một vật là

  1. Tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
  2. Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
  3. Hiệu thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
  4. Hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu 7: Nhiệt lượng là

  1. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
  2. Phần nhiệt năng mà vật nhận trong quá trình truyền nhiệt.
  3. Phần nhiệt năng mà vật mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
  4. Phần cơ năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình thực hiện công.

Câu 8: Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào?

  1. Khối lượng.
  2. Trọng lượng riêng.
  3. Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất.
  4. Khối lượng và vận tốc của vật.

Câu 9: Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào?

  1. Khối lượng.
  2. Vận tốc của vật.
  3. Khối lượng và chất làm vật.
  4. Khối lượng và vận tốc của vật.

Câu 10: Nhiệt do ngọn nến tỏa ra theo hướng nào?

  1. Hướng từ dưới lên.
  2. Hướng từ trên xuống.
  3. Hướng sang ngang.
  4. Theo mọi hướng.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ:

  1. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng nhỏ.
  2. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
  3. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng lớn.
  4. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

Câu 2: Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng:

  1. Từ cơ năng sang nhiệt năng.
  2. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.
  3. Từ cơ năng sang cơ năng.
  4. Từ nhiệt năng sang cơ năng.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của vật?

  1. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.
  2. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh thì cũng đều có nhiệt năng.
  3. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.
  4. Chỉ những vật trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.

Câu 4: Chọn câu sai trong những câu sau:

  1. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.
  2. Khi vật truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì nhiệt năng của nó giảm đi.
  3. Nếu vật vừa nhận công, vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của nó tăng lên.
  4. Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt năng của vật.

Câu 5: Trong các vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)?

  1. Chiếc bàn đứng yên trên sàn nhà.
  2. Chiếc lá đang rơi.
  3. Một người đứng trên tầng ba của tòa nhà.
  4. Quả bóng đang bay trên cao.

Câu 6: Trong các vật sau, vật nào không có động năng?

  1. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn.
  2. Hòn bi lăn trên sàn nhà.
  3. Máy bay đang bay.
  4. Viên đạn đang bay.

Câu 7: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng? Chọn mốc thế năng tại mặt đất.

  1. Một máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay.
  2. Một ô tô đang đỗ trong bến xe.
  3. Một máy bay đang bay trên cao.
  4. Một ô tô đang chuyển động trên đường.

Câu 8: Tìm phát biểu sai.

  1. Nội năng là một dạng năng lượng nên có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác
  2. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.
  3. Nội năng chính là nhiệt lượng của vật.
  4. Nội năng của vật có thể tăng hoặc giảm.

Câu 9: Tìm phát biểu sai.

  1. Tác động lên hệ một công có thể làm thay đổi cả tổng động năng chuyển động nhiệt của các hạt tạo nên vật và thế năng tương tác giữa chúng.
  2. Nội năng của một hệ nhất định phải có thế năng tương tác giữa các hạt tạo nên hệ.
  3. Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được
  4. Trong quá trình đẳng nhiệt, độ tăng nội năng của hệ bằng nhiệt lượng mà hệ nhận được

Câu 10: Trường hợp làm biến đổi nội năng không do thực hiện công là?

  1. Đun nóng nước bằng bếp.
  2. Một viên bi bằng thép rơi xuống đất mềm.
  3. Nén khí trong xilanh.
  4. Cọ xát hai vật vào nhau.

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Một vật có nhiệt năng 200J, sau khi nung nóng nhiệt năng của nó là 400J. Hỏi nhiệt lượng mà vật nhận được là bao nhiêu?

  1. 600 J
  2. 200 J
  3. 100 J
  4. 400 J

Câu 2: Một quả bóng khối lượng 200 g rơi từ độ cao 15 m xuống sân và nảy lên được 10 m. Độ biến thiên nội năng của quả bóng bằng (lấy g = 10 m/s2)

  1. 10 J
  2. 20 J
  3. 15 J.
  4. 25 J

Câu 3: Từ độ cao h người ta ném một viên bi lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu là v0. Khi viên bi rời khỏi tay người ném, cơ năng của viên bi có ở dạng nào? Chọn mốc thế năng hấp dẫn tại mặt đất.

  1. Chỉ có động năng.
  2. Chỉ có thế năng.
  3. Có cả động năng và thế năng.
  4. Không có cơ năng.

 

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Một lò xo treo vật m1 thì dãn một đoạn x1, cùng lò xo ấy khi treo vật m2 thì dãn đoạn x2. Biết khối lượng m1 < m2. Cơ năng của lò xo ở dạng nào? Sự so sánh cơ năng của lò xo ở hai trường hợp như thế nào là đúng trong các cách sau:

  1. Cơ năng của lò xo ở dạng thế năng hấp dẫn. Trường hợp thứ nhất có cơ năng nhỏ hơn.
  2. Cơ năng của lò xo ở dạng thế năng đàn hồi. Hai trường hợp có cơ năng bằng nhau.
  3. Cơ năng của lò xo ở dạng thế năng đàn hồi. Trường hợp thứ nhất có cơ năng nhỏ hơn.
  4. Cơ năng của lò xo ở dạng thế năng hấp dẫn. Hai trường hợp có cơ năng bằng nhau.

Câu 2: Một vật được ném lên theo phương xiên góc với phương ngang từ vị trí A, rơi xuống đất tại vị trí D. Tại vị trí nào vật có thế năng lớn nhất ?

  1. Vị trí A.
  2. Vị trí B.
  3. Vị trí C.
  4. Vị trí D.

 

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm khoa học tự nhiên 8 cánh diều, bộ trắc nghiệm KHTN 8 cánh diều, trắc nghiệm vật lí 8 cánh diều Bài 24: Năng lượng nhiệt

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm KHTN 8 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net