Trắc nghiệm sinh học 8 cánh diều bài 28: hệ vận động ở người

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh hoc 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 28: hệ vận động ở người Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 7: CƠ THỂ NGƯỜI

BÀI 28: HỆ VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI

A. TRẮC NGHIỆM

 

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Hệ vận động gồm

A. Xương

B. Khớp

C. Cơ vân

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Thành phần hóa học của xương người gồm

A. nước, chất hữu cơ và chất vô cơ

B. protein, lipid và saccharide

C. muối calcium, muối phosphate

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Chất hữu cơ trong xương gồm

A. các muối của kim loại kiềm

B. protein, lipid và saccharide

C. muối calcium, muối phosphate

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Chất vô cơ trong xương gồm

A. các muối của kim loại kiềm

B. protein, lipid và saccharide

C. muối calcium, muối phosphate

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Khi thực hiện sơ cứu gãy xương cần thực hiện mấy bước

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 6: Chức năng của cột sống là

A. Bảo vệ tim, phổi và các cơ quan phía bên trong khoang bụng

B. Giúp cơ thể đứng thẳng, gắn xương sườn với xương ức thành lồng ngực

C. Giúp cơ thể đứng thẳng và lao động

D. Bảo đảm cho cơ thể được vận động dễ dàng

Câu 7: Bắp cơ vân có hình dạng như thế nào?

A. Hình cầu      

B. Hình trụ

C. Hình đĩa      

D. Hình thoi

Câu 8: Thành phần cấu tạo của xương

A. Chủ yếu là chất hữu cơ

B. Chủ yếu là chất vô cơ

C. Chất hữu cơ và chất vô cơ có tỉ lệ chất hữu cơ không đổi

D. Chất hữu cơ và chất vô cơ có tỉ lệ chất hữu cơ thay đổi theo độ tuổi

Câu 9: Thứ tự các bước sơ cứu gãy xương tay là

(1) Dùng khăn vải làm dây đeo vào cổ để đỡ cẳng tay treo trước ngực, cẳng tay vuông góc với cánh tay.

(2) Đặt hai nẹp vào hai phía của cẳng tay, nẹp dài từ khuỷu tay tới cổ tay, đồng thời lót bông/gạc y tế hoặc miếng vải sạch vào phía trong nẹp.

(3) Đặt tay bị gãy vào sát thân nạn nhân.

(4) Dùng dây vải rộng bản/băng y tế buộc cố định nẹp.

A. (1) – (2) – (3) – (4)

B. (3) – (2) – (4) – (1)

C. (1) – (2) – (4) – (3)

D. (1) – (3) – (4) – (2)

Câu 10: Đâu không phải ý nghĩa của luyện tập thể dục, thể thao là

A. Kích thích tăng chiều dài và chu vi của xương

B. Cơ bắp nở nang và rắn chắc

C. Tăng cường sự dẻo dai của cơ thể

D. Giết thời gian

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Gãy xương có biểu hiện nào?

A. Sưng

B. Đau nhức

C. Khó hoặc không cử động được

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Xương ở vùng nào liên kết với nhau bằng khớp bán động nên có thể cử động ở mức độ nhất định và bảo vệ tủy sống?

A. Hộp sọ

B. Cột sống

C. Đầu gối

D. Đùi

Câu 3: Tơ cơ có khả năng thay đổi gì?

A. Sự co, dãn của bắp cơ

B. Chiều dài và đường kính cuả bắp cơ

C. Tính đàn hồi của bắp cơ

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Đâu là điều không đúng khi nói về sự phối hợp hoạt động của cơ – xương – khớp?
A. Nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh, cơ co dãn, phối hợp cùng sự hoạt động của các khớp làm xương chuyển động.

B. Sự sắp xếp của xương, khớp, cơ hình thành nên cấu trúc có dạng đòn bẩy.

C. Khớp hình thành nên điểm tựa.

D. Sự co cơ tạo nên lực kéo hạn chế xương di chuyển

Câu 5: Điều nào không đúng khi tập luyện thể dục, thể thao?

A. Vận động càng mạnh càng tốt

B. Sử dụng trang phục phù hợp khi tập

C. Bổ sung nước hợp lí

D. Khởi động kĩ trước khi tập

Câu 6: Đâu là lý do gây bệnh loãng xương

A. Thiếu calcium và vitamin D

B. Thay đổi hormone

C. Tuổi cao

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 7: Chất hữu cơ trong xương giúp xương có

A. tính đàn hồi

B. tính rắn chắc

C. tính dẻo

D. tính cứng

Câu 8: Chất vô cơ trong xương giúp xương có

A. tính đàn hồi

B. tính rắn chắc

C. tính dẻo

D. tính cứng

Câu 9: Xương nào có chức năng bảo vệ?

A. Xương dẹt của hộp sọ

B. Xương ngắn của cổ tay

C. Xương đùi

D. Xương sườn

Câu 10: Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của xương được thể hiện ở

A. Thành phần hóa học

B. Hình dạng

C. Cấu trúc của xương

D. Tất cả các đáp án trên

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1: Nhiễm khuẩn khi bị tổn thương trên da gây nên bệnh nào?

A. Viêm khớp

B. Viêm cơ

C. Bong gân

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Để phòng các bệnh về hệ vận động cần

(1) duy trì chế độ ăn đủ chất và cân đối

(2) bổ sung vitamin và các khoáng chất thiết yếu

(3) mang vật nặng một bên

(4) tắm nắng

(5) ngồi gập lưng viết bài

(6) điều chỉnh cân nặng phù hợp

Số ý đúng là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 3: Thành phần hóa học của xương động vật cũng tương tự như xương người. Thực hiện thí nghiệm với ba chiếc xương đùi ếch như sau:

Xương 1: Để nguyên.

Xương 2: Ngâm trong dung dịch HCl 10% khoảng 15 phút.

Xương 3. Đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi không còn khói bay lên.

Tiến hành thí nghiệm, sau đó uốn cong xương, thấy xương nào có thể uốn cong?

A. Xương 1

B. Xương 2

C. Xương 3

D. Không xương nào

Câu 4: Thành phần hóa học của xương động vật cũng tương tự như xương người. Thực hiện thí nghiệm với ba chiếc xương đùi ếch như sau:

Xương 1: Để nguyên.

Xương 2: Ngâm trong dung dịch HCl 10% khoảng 15 phút.

Xương 3. Đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi không còn khói bay lên.

Tiến hành thí nghiệm, sau đó bóp nhẹ đầu xương, thấy xương nào bị vỡ vụn?

A. Xương 1

B. Xương 2

C. Xương 3

D. Không xương nào

Câu 5: Xương trẻ nhỏ khi gãy thì mau liền hơn vì 

A. Thành phần hữu cơ nhiều hơn vô cơ

B. Thành phần hữu cơ ít hơn vô cơ

C. Chưa có thành phần vô cơ

D. Chưa có thành phần hữu cơ

Câu 6: Sự khác biệt trong hình thái, cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Tư thế đứng thẳng và quá trình lao động

B. Sống trên mặt đất và cấu tạo của bộ não

C. Tư thế đứng thẳng và cấu tạo của bộ não

D. Sống trên mặt đất và quá trình lao động

Câu 7: Để chống vẹo cột sống, cần phải làm gì? 

A. Khi ngồi phải ngay ngắn, không nghiêng vẹo

B. Mang vác về một bên liên tục

C. Mang vác quá sức chịu đựng

D. Cả ba đáp án trên

Câu 8: Cơ vận động lưỡi của con người phát triển hơn các loài thú là do chúng ta có khả năng

A. nuốt.      

B. viết.

C. nói.      

D. nhai.

Câu 9: Để tăng cường khả năng sinh công của cơ và giúp cơ làm việc dẻo dai, chúng ta cần lưu ý điều gì?

A. Tắm nóng, tắm lạnh theo lộ trình phù hợp để tăng cường sức chịu đựng của cơ

B. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao

C. Lao động vừa sức

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 10: Khi bị mỏi cơ, chúng ta cần làm gì?

A. Nghỉ ngơi hoặc thay đổi trạng thái cơ thể

B. Xoa bóp tại vùng cơ bị mỏi để tăng cường lưu thông máu

C. Cả A và B

D. Uống nhiều nước lọc

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Hiện tượng uốn cong hình chữ S của xương cột sống ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào?

A. Giúp giảm thiểu nguy cơ rạn nứt các xương lân cận khi di chuyển

B. Giúp phân tán lực đi các hướng, giảm xóc và sang chấn vùng đầu

C. Giúp giảm áp lực của xương cột sống lên vùng ngực và cổ

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Trong cơ thể người, năng lượng cung cấp cho hoạt động co cơ chủ yếu đến từ đâu?

A. Từ sự oxi hóa các chất dinh dưỡng

B. Từ quá trình khử các hợp chất hữu cơ

C. Từ sự tổng hợp vitamin và muối khoáng

D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 3: Biên độ co cơ có mối tương quan như thế nào với khối lượng của vật cần di chuyển?

A. Biên độ co cơ chỉ phụ thuộc vào khối lượng của vật cần di chuyển mà không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác

B. Biên độ co cơ không phụ thuộc vào khối lượng của vật cần di chuyển

C. Biên độ co cơ tỉ lệ thuận với khối lượng của vật cần di chuyển

D. Biên độ co cơ tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật cần di chuyển

 

Đáp án trắc nghiệm

Tìm kiếm google: Trắc nghiệm khoa học tự nhiên 8 cánh diều, bộ trắc nghiệm khoa học tự nhiên 8 cánh diều, trắc nghiệm sinh học 8 cánh diều bài 28: hệ vận động ở người

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm KHTN 8 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net