CHỦ ĐỀ 8: SINH THÁI
BÀI 38: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi
- Giới hạn sinh thái
- Tác động sinh thái
- Khả năng cơ thể
- Sức bền của cơ thể
Câu 2: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
- Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng hẹp
- Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn so với loài sống ở vùng cửa sống
- Cở thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh
- Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái
Câu 3: Có các loại môi trường phổ biến là?
- môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
- môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.
- môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.
- môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn.
Câu 4: Trong tự nhiên, nhân tố sinh thái tác động đến sinh vật
- một cách độc lập với tác động của các nhân tố sinh thái khác
- trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố sinh thái khác
- trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố vô sinh
- trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố hữu sinh
Câu 5: Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng?
- Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật.
- Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, trừ nhân tố con người.
- Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật.
- Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.
Câu 6: Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi
- Chúng là nơi ở của các sinh vật khác.
- Các sinh vật khác có thể đến lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể chúng.
- Cơ thể chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác.
- Cơ thể chúng là nơi sinh sản của các sinh vật khác.
Câu 7: Có mấy nhóm nhân tố sinh thái?
- 2
- 3
- 4
- 5
Câu 8: Giới hạn sinh thái là gì?
- Là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bảo cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt.
- Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái khác nhau.
- Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
- Là khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật.
Câu 9: Trong tự nhiên, nhân tố sinh thái tác động đến sinh vật
- một cách độc lập với tác động của các nhân tố sinh thái khác
- trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố sinh thái khác
- trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố vô sinh
- trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố hữu sinh
Câu 10: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm
- tất cả các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
- đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lí bao quanh sinh vật
- đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các chất hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
- đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật
Câu 11: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái
- vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật
- hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật
- vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật
- hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đén đời sống của sinh vật
Câu 12: Những nhân tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là
- nhân tố hữu sinh
- nhân tố vô sinh
- các bệnh truyền nhiễm
- nước, không khí, độ ẩm, thực vật ưa sáng
Câu 13: Con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt. Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố nào sau đây?
- Nhóm nhân tố vô sinh.
- Nhóm nhân tố hữu sinh.
- Thuộc cả nhóm nhân tố hữu sinh và nhóm nhân tố vô sinh.
- Nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh.
Câu 14: Nhân tố sinh thái là
- Các yếu tố vô sinh hoặc hữu sinh của môi trường.
- Tất cả các yếu tố của môi trường.
- Những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
- Các yếu tố của môi trường ảnh hưởng gián tiếp lên cơ thể sinh vật.
Câu 15: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm
- thực vật, động vật và con người
- vi sinh vật, thực vật, động vật và con người
- thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.
- vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người
2. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1: Những loài động vật nào sau đây có cùng môi trường sống?
- Giun, sán, chấy, rận
- Lơn, gà, chó, cá
- Giun, sâu, bướm, nhuộng
- Diều hâu, chim cú mèo, chim cánh cụt, chim bồ câu
Câu 2: Nhóm sinh vật nào có khả năng chịu đựng cao đối với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường?
- Nhóm sinh vật biến nhiệt.
- Nhóm sinh vật hằng nhiệt.
- Không có nhóm nào cả.
- Cả hai nhóm hằng nhiệt và biến nhiệt.
Câu 3: Những hiểu biết về giới hạn sinh thái của sinh vật có ý nghĩa
- đối với sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập vật nuôi
- ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp
- trong việc giải thích sự phân bố của các sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp
- đối với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất, thuần hóa các giống vật nuôi
Câu 4: Theo khả năng thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau của động vật, người ta chia động vật thành các nhóm nào sau đây?
- Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa khô.
- Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa bóng.
- Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa tối.
- Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa ẩm.
Câu 5: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm
- thay đổi đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu, sinh lí của thực vật, hình thành các nhóm cây ưa sáng, ưa bóng.
- tăng hoặc giảm sự quang hợp của cây
- thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật
- ảnh hưởng tới cấu tạo giải phẫu, sinh sản của cây
Câu 6: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật?
- phát triển thuận lợi nhất.
- có sức sống trung bình.
- có sức sống giảm dần.
- chết hàng loạt.
Câu 7: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
- Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng hẹp
- Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn so với loài sống ở vùng cửa sống
- Cở thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh
- Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái
Câu 8: Cây ưa bóng thường sống nơi nào?
- Nơi ít ánh sáng tán xạ.
- Nơi có độ ẩm cao.
- Nơi ít ánh sáng và ánh sáng tán xạ chiếm chủ yếu.
- Nơi ít ánh sáng tán xạ hoặc dưới tán cây khác.
Câu 9: Vai trò quan trọng nhất của ánh sáng đối với động vật là
- Kiếm mồi.
- Nhận biết các vật.
- Sinh sản.
- Định hướng di chuyển trong không gian.
Câu 10: Cây ưa sáng thường sống nơi nào?
- Nơi nhiều ánh sáng tán xạ.
- Nơi có cường độ chiếu sáng trung bình.
- Nơi quang đãng.
- Nơi khô hạn.
3. VẬN DỤNG (10 câu)
Câu 1: Ở cây xương rồng, lá biến thành gai có tác dụng gì?
- Chống chọi với sự thay đổi nhiệt độ
- Chống chọi với sự thay đổi ánh sáng
- Chống chọi với sự thay đổi độ ẩm
- Hạn chế sự thoát hơi nước
Câu 2: Về mùa đông giá lạnh, các cây xanh ở vùng ôn đới thường rụng nhiều lá có tác dụng gì?
- Tăng diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.
- Làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh.
- Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.
- Hạn sự thoát hơi nước.
Câu 3: Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều loài động vật như thế nào?
- Chỉ hoạt động vào lúc trước mặt trời mọc và lúc hoàng hôn.
- Chủ yếu hoạt động vào ban ngày.
- Chủ yếu hoạt động lúc hoàng hôn hoặc khi trời tối.
- Có loài ưa hoạt động vào ban ngày, có loài ưa hoạt động vào ban đêm, có loài hoạt động vào lúc hoàng hôn hay bình minh.
Câu 4: Vì sao những cây ở bìa rừng thường mọc nghiêng và tán cây lệch về phía có nhiều ánh sáng?
- Do tác động của gió từ một phía.
- Cây nhận ánh sáng không đều từ các phía.
- Do cây nhận được nhiều ánh sáng.
- Do số lượng cây trong rừng tăng, lấn át cây ở bìa rừng.
Câu 5: Khoảng giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi là
- 5,6oC đến 42oC
- Dưới 5,6oC
- Trên 42oC
- Không xác định được
Câu 6: Khi chuyển những sinh vật đang sống trong bóng râm ra sống nơi có cường độ chiếu sáng cao hơn thì khả năng sống của chúng như thế nào?
- Vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.
- Khả năng sống bị giảm sau đó không phát triển bình thường.
- Khả năng sống bị giảm, nhiều khi bị chết.
- Không thể sống được.
Câu 7: Vì sao nhân tố con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng?
- Vì con người có tư duy, có lao động.
- Vì con người tiến hoá nhất so với các loài động vật khác.
- Vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên lại vừa cải tạo thiên nhiên.
- Vì con người có khả năng làm chủ thiên nhiên.
Câu 8: Ánh sáng có tác động trực tiếp đến hoạt động sinh lí nào của cây xanh?
- Hô hẩp.
- Quang hợp.
- Phân chia tế bào.
- Cả A. B và C.
Câu 9: Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta trồng xen các loại cây theo trình tự sau
- Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau.
- Trồng đồng thời nhiều loại cây.
- Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau.
- Tuỳ theo mùa mà trồng cây ưa sáng hoặc cây ưa bóng trước.
Câu 10: Nếu ánh sáng tác động vào cây xanh từ một phía nhất định, sau một thời gian cây mọc như thế nào?
- Cây vẫn mọc thẳng.
- Ngọn cây sẽ mọc cong về phía có nguồn sáng.
- Cây luôn quay về phía mặt trời.
- Ngọn cây rũ xuống.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Tầng Cutin dày trên bề mặt lá của các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới có tác dụng gì?
- Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.
- Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá.
- Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ lá cây.
- Tăng sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.
--------------- Còn tiếp ---------------