Soạn chi tiết Ngữ văn 9 Cánh diều bài 4: Ông lão bên chiếc cầu (Hê-minh-uê)

Hướng dẫn giải chi tiết bài 4: Ông lão bên chiếc cầu (Hê-minh-uê) bộ sách mới Ngữ văn 9 tập 1 cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu 1: Lời đối thoại cho biết các thông tin gì về nhân vật ông lão?

Bài làm chi tiết:

Ông lão đến từ San Carlos, ông nuôi gia súc và là người cuối cùng rời khỏi thị trấn vì chăm sóc những con vật

Câu 2: Điều gì khiến ông lão lo lắng?

Bài làm chi tiết:

Ông lão lo rằng những con vật của ông sẽ không thể tự đi kiếm ăn và không biết điều gì xảy ra với chúng.

Câu 3:  Đây là lời đối thoại hay độc thoại?

Bài làm chi tiết:

Đây là lời độc thoại.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Hãy xác định để tài, bối cảnh, ngôi kể và các nhân vật trong truyện Ông lão bên chiếc cầu..

Bài làm chi tiết:

- Đề tài: Số phận con người và loài vật trong chiến tranh

- Bối cảnh: nội chiến Tây Ban Nha

- Ngôi kể thứ nhất

- Các nhân vật: tôi, ông lão.

Câu 2: Nhân vật ông lão được thể hiện như thế nào trong văn bản? Câu chuyện dự báo điều gì sẽ đến với ông? Vì sao?

Bài làm chi tiết:

- Nhân vật ông lão là một người có chân dung bụi bặm, xám bẩn nhưng ánh lên sau đó là tấm lòng lương thiện sâu sắc dành cho các con vật nuôi của mình.

- Câu chuyện dự báo cái chết có thể đến với ông vì đang xảy ra chiến tranh nhưng ông nhất quyết không chịu đi vì lo cho vật nuôi của mình.

Câu 3: Chi tiết về ngày "Chủ nhật Phục sinh" và "niềm may mắn" của ông lão ở phần cuối tác phẩm tạo ra sự tương phản như thế nào với cảnh ngộ của ông? Qua đó, tác giả muốn gửi gắm điều gì?

Bài làm chi tiết:

Trong tác phẩm "Ông lão bên chiếc cầu" của Hemingway, những chi tiết về "Chủ nhật Phục sinh" và "niềm may mắn" xuất hiện ở phần cuối tác phẩm đã tạo nên sự tương phản mạnh mẽ với cảnh ngộ của ông lão, qua đó thể hiện thông điệp sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm.

Sự xuất hiện của hai chi tiết này vào thời điểm ông lão đang ở trong tình trạng vô cùng bi đát: quê hương bị tàn phá, buộc phải di dời, sống lang thang, cô đơn, càng làm tăng thêm tính đối lập và nhấn mạnh bi kịch của nhân vật.

Về mặt ý nghĩa, "Chủ nhật Phục sinh" tượng trưng cho sự sống lại, niềm hy vọng và niềm tin vào tương lai tươi sáng, trong khi "niềm may mắn" gợi lên những điều tốt đẹp có thể xảy đến với con người. Niềm vui chung của mọi người trong ngày lễ Phục sinh càng khiến cho nỗi buồn riêng của ông lão thêm sâu sắc. Liệu không biết ông có thể may mắn sống xót được không khi chiến tranh đang diễn ra vô cùng khốc liệt.

Câu 4: Hãy chỉ ra và phân tích một số đặc sắc nghệ thuật của truyện (các hình ảnh biểu tượng, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm...).

Bài làm chi tiết:

Cây cầu đại diện cho ranh giới giữa hai phe chiến tranh, đồng thời là nơi sinh sống của ông lão, thể hiện sự bấp bênh, mong manh của cuộc đời ông. Dòng sông tượng trưng cho sự chia cắt, mất mát, đồng thời cũng là dòng chảy của thời gian, gợi lên suy nghĩ về kiếp người ngắn ngủi. Hình ảnh những chú chó, chú mèo tượng trưng cho những kiếp sống yếu ớt, mong manh, cũng như số phận của con người trong chiến tranh. 

Ngôn ngữ đối thoại giữa nhân vật tôi và ông lão cho thấy đặc điểm, tâm trạng và phẩm chất của nhân vật.

Đọc thoại nội tâm: “Đấy là quê hương của lão. Lão hãnh diện và mỉm cười khi có người nhắc đến” cho thấy nội tâm, suy nghĩ của nhân vật về quê hương của mình

Câu 5: Việc tác giả không đặt tên cho nhân vật ông lão trong tác phẩm có ý nghĩa gì?

Bài làm chi tiết:

Việc tác giả không đặt tên cho nhân vật ông lão trong truyện ngắn "Ông lão bên chiếc cầu" mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, góp phần thể hiện nội dung và chủ đề tác phẩm.

Thứ nhất, khái quát hóa số phận: Khi không được gọi tên, ông lão trở thành đại diện cho vô số những con người già yếu, cô đơn, mất nhà cửa và phải chạy trốn khỏi chiến tranh. Họ là những nạn nhân thầm lặng, không có tiếng nói, đại diện cho số phận bi thảm của cả một thế hệ trong thời kỳ tang thương. Việc không xưng hô cụ thể giúp tác giả xoá nhoà ranh giới cá nhân, tạo sự đồng cảm cho tất cả mọi người khi đọc tác phẩm. Mỗi độc giả đều có thể nhìn thấy trong ông lão hình ảnh của những người thân yêu đã mất hoặc những mảnh đời bất hạnh mà họ từng gặp gỡ.

Thứ hai, nhấn mạnh sự cô đơn, lạc lõng: Việc không có tên gọi khiến ông lão trở nên xa lạ, tách biệt với thế giới xung quanh. Điều này càng làm tăng thêm cảm giác cô đơn, lạc lõng của ông, đặc biệt là khi ông phải sống lang thang, không nơi nương tựa. Việc thiếu vắng tên riêng cũng thể hiện sự vô danh, nhỏ bé của ông lão giữa dòng đời rộng lớn. Ông chỉ là một trong vô số những kiếp người bất hạnh bị chiến tranh vùi dập.

Thứ ba, tạo sự ám ảnh, day dứt: Khi không có tên, hình ảnh ông lão trở nên ám ảnh, day dứt hơn trong tâm trí người đọc. Chúng ta không biết tên ông là gì, gia đình ra sao, chỉ biết rằng ông đang phải chịu đựng những đau khổ vô bờ bến. Điều này khiến người đọc phải suy ngẫm về số phận con người trong chiến tranh, về những mất mát, hy sinh mà họ phải gánh chịu.

Câu 6: Truyện gửi đến người đọc thông điệp gì? Theo em, thông điệp đó có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hiện nay?

Bài làm chi tiết:

Câu truyện mang đến cho người đọc một thông điệp về sự tàn khốc của chiến tranh.  Chiến tranh chỉ đem đến mất mát, đau thương. Tuy vậy, con người dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn giữ cho mình một sự lương thiện và tình yêu thương.

Câu chuyện nhắc nhở con người phải biết trân trọng, giữ gìn nền hòa bình trên toàn thế giới.

Tìm kiếm google:

soạn ngữ văn 9 cánh diều tập 1, soạn văn 9 cánh diều bài 4: Ông lão bên chiếc cầu (Hê-minh-uê), soạn bài [,,]

Xem thêm các môn học

Soạn ngữ văn 9 tập 1 Cánh diều mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com