Soạn chi tiết Ngữ văn 9 Cánh diều bài 1: Tự đánh giá Cảnh vui của nhà nghèo (Tản Đà)

Hướng dẫn giải chi tiết bài 1: Tự đánh giá Cảnh vui của nhà nghèo (Tản Đà) bộ sách mới Ngữ văn 9 tập 1 cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

Thực hiện các yêu cầu

Chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):

1. Cảnh vui của nhà nghèo được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn bát cú                                    B. Lục bát biến thể

C. Thất ngôn xen lục ngôn                         D. Song thất lục bát

2. Bài thơ thể hiện tâm trạng chủ yếu nào của nhân vật trữ tình?

A. Xót xa, buồn tủi vì cuộc sống nghèo khổ

B. Lo lắng về chuyện học hành của trẻ em nghèo

C. Vui vì nhà nghèo mà ấm cúng, con cái chăm ngoan

D. Tin tưởng vào sự vươn lên của các gia đình nghèo

3. Nhận xét nào đúng với những câu thơ sau: "Cơm dưa muối khó khăn mới có, / Của không ngon, nhà khó cũng ngon. / Khi vui câu chuyện thêm giòn, / Chồng chồng, vợ vợ, con con một nhà."?

A. Câu song thất tái hiện cuộc sống đạm bạc, câu lục bát thể hiện thái độ vui vẻ, đoàn kết trong gia đình.

B. Câu song thất trình bày nguyên nhân, câu lục bát lí giải kết quả với những điều bất ngờ, khác biệt.

C. Câu song thất miêu tả sự vất vả, câu lục bát bộc lộ những nỗ lực đáng quý của con người.

D. Câu song thất khắc hoạ nỗi buồn với những chạnh lòng, câu lục bát bộc lộ niềm vui đan xen.

4. Phương án nào dưới đây nhận xét đúng về việc sử dụng từ ngữ trong bài thơ?

A. Dùng nhiều điển cố, điển tích phức tạp

B. Ngôn ngữ phóng đại, hài hước

C. Từ ngữ mộc mạc, gần gũi

D. Dùng từ ngữ Hán Việt nhiều hơn thuần Việt

5. Điểm giống nhau giữa bài thơ Khóc Dương Khuê và bài Cảnh vui của nhà nghèo là gì?

A. Cùng viết về niềm vui, nỗi buồn trong lúc khó khăn

B. Cùng viết về tình cảm đáng quý trong gia đình

C. Cùng sử dụng thể thơ song thất lục bát

D. Cùng mở đầu bài thơ bằng câu lục bát

6. Nội dung chính của bài thơ có liên quan gì đến nhan đề Cảnh vui của nhà nghèo?

Bài làm chi tiết:

Bài thơ đã khắc họa một bức tranh sinh động về cuộc sống của một gia đình nghèo khó. Tuy nhiên, vượt lên trên hoàn cảnh đó là tình yêu thương ấm áp, sự gắn kết và niềm tin vào tương lai tươi sáng. Nhan đề bài thơ đã khái quát được nội dung chính của bài thơ. Tuy sống trong cảnh nghèo khó nhưng gia đình nhà thơ vẫn luôn giữ được niềm vui, sự lạc quan và yêu thương nhau. Niềm vui ấy đến từ những điều giản dị, bình thường trong cuộc sống: mâm cơm sum vầy, tiếng cười nói rộn ràng, trò chơi dân gian,...

7. Hãy tìm các từ láy từ dòng 19 đến dòng 28 và cho biết tác dụng của chúng trong đoạn thơ.

Bài làm chi tiết:

Các từ láy: xa xa, quây quần, khó khăn, chồng chồng, vợ vợ, con con, thảnh thơi, chiều chiều, tối tối, mai mai.

Các từ láy trong bài thơ "Cảnh vui nhà nghèo" có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung và hình thức của bài thơ. Chúng góp phần tô đậm hoàn cảnh sống, tâm trạng và niềm tin của tác giả, đồng thời tạo nên nhịp điệu tươi vui của sự quây quần, gắn kết bên nhau.

8. Nhận xét về vần và nhịp của bài thơ.

Bài làm chi tiết:

Bài thơ sử dụng nhịp thơ đa dạng: 3/4, 4/4, 2/2/2,…. khiến cho giọng thơ linh hoạt, sinh động

Cách gieo vần cũng tuân thủ theo quy định của thể thơ song thất lục bát

9. Theo em, cái vui của cảnh nhà nghèo được thể hiện qua bài thơ là gì?

Bài làm chi tiết:

Cái vui của cảnh nhà nghèo được thể hiện qua bài thơ "Cảnh vui của nhà nghèo" là niềm vui từ cuộc sống bình dị, giản đơn, từ tình cảm gia đình gắn bó, yêu thương, từ tinh thần lạc quan, yêu đời và từ sự hòa hợp với thiên nhiên. Niềm vui ấy là nguồn động lực giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.

10. Em thích nhất câu thơ nào trong bài Cảnh vui của nhà nghèo? Vì sao?

Bài làm chi tiết:

Câu thơ em thích nhất là câu “Vui buồn cũng tự người ở thế gian”. Bởi lẽ, nó cho người ta biết rằng việc niềm vui đến từ suy nghĩ, cách sống, cách hành động của mỗi người chứ không phải đến từ bất kỳ điều gì khác. Câu thơ như một triết lý, mách cho con người bí quyết niềm vui của cuộc sống.

Tìm kiếm google:

soạn ngữ văn 9 cánh diều tập 1, soạn văn 9 cánh diều bài 1: Tự đánh giá Cảnh vui của, soạn bài 1: Tự đánh giá Cảnh vui của nhà nghèo (Tản Đà)

Xem thêm các môn học

Soạn ngữ văn 9 tập 1 Cánh diều mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net