nước Nam và cho biết: Vì sao bài thơ được gọi là Thơ thần?
Bài làm chi tiết:
Bối cảnh xuất hiện bài Sông núi nước nam : Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta.
Lý do bài thơ được gọi là thơ thần, bởi theo tương truyền trong giai đoạn sục sôi chiến đấu cùng giặc ngoại xâm, Lý Thường Kiệt đã sáng tác nên bài thơ này. Vào đêm khuya thanh vắng, ông đã ở trong đền thờ và cất giọng đọc bài thơ. Giọng hào hùng, hào khí chói lóa khiến quân giặc hoảng loạn. Về sau như lời bài thơ, quân và dân ta đã chiến thắng quân giặc.
hiệp vần ở bản phiên âm).
Bài làm chi tiết:
Nguyên văn bài Nam quốc sơn hà là bài thơ chữ Hán được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: Bốn câu, mỗi câu bảy chữ. Chữ thứ hai của câu 1 là “trắc” niệm với chữ thứ hai của câu 4 cũng là “trắc”, chữ thứ hai của câu 2 là “bằng” niệm với chữ thứ hai của câu 3 cũng là “bằng”. Vần chỉ hiệp theo một vần ở các câu 1, 2 và 4 (cư – thư – hư).
Bài làm chi tiết:
Hai câu đầu: Khẳng định tuyệt đối chủ quyền toàn vẹn, sự độc lập, tự chủ của dân tộc: Nước Nam hoàn toàn có lãnh thổ riêng, đất Nam đã có vua Nam ở. Phân giới lãnh thổ của người Nam đã được quy định rành rành ở sách trời, điều này đã là chân lý không thể chối cãi được.
Các từ ngữ “Nam quốc”, “Nam đế”, “tiệt nhiên", “định phận”, “thiên thư” đóng vai trò : Nhấn mạnh chủ quyền lãnh thổ thuộc về người Nam, đồng thời khẳng định tính chính danh, không thể tranh cãi.
tác giả muốn thể hiện.
Bài làm chi tiết:
Hai câu thơi cuối là lời khẳng định quyết tâm đứng lên bảo vệ dân tộc trước kẻ thù. Tác giả đã khẳng khái chỉ rõ những kẻ đem quân xâm lược nước ta là đang làm trái đạo làm người và trái cả đạo trời. Câu hỏi tu từ đưa ra như một lời chất vấn: “Giặc giữ cớ sao xâm phạm đến đây?” nhằm khẳng định lại một lần nữa chủ quyền quốc gia dân tộc. Cũng như lời cảnh báo rằng những kẻ đi xâm lược đất nước của dân tộc khác đều là đang làm trái với ý trời. Để rồi cuối cùng chúng sẽ phải chịu một kết cục hết sức bi thảm. Kẻ đi cướp nước cuối cùng rồi cũng sẽ bị “đánh cho tơi bời”.
Bài làm chi tiết:
Hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối có bố cục được sắp xếp logic và chặt chẽ, chủ quyền được nêu trước, sau đó là biểu ý quyết tâm để bảo vệ chủ quyền.
Bài làm chi tiết:
Bài Sông núi nước nam đã gợi cho em một niềm tự hào dân tộc cũng như hiểu thêm về lòng yêu nước nồng nàn và sâu sắc có từ ngàn đời của dân tộc ta.
Đối với giới trẻ ngày này, bài thơ là một lời nhắc nhở, động viên cho giới trẻ trong công cuộc kiến thiết đất nước, rằng : Luôn cố gắng phấn đấu, phát huy hết khả năng để xứng đáng với công dựng nước và giữ nước của ông cha ta.
soạn ngữ văn 9 cánh diều tập 1, soạn văn 9 cánh diều bài 1: Sông núi nước Nam (Nam quốc, soạn bài [,,]