Phiếu trắc nghiệm Sinh học 8 cánh diều Bài 43: Khái quát về Sinh quyển và các khu sinh học

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 43: Khái quát về Sinh quyển và các khu sinh học. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 9: SINH QUYỂN

BÀI 43: KHÁI QUÁT VỀ SINH QUYỂN VÀ CÁC KHU SINH HỌC

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Đặc điểm của hệ sinh thái đứng là

  1. Vùng nước nông: có các loài thực vật có rễ bám trong bùn, động vật đáy.
  2. Vùng nước sâu vừa: có sinh vật phù du.
  3. Vùng nước sâu: có các động vật thích nghi với bóng tối.
  4. Tất cả đáp án trên.

Câu 2: Đặc điểm: “Phân chia theo chiều thẳng đứng: tầng mặt có nhiều sinh vật nổi, tầng giữa có nhiều động vật tự bơi và tầng đáy có các động vật đáy.” Thuộc khu sinh học dưới nước nào

  1. Hệ sinh thái đứng
  2. Hệ sinh thái nước chảy
  3. Hệ sinh thái biển
  4. Không xác định được

Câu 3: Đặc điểm của khu sinh học trên cạn đồng rêu đới lạnh là

  1. Khí hậu vùng cực quanh năm băng giá, thời kì trời quang đãng và ấm áp rất ngắn
  2. Thực vật chiếm ưu thế là các loài sống nơi ẩm ướt và lạnh như rêu, địa y,…
  3. Động vật có các loài gấu trắng bắc cực, chim cánh cụt, tuần lộc, hươu,… và côn trùng
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Đặc điểm “Động vật thích nghi với đời sống ở tuyết như thỏ tuyết, linh miêu, chó sói, gấu,…” thuộc khu sinh thái trên cạn nào?

  1. Đồng rêu đới lạnh
  2. Rừng lá kim phương bắc
  3. Rừng rụng lá theo mùa ôn đới
  4. Thảo nguyên

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng với sinh quyển?

  1. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn.
  2. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất.
  3. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất.
  4. Ranh giới trùng hợp với toàn bộ lớp vỏ địa lí.

Câu 6: Sinh quyển là một quyển của Trái Đất có

  1. toàn bộ thực vật sinh sống.
  2. tất cả sinh vật, thổ nhưỡng.
  3. toàn bộ sinh vật sinh sống.
  4. thực, động vật; vi sinh vật.

Câu 7: Giới hạn của sinh quyển bao gồm

  1. phần thấp của khí quyển, toàn bộ thuỷ quyển và phần trên của thạch quyển.
  2. phần thấp tầng đối lưu, toàn bộ thuỷ quyển và thổ nhưỡng quyển.
  3. phần trên tầng đối lưu, phần dưới của tầng bình lưu và toàn bộ thuỷ quyển.
  4. phần thấp tầng đối lưu, phần trên tầng bình lưu, đại dương và đất liền.

Câu 8: Nhận định nào sau đây đúng nhất với sinh quyển?

  1. Sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.
  2. Thực vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.
  3. Động vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.
  4. Vi sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.

Câu 9: Khu sinh học chủ yếu là

  1. Khu sinh học trên cạn
  2. Khu sinh học nước ngọt
  3. Khu sinh học biển
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 10: Đây là khu sinh học nào?

  1. Khu sinh học trên cạn
  2. Khu sinh học nước ngọt
  3. Khu sinh học biển
  4. Khu sinh học thủy sinh

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc vào môi trường đới lạnh?

  1. Thảo nguyên.
  2. Đài nguyên.
  3. Rừng lá rộng.
  4. Rừng lá kim.

Câu 2: Nối tên khu sinh thái trên cạn tương ứng với đặc điểm của nó

1. Đồng rêu đới lạnh

a. Khí hậu nóng và ẩm quanh năm, lượng mưa hằng năm cao

2. Rừng lá kim phương bắc

b. Thực vật chủ yếu là cây bụi chịu hạn tốt như xương rồng, cỏ lạc đà, ngải,…

3. Rừng rựng lá theo mùa ôn đới

c. Động vật chủ yếu là các loài như linh dưỡng, ngựa vằn, hươu cao cổ, đà điểu, sư tử, báo,…

4. Thảo nguyên

d. Động vật có các loài gấu trắng bắc cực, chim cánh cụt, tuần lộc, …

5. Savan

e. Thực vật chủ yếu là các loài cây lá kim như tùng, bách, thông,..

6. Sa mạc và hoang mạc

f. Khí hậu ấm áp về mùa hè và lạnh vào mùa đông

7. Rừng nhiệt đới

g. Khí hậu ôn đới có mùa hạ tương đối nóng nhưng sang mùa đông thì lạnh, đồi khi có tuyết rơi

  1. 1 – d, 2 - e, 3 - f, 4 - g, 5 - c, 6 - b, 7 – a.
  2. 1 – a, 2 - e, 3 - d, 4 - g, 5 - c, 6 - b, 7 – f.
  3. 1 – e, 2 - b, 3 - f, 4 - g, 5 - c, 6 - d, 7 – a.
  4. 1 – d, 2 - f, 3 - a, 4 - g, 5 - c, 6 - b, 7 – e.

Câu 3: Kiểu thảm thực vật nào sau đây không thuộc vào môi trường đới ôn hoà?

  1. Đài nguyên.
  2. Rừng lá rộng.
  3. Rừng lá kim.
  4. Thảo nguyên.

 

Câu 4: Các sinh vật cùng sống trong môi trường có mối quan hệ với nhau thể hiện qua

  1. chuỗi thức ăn - lưới thức ăn và nơi cư trú.
  2. lưới thức ăn, nơi ở và điều kiện sinh thái.
  3. nơi ở, môi trường sinh thái và nguồn dinh dưỡng.
  4. chuỗi thức ăn - lưới thức ăn và nguồn dinh dưỡng.

Câu 5: Kiểu thảm thực vật nào sau đây không thuộc môi trường đới ôn hoà?

  1. Rừng lá rộng.
  2. Rừng lá kim.
  3. Xavan.
  4. Thảo nguyên.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với sinh quyển?

  1. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn.
  2. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất.
  3. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất.
  4. Ranh giới trùng hợp với toàn bộ lớp vỏ địa lí.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng với mối quan hệ giữa động vật và thực vật?

  1. Ở nơi nào động vật phong phú thì thực vật không được phát triển.
  2. Động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt cùng sống một môi trường.
  3. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn.
  4. Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt.

Câu 8: Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc vào môi trường đới ôn hoà?

  1. Rừng xích đạo.
  2. Xavan.
  3. Rừng nhiệt đới ẩm.
  4. Rừng cận nhiệt ẩm.

Câu 9: Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc môi trường đới nóng?

  1. Đài nguyên.
  2. Bán hoang mạc.
  3. Rừng nhiệt đới ẩm.
  4. Rừng hỗn hợp.

 

Câu 10: Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm của sinh quyển?

  1. Sinh vật phân bố không đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.
  2. Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thuỷ quyển và khí quyển.
  3. Chiều dày của sinh quyển tuỳ thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật.
  4. Sinh vật tập trung vào nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài chục mét.

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1: Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển là

  1. làm cho bức xạ nhiệt trên Trái đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ
  2. tăng cường chu trình cacbon trong hệ sinh thái
  3. kích thích quá trình quang hợp của sinh vật sản xuất
  4. làm cho Trái đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai

Câu 2: Nguyên nhân chính dẫn đến giới sinh vật ở hoang mạc kém phát triển là do đâu?

  1. Thiếu nước.
  2. Biên độ nhiệt lớn.
  3. Nhiệt độ cao.
  4. Nhiều lóc xoáy.

Câu 3: Nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật là

  1. độ ẩm.
  2. nơi sống.
  3. thức ăn.
  4. nhiệt độ.

Câu 4: Nhân tố nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phân bố các thảm thực vật trên Trái Đất?

  1. Sinh vật.
  2. Địa hình.
  3. Khí hậu.
  4. Thổ nhưỡng.

Câu 5: Tại sao chúng ta phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước sạch?

  1. Nước đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái toàn cầu.
  2. Nước là nhu cầu không thể thiếu đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng.
  3. Nguồn nước không phải là vô tận, đang bị ô nhiễm và suy giảm nghiêm trọng.
  4. Cả a, b, c.

Câu 6: Các sông, suối, hồ, đầm thuộc loại khi sinh học nào sau đây?

  1. các khu sinh học trên cạn
  2. khu sinh học nước ngọt
  3. khu sinh học nước mặn
  4. cả B và C

Câu 7: Độ cao ảnh hưởng tới sự phân bố các vành đai thực vật thông qua

  1. độ ẩm và lượng mưa.
  2. lượng mưa và gió.
  3. độ ẩm và khí áp.
  4. nhiệt độ và độ ẩm.

Câu 8: Nước là thành phần tham gia vào hầu hết các hoạt động sống của sinh vật, là..........của nhiều loài sinh vật.

  1. thành phần.
  2. điều kiện sống.
  3. môi trường sống.
  4. thức ăn.

Câu 9: Hậu quả của việc gia tăng nồng độ CO2 khí trong khí quyển là

  1. làm cho bức xạ nhiệt trên Trái Đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ.
  2. tăng cường chu trình cacbon trong hệ sinh thái.
  3. kích thích quá trình quan hợp.
  4. làm cho Trái Đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai.

Câu 10: Sự phân chia sinh quyển thành các khu sinh học khác nhau căn cứ vào

  1. đặc điểm khí hậu và mối quan hệ giữa các sinh vật sống trong mỗi khu
  2. đặc điểm địa lí, mối quan hệ giữa các sinh vật sống trong mỗi khu
  3. đặc điểm địa lí, khí hậu
  4. đặc điểm địa lí, khí hậu và các sinh vật sống trong mỗi khu

 --------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm khoa học tự nhiên 8 cánh diều, bộ trắc nghiệm KHTN 8 cánh diều, trắc nghiệm sinh học 8 cánh diều Bài 43: Khái quát về Sinh quyển và các khu sinh học

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm KHTN 8 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net